Nhận diện điểm sáng về dòng vốn giúp "rã băng" thị trường địa ốc
Dòng vốn ngoại đang được đánh giá là điểm sáng tích cực đối với thị trường địa ốc. Trong thời gian tới, với sự gỡ khó từ nguồn vốn trái phiếu, thị...
Từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, nguyên nhân do các chính sách tiền tệ như tín dụng bất động sản, trái phiếu đang được kiểm soát chặt chẽ. Cùng đó, lãi suất thời gian qua liên tục tăng cao khiến thanh khoản thị trường ngày càng sụt giảm. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư lâm tình cảnh lao đao, cố gồng bám trụ ở lại, một số khác đang chật vật cắt lỗ những vẫn không dễ thoát hàng.
Anh Nguyễn Hùng Cường, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, đầu năm vừa qua, anh mua một mảnh đất rộng 150m2, với giá 5 tỷ đồng tại Bắc Ninh. Chưa được bao lâu thị trường rơi vào trầm lắng, theo đó, anh Cường chật vật rao bán cắt lỗ với giá 3,7 tỷ đồng nhiều tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.
“Thị trường vừa bước sang 2022 vẫn liên tục tăng nóng. Theo đó, tôi mạnh tay vay thêm 2 tỷ đồng mua. Song, đến quý II, nhiều khu vực chững lại, giá bất động sản không còn tăng nóng. Theo dõi thị trường một thời gian không thấy khả quan nên đến cuối tháng 6 tôi bắt đầu rao bán cắt lỗ. Nhưng lúc này môi giới cũng đều lắc đầu cho biết, thị trường khó bán dễ mua”, anh Cường kể.
Đang rao bán cắt lỗ đất nền, anh Trần Ngữ, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Đông (Hà Nội), thời điểm tháng 3 năm nay có mua một mảnh đất rộng 90m2 tại Hưng Yên với giá 3 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu đồng/m2. Theo dự định ban đầu, anh Ngữ chỉ tính "lướt sóng" vài tháng, khi thị trường vẫn đang còn "nóng". Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ khi thị trường bất ngờ hạ nhiệt.
"Tôi rao bán nhưng nhiều người mua với mục đích xây nhà ở nên trả giá thấp hơn. Thực tế, lúc mua thị trường vẫn đang nóng nên tôi quyết định vay tới 50% giá trị mảnh đất. Dù bây giờ chưa quá cần tiền nhưng tôi muốn bán để thanh toán ngân hàng cho xong. Giờ bán bằng giá là rất khó, nên tôi rao bán cắt lỗ 700 triệu đồng, nhưng vẫn chưa có người mua", anh Ngữ nói.
Thực tế, những nhà đầu tư chậm chân vào cuối cơn sóng của thị trường bất động sản đang “dở khóc dở cười”, chưa có lời nhưng đã phải rao bán “cắt lỗ”. Mặt khác, với những người đã mua bất động sản cách đây khoảng 2 năm trở lên, chuyên gia cho rằng, vẫn chỉ đang giảm lãi, chưa đến mức cắt lỗ.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, nhận định thị trường đang ngập tràn thông tin “cắt lỗ”, “xả hàng”… nhưng thực tế chỉ là giảm một phần lợi nhuận. Đà giảm giá sẽ tiếp tục và có thể xuất hiện vùng trũng vào năm 2023.
Những phân tích của giới chuyên gia cho thấy khó khăn của thị trường bất động sản chắc chắn không thể giải quyết trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ việc tiếp tục rót tiền, thậm chí vay nặng lãi để cố gồng giữ tài sản chờ lên giá. Nếu quá nhiều rủi ro, lời khuyên là nên mạnh dạn “cắt lỗ”.
Có một thực tế là sau khi hết thời gian ân hạn, nhiều nhà đầu tư đang phải trả lãi suất vay ngân hàng lên tới 12 - 14%/năm, gây nên những áp lực rất lớn, không ít trường hợp phải đi vay ngoài để trả lãi, cực kỳ nguy hiểm. Để thoát được hàng, không còn cách nào khác là giá phải giảm về mức “chấp nhận được”.
“Trước sau gì cũng phải giảm, vậy nên thay vì rót thêm tiền để gồng lỗ, các nhà đầu tư bị ngộp nên mạnh tay giảm sâu hơn để cắt lỗ. Đầu tư thì có thắng có thua, vì vậy nếu cảm thấy gánh nặng quá lớn thì nên dứt khoát để thu tiền về, đợi những cơ hội sau. Việc "gồng" quá sức chỉ khiến thiệt hại càng lớn hơn”, ông Trần Khánh Quang khuyến cáo.
Đồng quan điểm, bà Dương Thùy Dung, Chuyên gia cao cấp của CBRE Việt Nam cho biết, trong thời điểm hiện tại có tới hơn 50% các nhà đầu tư đang bị mắc kẹt trong việc vay vốn đầu tư.
Nếu tiếp tục vay thì chi phí vốn sẽ tăng rất cao nhưng muốn bán cũng không được. Nhà đầu tư có thể lựa chọn trả lại sản phẩm cho chủ đầu tư, nhưng chi phí phạt rất lớn nên buộc phải đi vay tiếp để duy trì. Nếu không thể vay được, nhà đầu tư buộc phải bán cắt lỗ.
Rõ ràng, chu kỳ thanh lọc của thị trường đang ngày càng khốc liệt, việc các nhà đầu tư “ăn xổi” chắc chắn sẽ bị loại bỏ nên “cắt lỗ” là điều tất yếu. Ngược lại, những nhà đầu tư bám trụ được đến cuối cùng, có nền tảng tài chính bền vững sẽ đứng trước cơ hội gom tài sản giá giảm sâu, trước khi bất động sản bắt đầu chu kỳ đi lên và trở thành người chiến thắng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Dòng vốn ngoại đang được đánh giá là điểm sáng tích cực đối với thị trường địa ốc. Trong thời gian tới, với sự gỡ khó từ nguồn vốn trái phiếu, thị...
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright nhìn nhận, đến cuối năm 2025, đầu năm 2026, có thể nhìn thấy kết...
Nhà đầu tư ôm nhiều BĐS, sử dụng đòn bẩy tài chính loay hoay tự cứu mình. Trong khi, các nhà đầu tư “mạnh vốn, bạo tiền” thì vẫn chờ thị trường giảm...
Trong giai đoạn 1 của quá trình vận hành thử, các đoàn tàu chạy từ 9h đến 19h, thứ 2-6 hàng tuần với tối thiểu là 4 đoàn tàu và tối đa là 8 đoàn tàu.
Phó Tổng Giám đốc CTCP Thương mại địa ốc An Phúc cho rằng, đây là giai đoạn thanh lọc tự nhiên. Nếu xác định môi giới bất động sản là nghề lâu dài,...
Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến vi phạm tại dự án khách sạn 5 sao JW Marriott...
Nếu chỉ có quy hoạch hạ tầng đô thị mà không có hạ tầng kết nối thì sức hấp dẫn của bất động sản sẽ không có hoặc giả định có người vào ở thì cũng sẽ...
Không gian sống xanh gần gũi với thiên nhiên, thiết kế thông minh, tối ưu công năng sử dụng… là những lợi thế khiến căn hộ chung cư đang là lựa chọn...
Là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về bất động sản, thế mạnh của VHA HOLDING là kiến tạo nên những giải pháp kinh doanh, tối ưu sản phẩm, tối ưu...
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, câu chuyện dòng tiền vẫn chưa thể giải quyết ngay, khiến thanh khoản ngày càng sụt giảm. Theo đó, không ít...
Những tin cũ hơn
Kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy nhiều vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf tại...
Chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn qua Hà Nội hơn 5.000 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 2.947 tỷ đồng được cấp từ...
Bộ Tài nguyên và Môi trường lo ngại trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao (theo kiến nghị tăng lên 30-35%) có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân...
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân không còn mạo hiểm chạy theo "làn sóng" đầu cơ, dòng tiền giờ đây đã quay trở về các dự án bất động sản sở hữu giá trị...
Trong tháng 12, 111 lô đất tại các huyện vùng ven Hà Nội được mang ra đấu giá, mức giá khởi điểm từ 10,1 - 31 triệu đồng/m2.
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc chưa có tín hiệu dừng lại mà ngày càng lan rộng. Ghi nhận nhiều khu vực, một số chủ đất đã bắt đầu “cắt lỗ”. Nhưng...
Trong báo cáo mới đây của VnDirect nhận định, thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính...
Bộ Tư pháp vừa có báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô. Báo cáo cho thấy, công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời chưa được thực hiện...
Cần “tích hợp” thủ tục Chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) giữa các luật để doanh nghiệp tránh phải làm thêm một thủ tục, trong khi thủ tục đó vẫn...
Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề. Khơi thông nguồn vốn bất động sản cũng là vực dậy 40 ngành...