Thời thị trường “thanh lọc”, môi giới bất động sản “tạm nghỉ đông”
Thị trường kém thanh khoản, hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng phải "tạm nghỉ đông". Nhiều doanh nghiệp còn hoạt động thì gặp không...
Theo hồ sơ, ngày 17-1-2018, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (ngụ Đắk Lắk) ký văn bản thỏa thuận nhận chuyển nhượng 8 thửa đất tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa với ông Hồ Đắc Phương. Tiền đặt cọc ban đầu là 2 tỉ đồng, thanh toán các đợt sau chậm nhất đến 30-6-2018.
Thay bà Thảo thực hiện thỏa thuận này, ông Đỗ Văn Lượng (ngụ Đắk Lắk) thông qua 2 người cháu đã chuyển cho ông Phương 20 tỉ đồng. Cụ thể, đến ngày 30-6-2018 (thời hạn cuối trả 20 tỉ đồng ghi trong thỏa thuận), ông Lượng đã chuyển khoản 11 tỉ đồng, rồi cuối năm đó lại chuyển thêm 9 tỉ đồng nữa.
Sau đó, ông Lượng khởi kiện ông Phương, đề nghị tòa buộc ông Phương thanh toán 20 tỉ đồng tiền đặt cọc và 20 tỉ đồng phạt cọc vì cho rằng ông này không thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng đất.
Trong quá trình chờ xét xử vụ kiện, ngày 22-12-2020, giữa ông Lượng và ông Phương cùng ký văn bản thống nhất việc hủy bỏ "thỏa thuận cam kết chuyển nhượng đất đai ngày 17-1-2018". Ông Lượng nhận hơn 24 tỉ đồng và ký vào đơn rút các đơn kiện, khiếu nại, kêu cứu. Sau đó, ông Lượng có đơn rút đơn kiện ở TAND huyện Diên Khánh.
Tuy nhiên, chưa đầy nửa tháng sau, ông Lượng lại gửi đơn đề nghị tòa tiếp tục giải quyết vụ án vì cho rằng bị ép buộc nhận tiền. Đơn kiện yêu cầu ông Phương phải trả thêm 16 tỉ đồng tiền phạt cọc.
Các luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất tại TAND huyện Diên Khánh
Tại phiên tòa, các bên tranh luận về thỏa thuận ngày 22-12-2020. Phía ông Lượng cho rằng vì để lấy lại số tiền đã đưa cho ông Phương trước đó nên mới ký vào thỏa thuận rút đơn khởi kiện. Việc ký là do ông Lượng buộc lòng phải ký, không tự nguyện. Theo ông Lượng, thỏa thuận ngày 17-1-2018 giữa bà Thảo và ông Phương đã được công chứng nhưng phía bị đơn không hủy nó ở văn phòng công chứng nên thỏa thuận này vẫn còn hiệu lực.
Còn phía bị đơn cho rằng khi có thỏa thuận ngày 22-1-2020 thì đã chấm dứt thỏa thuận trước đó. Đại diện VKSND huyện Diên Khánh và vị hội thẩm nhân dân đề nghị phía nguyên đơn đưa ra bằng chứng bằng vật chất để chứng tỏ việc ký thỏa thuận lấy 24 tỉ đồng của bị đơn là ép buộc. Tuy nhiên, nguyên đơn không đưa ra được.
Sau khi nghị án, TAND huyện Diên Khánh cho rằng thỏa thuận ngày 22-12-2020 là có thật, tòa vẫn chấp nhận một phần đơn kiện của nguyên đơn với số tiền đặt cọc được tính từ ngày 17-1-2018 đến ngày 30-6-2018 là 11 tỉ đồng. Do đó, ông Phương phải trả số tiền phạt cọc cho ông Lượng là 11 tỉ đồng, tổng số tiền phải trả là hơn 31 tỉ đồng. Ông Lượng đã nhận 24 tỉ đồng nên ông Phương phải trả thêm 7 tỉ đồng tiền phạt cọc.
Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Thị trường kém thanh khoản, hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng phải "tạm nghỉ đông". Nhiều doanh nghiệp còn hoạt động thì gặp không...
Việc giảm giá bất động sản chưa hẳn là bán lỗ mà chỉ là hạ bớt kỳ vọng so với giai đoạn trước.
Hàng loạt chủ dự án từ khu đô thị, tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, tài sản đang vận hành... đều được các...
Việc lãi vay liên tục tăng đã khiến cơ hội sở hữu bất động sản trở nên hẹp hơn. Tuy nhiên, để ứng phó, nhiều chủ đầu tư đã tung chính sách hỗ trợ lãi...
Trong 10 tháng đầu năm 2022, ghi nhận thị trường bất động sản TP.HCM có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. Điều này...
Thời gian gần đây, nhu cầu thuê nhà ở mức cao, kéo theo giá thuê nhà cũng liên tục tăng. Song, thực tế, giá tăng nhưng nhà đầu tư theo hình thức này...
- Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đề cập rõ hơn về khái niệm: "Toàn dân sở hữu về đất đai dưới sự quản lý của Nhà nước là đại diện". Bởi nếu...
Sở hữu vị trí chiến lược cùng tiềm năng phát triển to lớn, bất động sản (BĐS) phụ cận khu công nghiệp (KCN) Sông Công (Thái Nguyên) vẫn có những điểm...
Sau một thời gian giá bị đẩy lên quá cao, hiện nhà đất thổ cư đã hạ nhiệt, liên tục xuống giá chào khách nhưng vẫn khó bán.
Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát...
Những tin cũ hơn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
Vốn hóa đất đai tại đô thị là quá trình tìm các giải pháp chuyển giá trị đất đai thành vốn tài chính.
Chuyên gia cho rằng, dù không nằm trong trung tâm phát triển, trung tâm thương mại, quỹ đất dành cho người lao động, thu nhập thấp vẫn cần quy hoạch...
Theo UBND TP Hà Nội, dự án Nam Đại Cồ Việt liên quan đến vụ án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, do vậy việc xem xét...
Nhiều biệt thự công vụ, nhiều thiết chế văn hoá thể thao, toà nhà tái định cư đầu tư cả nghìn tỷ đồng trên địa bàn Hà Nội nhiều năm nay hoạt động cầm...
Lúc này, “không bỏ hết trứng vào một giỏ” và tìm hiểu pháp lý kỹ càng sẽ giúp phân tán, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Đó là chia sẻ của Bà Lê Thị...
Là 1 trong 8 dự án nhà ở trên địa bàn TP. Hà Nội vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài, Sunshine Golden River nổi bật giữa...
"Giá trị bất biến chính là chữ Tín. Cho dù 30 năm trước hay 30 năm sau, Nam Long có kinh doanh những sản phẩm nào đi nữa thì luôn luôn phải duy trì...
Trình làng vào thời điểm thị trường căn hộ hạng sang đang hạn chế nguồn cung, MGallery Sky Residence là thương hiệu dành riêng cho những căn hộ 2 ngủ...
Cơn sóng ngầm giảm giá đang dần xuất hiện tại thị trường vùng ven Hà Nội trong bức tranh trầm lắng chung của thị trường. Một số khu vực ghi nhận mức...