Vì sao thu hút FDI của Quảng Ninh chỉ đạt 50% so với kế hoạch?

Thứ năm - 15/12/2022 19:04

Theo Sở KH&ĐT Quảng Ninh, sau 11 tháng năm 2022, các cơ quan ban ngành của tỉnh đã cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 26 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn là hơn 639 triệu USD, đạt 64% so với cùng kỳ và bằng 49,22% so với kế hoạch năm 2022 (1,5 tỷ USD).

Trong đó, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt hơn 170 triệu USD. Ban này cũng điều chỉnh 7 lượt dự án, trong đó có 3 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn thêm hơn 267 triệu USD. Sở KH&ĐT cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 7 lượt dự án với số vốn thu hút được khá thấp.

Trả lời chất vấn của cử tri tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Ninh cho biết, việc thu hút FDI năm 2022 không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sự sụt giảm này có nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh COVID-19, chiến tranh Nga - Ukraine.

Vì sao thu hút FDI của Quảng Ninh chỉ đạt 50% so với kế hoạch? - Ảnh 1.

Nhiều dự án FDI "đổ bộ" vào các KCN tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, thu hút FDI sụt giảm còn do các nguyên nhân chủ quan. Cụ thể, công tác thu hút FDI vẫn thiếu đồng bộ và tính chiến lược. Các hình thức xúc tiến đầu tư chưa đa dạng, lực lượng xúc tiến đầu tư mỏng, tính chuyên nghiệp.

Theo ông Cường, kết quả thu hút FDI năm 2022 đạt thấp còn vì số dự án FDI đầu tư vào Quảng Ninh có gia tăng nhưng chưa nhiều, số dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ con ít, tiến độ triển hai thực hiện một số đự án còn chậm so với đăng ký đầu tư.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân là các doanh nghiệp trong nước còn yếu về năng lực, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ cà siêu nhỏ chiếm số lượng lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ thương mại, trong khi tỉ trọng đầu tư trong các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn thấp, tính bền vững, tính liên kết và lan toả còn hạn chế.

Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Ninh nhìn nhận, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tỉnh này cần tập trung xúc tiến đầu tư và ưu tiên lựa chọn các dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, năng lượng sạch, du lịch, tài chính, logistics… Cụ thể, tỉnh sẽ ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược, tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu, ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Đồng thời, xoá bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá, lao động, cùng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu tư, chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát bổ sung quỹ đất sạch, rà soát quy hoạch điện, đôn đốc triển khai các dự án điện.

"Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cần được chú trọng thông tin các hình thức hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc thúc đẩy dự án hiệu quả, tập trung hỗ trợ các dự án lớn, cụm dự án trọng điểm", ông Cường nói và cho biết thêm, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động tiếp xúc với nhà đầu tư cả sau khi hoàn tất thủ tục và triển khai dự án…

Mai Hoàng

Nhà đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây