Sunshine Golden River - điểm đến an cư của người nước ngoài tại Hà Nội
Là 1 trong 8 dự án nhà ở trên địa bàn TP. Hà Nội vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài, Sunshine Golden River nổi bật giữa...
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm hết quý I/2022, Cty quản lý nhà Hà Nội đang quản lý, trông giữ 66 địa điểm nhà chuyên dùng trống, trong đó có 53 địa điểm thuộc diện nhà trống toàn bộ, 13 địa điểm thuộc diện nhà trống nhưng còn tồn tại, vướng mắc, vi phạm. Đối với diện tích kinh doanh tầng 1 của các toà nhà tái định cư trên địa bàn thành phố, diện tích còn trống là hơn 35 nghìn mét vuông trên tổng số hơn 85 nghìn mét vuông. Quỹ nhà ở công vụ trên địa bàn thành phố có tổng số 12 căn trong đó có 9 căn chung cư, 2 căn được bố trí sử dụng, 7 căn trống; 3 căn nhà đất có 1 căn bố trí sử dụng, 2 căn trống.
Sân vận động huyện Phúc Thọ xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trường Phong
Theo khảo sát của phóng viên, trên địa bàn thành phố, nhiều toà nhà tái định cư đã xây dựng hoàn thiện nhưng bỏ không hàng chục năm. Có thể kể đến hàng loạt dự án như Khu tái định cư Trần Phú; hai toà nhà tái định cư nằm trên phố Khuyến Lương hay toà nhà tái định cư khu vực gần ngõ 156 đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai). Ngay cạnh đường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) - đoạn gần chợ đầu mối Đền Lừ, 3 toà chung cư tái định cư nhiều năm nay cũng không có người ở… Ngay đầu phố Duy Tân (Cầu Giấy), toà chung cư tái định cư cũng đầu tư dở dang, hiện chưa hoàn thành, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê, trong quỹ nhà tái định cư của thành phố, số căn hộ đã bố trí song chưa có quyết định bán nhà là 1.617 căn; số căn hộ chưa bố trí và chưa có phương án sử dụng là 415 căn…
Trách nhiệm nhiều sở ngành, đơn vị
Trước đó, báo Tiền Phong đã nhiều lần phản ánh, hàng loạt thiết chế văn hoá, thể thao cấp huyện ở Hà Nội, dù được đầu tư số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng, hiện cũng chỉ hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Có thể kể đến các công trình như sân vận động huyện Phúc Thọ, sân vận động huyện Đan Phượng, công trình nhà hát huyện Đan Phượng. Dù hạ tầng được đầu tư với số tiền lớn, đưa vào hoạt động đã nhiều năm, nhưng kinh phí vận hành, sửa chữa, phát huy hiệu quả các hạng mục của các cơ sở này gặp nhiều khó khăn, dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong , đại diện lãnh đạo một số trung tâm văn hoá, thể thao huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, vướng mắc lớn nhất là chưa có cơ chế để đơn vị liên doanh, liên kết, khai thác tiềm năng từ các thiết chế văn hoá, thể thao này. “Có nhiều đơn vị, doanh nghiệp muốn vào liên kết, “xếp hàng dài”, nhưng đều không thể làm được vì chưa có cơ chế”, đại diện lãnh đạo một Trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện nói với phóng viên Tiền Phong.
Vị này cũng cho biết, đã có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập lập đề án báo cáo lên các cấp, các đơn vị chức năng của thành phố, nhưng đều ở “chế độ chờ”.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa bị bỏ hoang!
Khảo sát của phóng viên Tiền Phong cho thấy, biệt thự công vụ số 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hàng Bài, Hoàn Kiếm), sau khi được cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên trả lại từ nhiều năm trước, hiện vẫn bỏ hoang, nhiều hạng mục ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên nhiều rác thải, cỏ dại…
Giữa năm 2022, theo báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội, trên địa bàn thành phố tổng số đề án sử dụng tài sản công là nhà, đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết gửi Sở cho ý kiến, thẩm định là 40 đề án, trong đó có 36 đề án không đủ điều kiện để trình UBND thành phố phê duyệt. Đến giữa năm 2022, chưa có đơn vị sự nghiệp công lập nào thuộc cấp quận được thành phố phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê.
Được biết, tháng 7/2022, UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố sang tự chủ tài chính giai đoạn 2022 - 2025, trong đó, dự kiến các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sẽ tự chủ về một số nội dung như được quyết định số lượng người làm việc; được chủ động quyết định việc sử dụng nguồn tài chính, tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của đơn vị để nâng cao thu nhập cho viên chức, người lao động. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian hoàn thành trong năm 2022, kỳ vọng có thể phát huy được hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.
Thành phố Hà Nội yêu cầu Cty Quản lý nhà Hà Nội phải phối hợp Sở Xây dựng đề xuất phương án đưa các căn hộ tái định cư còn trống vào sử dụng; xây dựng cơ chế bố trí quỹ nhà tái định cư đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh xuống cấp, lãng phí.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Là 1 trong 8 dự án nhà ở trên địa bàn TP. Hà Nội vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài, Sunshine Golden River nổi bật giữa...
Lúc này, “không bỏ hết trứng vào một giỏ” và tìm hiểu pháp lý kỹ càng sẽ giúp phân tán, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Đó là chia sẻ của Bà Lê Thị...
Vốn hóa đất đai tại đô thị là quá trình tìm các giải pháp chuyển giá trị đất đai thành vốn tài chính.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
Thị trường kém thanh khoản, hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng phải "tạm nghỉ đông". Nhiều doanh nghiệp còn hoạt động thì gặp không...
Việc giảm giá bất động sản chưa hẳn là bán lỗ mà chỉ là hạ bớt kỳ vọng so với giai đoạn trước.
Hàng loạt chủ dự án từ khu đô thị, tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, tài sản đang vận hành... đều được các...
Việc lãi vay liên tục tăng đã khiến cơ hội sở hữu bất động sản trở nên hẹp hơn. Tuy nhiên, để ứng phó, nhiều chủ đầu tư đã tung chính sách hỗ trợ lãi...
Ngày 16-11, TAND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm, tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn là ông Đỗ...
Trong 10 tháng đầu năm 2022, ghi nhận thị trường bất động sản TP.HCM có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. Điều này...
Những tin cũ hơn
Chuyên gia cho rằng, dù không nằm trong trung tâm phát triển, trung tâm thương mại, quỹ đất dành cho người lao động, thu nhập thấp vẫn cần quy hoạch...
Theo UBND TP Hà Nội, dự án Nam Đại Cồ Việt liên quan đến vụ án của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, do vậy việc xem xét...
"Giá trị bất biến chính là chữ Tín. Cho dù 30 năm trước hay 30 năm sau, Nam Long có kinh doanh những sản phẩm nào đi nữa thì luôn luôn phải duy trì...
Trình làng vào thời điểm thị trường căn hộ hạng sang đang hạn chế nguồn cung, MGallery Sky Residence là thương hiệu dành riêng cho những căn hộ 2 ngủ...
Cơn sóng ngầm giảm giá đang dần xuất hiện tại thị trường vùng ven Hà Nội trong bức tranh trầm lắng chung của thị trường. Một số khu vực ghi nhận mức...
Qua rà soát, đối chiếu chủ trương đầu tư của dự án với điều chỉnh quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì diện tích sử dụng đất, quy mô, ranh giới thực...
Ngày 12/11/2022, Lễ giới thiệu dự án CIC Luxury Hà Giang đã diễn ra thành công, thu hút hơn 300 khách hàng tham dự sự kiện.
Mang đến chất sống chuẩn Hàn Quốc với sự tiện nghi, hiện đại bậc nhất tại thành phố kỳ quan, những căn hộ The Dragon Castle Hạ Long chinh phục các...
Tìm mua nhà đất dù với mục đích nào (để ở, thuê, đầu tư) đều là một hành trình gian nan và luôn cần thông tin, cần một nhà tư vấn tin cậy để dẫn lối.
12 tỉnh, thành phố có dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua cố gắng bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu trước 20/11.