Hà Nội "lệnh" rà soát quy hoạch các dự án đấu giá để xác định quỹ đất NƠXH
UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND huyện Gia Lâm, căn cứ quy định của Nhà nước và TP về bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, kiểm tra, rà soát lại các quy...
LTS: Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành nghề. Thủ tướng vừa lập Tổ công tác tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp thực hiện các dự án bất động sản.
Gần đây, một số doanh nghiệp BĐS cho rằng họ gặp khó khăn bởi các chính sách thay đổi đột ngột như “siết tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp”.
Truy tìm “thủ phạm”
Song, nhìn thẳng vào thực tế, “thủ phạm” làm cho dòng tiền trên thị trường BĐS ách tắc là không bán được hàng. Bởi nếu một doanh nghiệp thiếu tiền thì có thể khẳng định là do sản xuất ở công ty đó giảm. Nhưng nếu toàn bộ thị trường BĐS , các công ty đều đang thiếu tiền, có nghĩa là sản phẩm bán chậm, không bán được nên không có nguồn tiền thu vào.
Nguồn thu về không đủ để trả nợ khi doanh nghiệp đã vay vốn quá lớn, ngay cả tập đoàn có lõi là sản xuất kinh doanh cũng bỏ tiền vào các dự án BĐS để kiếm lợi nhuận cao. Họ đã không tập trung vốn cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Quan sát thị trường có thể thấy, thời gian qua, nhà đầu tư tin tưởng thị trường và có năng lực vay vốn đều đang “ôm” nhà đất quá nhiều. Giá nhà đất đã lên quá cao, từ làng quê đến thị thành đều tăng giá chóng mặt. Dòng tiền đang nằm khắp nơi trong BĐS với một giá cao, lãi suất, lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ nằm “trên giấy”.
Bất cứ ông chủ doanh nghiệp đầu tư BĐS nào cũng nói ngành BĐS quan trọng. Nhưng nói về tầm quan trọng ngành BĐS phải đi sau các ngành khác như là nông nghiệp, cơ khí… Vì vậy, nếu nhận định sai, mọi định hướng nền kinh tế sẽ sai.
Chắc chắn, không có chuyện thị trường BĐS sụp đổ, thì kéo theo nền kinh tế sụp đổ. Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới qua tất cả những lần kinh tế quốc gia và khu vực chao đảo đều do hậu quả BĐS tăng giá, đầu tư tràn lan. Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đến nỗi suy yếu như Thái Lan năm 1997 hay là Mỹ hồi năm 2008.
Kết quả suy yếu của ngày hôm nay ở tầm vi mô là sự khốn khó của nhiều doanh nghiệp lớn, còn ở vĩ mô là nền kinh tế đang phải khắc phục các rủi ro từ hệ thống tài chính.
Giải pháp tổng thể
Nhìn ở góc độ giải pháp tổng thể, thì nhà nước đang có những quyết sách đúng để cấu trúc lại hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế bền vững. Đây chính là việc Nhà nước đang giải cứu BĐS , nhưng ngược lại với những người đang mua BĐS và chờ tăng giá thì lại cho rằng những chính sách đó khiến BĐS khó khăn.
Nhiều đề xuất được đưa ra rằng phải “giải cứu” thị trường BĐS, thế nhưng phương pháp cung tiền giai đoạn này để tạo thanh khoản cho BĐS sẽ chỉ như “đổ thêm dầu vào lửa”, đây là giải pháp không nên thực hiện.
Cách giải cứu này thể hiện việc các doanh nghiệp không nhận ra cái sai của thị trường này, mọi sự đổ lỗi, mọi sự đòi hỏi đưa vốn ra không trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh thiết thực đều là sai lầm.
Cần thời gian để thị trường bất động sản “tan băng”, trở về hợp lý
Và cũng không khác gì tiếp tục dung dưỡng cho thị trường BĐS phát triển theo hướng đầu cơ, bất ổn, dẫn đến suy kiệt nền kinh tế, tài chính.
Cách hay nhất lúc này là cần thời gian để thị trường “tan băng”, trở về hợp lý. Không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính – doanh nghiệp đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh tranh.
Đồng thời, chính doanh nghiệp phải nhận ra sai lầm của mình. Mỗi doanh nghiệp trong chiến lược phát triển phải tự biết cách quản lý dòng tiền, để sử dụng dòng vốn trong đầu tư tương xứng với nguồn vốn huy động.
Nhìn ở góc độ tích cực cũng là một sự thanh lọc để thị trường lành mạnh hơn, vốn chảy vào đúng lĩnh vực cần thiết, thúc đẩy sự phục hồi phát triển kinh tế, đưa BĐS về đúng giá trị thật.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND huyện Gia Lâm, căn cứ quy định của Nhà nước và TP về bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, kiểm tra, rà soát lại các quy...
Sự biến động của thị trường cùng dự đoán khó xác định về bất động sản 2023 khiến cho nhà đầu tư như “ngồi trên đống lửa”. Chấp nhận cắt lỗ để thu hồi...
Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề. Khơi thông nguồn vốn bất động sản cũng là vực dậy 40 ngành...
Cần “tích hợp” thủ tục Chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) giữa các luật để doanh nghiệp tránh phải làm thêm một thủ tục, trong khi thủ tục đó vẫn...
Bộ Tư pháp vừa có báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô. Báo cáo cho thấy, công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời chưa được thực hiện...
Trong báo cáo mới đây của VnDirect nhận định, thị trường bất động sản có thể sẽ trải qua một “mùa đông khắc nghiệt” vào năm 2023 cho đến khi chính...
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc chưa có tín hiệu dừng lại mà ngày càng lan rộng. Ghi nhận nhiều khu vực, một số chủ đất đã bắt đầu “cắt lỗ”. Nhưng...
Trong tháng 12, 111 lô đất tại các huyện vùng ven Hà Nội được mang ra đấu giá, mức giá khởi điểm từ 10,1 - 31 triệu đồng/m2.
Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân không còn mạo hiểm chạy theo "làn sóng" đầu cơ, dòng tiền giờ đây đã quay trở về các dự án bất động sản sở hữu giá trị...
Bộ Tài nguyên và Môi trường lo ngại trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao (theo kiến nghị tăng lên 30-35%) có thể sẽ có ít tổ chức, cá nhân...
Những tin cũ hơn
Mô hình đầu tư của VMI JSC (tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn) với sản phẩm Fantasy Home được nhiều bạn trẻ quan tâm trên con đường đầu tư vào kênh...
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) rộng hơn 1.254 ha, tổng vốn đầu tư hơn 42 ngàn tỷ đồng sẽ xây dựng khu nhà ở, các công trình...
Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là thời điểm thị trường bất động sản hồi phục trở lại.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, chúng ta đang giữ 100 triệu đồng hiện tại thì đến cuối năm 100 triệu đồng đó có thể sẽ...
Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa, nhiều dự án khu đô thị chỉ tập trung phát triển nhà thương mại để kinh doanh mà chưa bố trí hoặc bố trí không đầy đủ quỹ...
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận cho CTCP Flamingo Holding Group nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để...
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết mức tiền đặt trước tối đa hiện nay (5-20%) là phù hợp. Trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể sẽ...
Chuyên gia cho rằng, Nhà nước phải có quỹ nhà trong tay để điều tiết tình hình nhà ở, nên nhà ở xã hội phải nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước chỉ cho...
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng, nếu đường Vành đai 3 TPHCM hoàn thành cuối năm 2025 mà...
Sáng 01/12/2022, Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam - Thành viên Tập đoàn Charm Group đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...