VnDirect: "Thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023"
Trong báo cáo mới đây của VnDirect nhận định, thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính...
Cùng 1 dự án có thể phải chịu sự điều chỉnh về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản bởi hai hệ thống luật.
Hiện nay, theo Điều 46 Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án mà nhà đầu tư được chấp thuận theo Luật Đầu tư và dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì để chuyển nhượng dự án, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư. Trong khi, các dự án khác thực hiện thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Kinh doanh BĐS.
"Phân mảnh" thẩm quyền cấp phép
Quy định nêu trên dẫn đến "phân mảnh" thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án. Ví dụ: UBND tỉnh A lựa chọn nhà đầu tư dự án Khu đô thị theo pháp luật đấu thầu. Sau khi đăng tải danh mục dự án mà chỉ có 01 nhà đầu tư C đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì nhà đầu tư C được chấp thuận để thực hiện dự án. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D, thủ tục chuyển nhượng theo Luật Đầu tư.
Vẫn trường hợp trên nhưng có 2 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ thì UBND tỉnh A tổ chức đấu thầu và nhà đầu tư C trúng thầu. Nhà đầu tư C sau đó chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư D thì thực hiện thủ tục theo Luật Kinh doanh BĐS.
Với 2 trường hợp trên, cách thức để nhà đầu tư C được lựa chọn có bản chất không khác nhau nhưng việc quy định 2 thủ tục riêng biệt để nhà đầu tư thực hiện chuyển nhượng dự án là không cần thiết.
Sự phân chia thẩm quyền xử lý thủ tục cho phép chuyển nhượng dự án theo 2 ngành luật khác nhau hiện nay thuần túy là phân chia cơ học, không có luận chứng rõ ràng về việc tại sao phải phân tách thành 2 trường hợp, mỗi trường hợp tại sao phải áp dụng theo Luật Đầu tư hay Luật Kinh doanh BĐS.
Theo Điều 43 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) thì thủ tục cho phép chuyển nhượng mọi dự án BĐS đều thực hiện thống nhất theo Luật Kinh doanh BĐS, quy định này sẽ làm nảy sinh 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, cần sửa Luật Đầu tư năm 2020 cho thống nhất. Và thứ hai, sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS (theo Luật Kinh doanh BĐS thì nhà đầu tư còn phải "Điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư".
Như vậy, rất nhiều trường hợp nhà đầu tư phải làm nối tiếp 2 thủ tục theo 2 đạo luật khác nhau để hoàn tất việc chuyển nhượng dự án BĐS.
Đang có sự thiếu công bằng với các doanh nghiệp "bình thường" khi chuyển nhượng dự án bất động sản
Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư là luật quy định về mọi hoạt động đầu tư, chuyển nhượng dự án cũng là một hoạt động đầu tư nên thực hiện thống nhất theo thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư. Việc quy định 2 thủ tục, thực hiện theo 2 luật riêng biệt với 2 cơ quan thụ lý khác nhau sẽ tăng thêm thủ tục, kéo dài thời gian thực hiện cũng như chi phí tuân thủ.
Do đó, Luật Kinh doanh BĐS chỉ cần đặt ra quy định về điều kiện với dự án/phần dự án chuyển nhượng cũng như điều kiện với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng... Các điều kiện này sẽ được rà soát, xem xét trong quá trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư để cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật Đầu tư.
Hoặc một giải pháp khác là cho phép "tích hợp", đơn giản hóa để chỉ phải làm một thủ tục. Chẳng hạn, trong quyết định cho phép chuyển nhượng dự án BĐS tích hợp cả nội dung điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật Đầu tư để tránh phải làm thêm một thủ tục.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Điều 45 Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) quy định: UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định, chấp thuận. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận. Tức là vẫn duy trì quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2014: Cấp nào quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng một phần/toàn bộ dự án.
Quy định như trên chưa phù hợp với quan điểm xây dựng luật là "Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính". Chẳng hạn theo Luật Đầu tư hiện nay, dự án khu đô thị có quy mô từ 300ha trở lên thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Với dự án này, nếu nhà đầu tư chỉ chuyển nhượng một phần dự án cũng phải trình hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển nhượng? Nếu chủ đầu tư chuyển nhượng một phần dự án cho 10 đối tác thì phải thực hiện 10 thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Do đó, Dự luật cần phân cấp toàn bộ thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cho UBND cấp tỉnh. Bởi khác với việc quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án lần đầu (cần xem xét, đánh giá năng lực nhà đầu tư, đánh giá hiệu quả, sự cần thiết triển khai dự án, quy hoạch...) thì đến bước này, nhà đầu tư là bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án đều phải đáp ứng các điều kiện về năng lực; dự án đã GPMB, hoàn thành nghĩa vụ tài chính... nên không cần thiết Thủ tướng Chính phủ phải quyết định mà nên phân cấp cho địa phương để đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trong báo cáo mới đây của VnDirect nhận định, thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính...
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc chưa có tín hiệu dừng lại mà ngày càng lan rộng. Ghi nhận nhiều khu vực, một số chủ đất đã bắt đầu “cắt lỗ”. Nhưng...
Trong tháng 12, 111 lô đất tại các huyện vùng ven Hà Nội được mang ra đấu giá, mức giá khởi điểm từ 10,1 - 31 triệu đồng/m2.
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân không còn mạo hiểm chạy theo "làn sóng" đầu cơ, dòng tiền giờ đây đã quay trở về các dự án bất động sản sở hữu giá trị...
Bộ Tài nguyên và Môi trường lo ngại trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao (theo kiến nghị tăng lên 30-35%) có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân...
Chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn qua Hà Nội hơn 5.000 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 2.947 tỷ đồng được cấp từ...
Kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy nhiều vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf tại...
Nhiều nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường vào cuối “cơn sóng” đang chật vật cắt lỗ. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cân nhắc tới sức “gồng” để...
Dòng vốn ngoại đang được đánh giá là điểm sáng tích cực đối với thị trường địa ốc. Trong thời gian tới, với sự gỡ khó từ nguồn vốn trái phiếu, thị...
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright nhìn nhận, đến cuối năm 2025, đầu năm 2026, có thể nhìn thấy kết...
Những tin cũ hơn
Bộ Tư pháp vừa có báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô. Báo cáo cho thấy, công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời chưa được thực hiện...
Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề. Khơi thông nguồn vốn bất động sản cũng là vực dậy 40 ngành...
Sự biến động của thị trường cùng dự đoán khó xác định về bất động sản 2023 khiến cho nhà đầu tư như “ngồi trên đống lửa”. Chấp nhận cắt lỗ để thu hồi...
UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND huyện Gia Lâm, căn cứ quy định của Nhà nước và TP về bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, kiểm tra, rà soát lại các quy...
Không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính - doanh nghiệp đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh...
Mô hình đầu tư của VMI JSC (tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn) với sản phẩm Fantasy Home được nhiều bạn trẻ quan tâm trên con đường đầu tư vào kênh...
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) rộng hơn 1.254 ha, tổng vốn đầu tư hơn 42 ngàn tỷ đồng sẽ xây dựng khu nhà ở, các công trình...
Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là thời điểm thị trường bất động sản hồi phục trở lại.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, chúng ta đang giữ 100 triệu đồng hiện tại thì đến cuối năm 100 triệu đồng đó có thể sẽ...
Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa, nhiều dự án khu đô thị chỉ tập trung phát triển nhà thương mại để kinh doanh mà chưa bố trí hoặc bố trí không đầy đủ quỹ...