Dự án Vành đai 3 TP.HCM: Cần đặt áp lực và trách nhiệm lên lãnh đạo địa phương
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright nhìn nhận, đến cuối năm 2025, đầu năm 2026, có thể nhìn thấy kết...
"Tắc" vốn
Theo dữ liệu của DKRA Việt Nam, bất động sản đang “đói vốn” từ 3 nguồn chính: Một là dòng tiền từ bán hàng; Hai là vốn từ ngân hàng; Ba là vốn từ trái phiếu.
Đơn vị này cho biết, thị trường trong quý III/2022 đã bắt đầu ghi nhận sụt giảm mạnh so với quý II/2022 ở hầu hết các phân khúc nguồn cung giảm 32 - 66%, lượng tiêu thụ giảm 28 - 78%. Đây là lý do khiến doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu khó khăn về vốn, thiếu tiền mặt, thiếu vốn lưu động do khó huy động vốn từ khách hàng, bởi khách hàng cũng bị sụt giảm thu nhập và khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng.
Tiếp đến, chủ đầu tư, nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng và nếu được vay thì phải chịu lãi suất vay cao hơn trước đây.
Lãi suất ưu đãi trong năm đầu ghi nhận ở các ngân hàng quốc doanh tăng từ 0% đến 1,3% so với thời điểm đầu năm. Khối ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh ghi nhận tăng 2,5% - 3,9% trong khi nhóm ngân hàng quốc tế ghi nhận tăng 0,3 - 1,7% so với đầu năm.
(Ảnh minh hoạ)
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2022, tăng trưởng tín dụng đạt gần 11,6 triệu tỷ đồng, tăng 10,83%. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực bất động sản tăng 15,7% cao hơn mức bình quân và tăng 3,7% so với 3 tháng trước đó, chiếm 20,9% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Trong đó, tín dụng lĩnh vực bất động sản chủ yếu vào mục đích vay tự sử dụng (là tín dụng tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình vay để xây nhà, sửa nhà, mua nhà) tăng trưởng đến 20,1%. Trong khi tín dụng kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án chỉ tăng trưởng có 7,35%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân 10,83%, điều này cho thấy các chủ đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn trước đây.
Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu cũng bị tắc. Trong 9 tháng đầu năm 2022, nhóm doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt giá trị hơn 44,1 nghìn tỷ đồng với lãi suất trung bình khoảng 10,2%, chiếm 19,6% tổng giá trị trái phiếu phát hành, xếp thứ hai sau lĩnh vực ngân hàng nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng trong quý III/2022 nhóm các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu có tổng giá trị 8,091 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ trong kỳ, giảm 39,5% so với quý trước, giảm 90,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến tháng 10, theo thống kê của Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản từ nhóm chủ lực phát hành trái phiếu đã gần như vắng bóng.
Điểm sáng của dòng vốn
Tín hiệu tích cực lạc quan nhất thời điểm hiện tại chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù vậy, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng qua với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng chú ý, FDI vào lĩnh vực bất động sản tăng gần gấp đôi so với con số thu hút của cùng kỳ năm ngoái (chỉ đạt 1,8 tỷ USD).
Đơn vị nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam nhận định, cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Trong đó, các khu công nghiệp tại hai đầu cầu kinh tế lớn đạt tỷ lệ lấp đầy cao. Đây cũng là một trong những yếu tố đưa công nghiệp Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, giới chuyên gia cho rằng, với sự tháo gỡ điểm nghẽn về việc đáo hạn nợ trái phiếu, cũng như sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán sẽ góp phần bổ sung thêm vốn mới cho bất động sản.
Cùng với đề xuất kiến nghị nới rộng room tín dụng cho doanh nghiệp địa ốc, cộng hưởng các gói hỗ trợ cho người mua nhà cũng được kỳ vọng là tín hiệu tích cực góp phần “phá băng” cho thị trường.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright nhìn nhận, đến cuối năm 2025, đầu năm 2026, có thể nhìn thấy kết...
Nhà đầu tư ôm nhiều BĐS, sử dụng đòn bẩy tài chính loay hoay tự cứu mình. Trong khi, các nhà đầu tư “mạnh vốn, bạo tiền” thì vẫn chờ thị trường giảm...
Trong giai đoạn 1 của quá trình vận hành thử, các đoàn tàu chạy từ 9h đến 19h, thứ 2-6 hàng tuần với tối thiểu là 4 đoàn tàu và tối đa là 8 đoàn tàu.
Phó Tổng Giám đốc CTCP Thương mại địa ốc An Phúc cho rằng, đây là giai đoạn thanh lọc tự nhiên. Nếu xác định môi giới bất động sản là nghề lâu dài,...
Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến vi phạm tại dự án khách sạn 5 sao JW Marriott...
Nếu chỉ có quy hoạch hạ tầng đô thị mà không có hạ tầng kết nối thì sức hấp dẫn của bất động sản sẽ không có hoặc giả định có người vào ở thì cũng sẽ...
Không gian sống xanh gần gũi với thiên nhiên, thiết kế thông minh, tối ưu công năng sử dụng… là những lợi thế khiến căn hộ chung cư đang là lựa chọn...
Là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về bất động sản, thế mạnh của VHA HOLDING là kiến tạo nên những giải pháp kinh doanh, tối ưu sản phẩm, tối ưu...
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, câu chuyện dòng tiền vẫn chưa thể giải quyết ngay, khiến thanh khoản ngày càng sụt giảm. Theo đó, không ít...
Hàng loạt người dân tại TP Hồ Chí Minh đã liên tiếp sập bẫy bất động sản.
Những tin cũ hơn
Nhiều nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường vào cuối “cơn sóng” đang chật vật cắt lỗ. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cân nhắc tới sức “gồng” để...
Kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy nhiều vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf tại...
Chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn qua Hà Nội hơn 5.000 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 2.947 tỷ đồng được cấp từ...
Bộ Tài nguyên và Môi trường lo ngại trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao (theo kiến nghị tăng lên 30-35%) có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân...
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân không còn mạo hiểm chạy theo "làn sóng" đầu cơ, dòng tiền giờ đây đã quay trở về các dự án bất động sản sở hữu giá trị...
Trong tháng 12, 111 lô đất tại các huyện vùng ven Hà Nội được mang ra đấu giá, mức giá khởi điểm từ 10,1 - 31 triệu đồng/m2.
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc chưa có tín hiệu dừng lại mà ngày càng lan rộng. Ghi nhận nhiều khu vực, một số chủ đất đã bắt đầu “cắt lỗ”. Nhưng...
Trong báo cáo mới đây của VnDirect nhận định, thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính...
Bộ Tư pháp vừa có báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô. Báo cáo cho thấy, công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời chưa được thực hiện...
Cần “tích hợp” thủ tục Chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) giữa các luật để doanh nghiệp tránh phải làm thêm một thủ tục, trong khi thủ tục đó vẫn...