Vì đâu giữa “tâm bão” biến động, BĐS vệ tinh Tp.HCM lại kéo được nhu cầu ở thực?
Có thể nói, chưa thời điểm nào, doanh nghiệp địa ốc lại dành nhiều chính sách bán hàng đột phá cho người dùng cuối như hiện nay. Càng lúc thị trường...
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chuỗi 3 hội thảo chuyên đề, với các chủ đề: “Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững”; “Phát triển hệ thống hạ tầng và chỉnh trang tái thiết đô thị”; “Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị”.
Theo Kiến trúc sư (KTS) Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ.
Đô thị hóa đúng hướng là một nhiệm vụ quan trọng giúp quốc gia, đô thị phát triển bền vững hơn. Quy hoạch đô thị chính là nền tảng để định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái. Quản lý phát triển đô thị cần phải song hành cùng quy hoạch đô thị để quản lý các vấn đề của đô thị, phát huy lợi thế của đô thị hóa và hạn chế tối đa những bất cập. Quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, có tính đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.
Mặc dù đã có phát triển mạnh mẽ, song đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.
KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đô thị còn thấp. Phát triển đô thị còn dàn trải, gây lãng phí về đất đai. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều.
Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Phát triển đô thị và tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi xã hội. Mâu thuẫn giữa phát triển với việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa lịch sử đô thị diễn ra gay gắt…
Việc sử dụng đất đai, dân số, lao động nhằm tăng cường chất lượng, tính hiệu quả, khả thi và bền vững của đô thị trong các đồ án quy hoạch còn có nhiều bất cập; công tác quy hoạch quản lý sử dụng không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị chưa được chú trọng.
Bên cạnh đó, phương pháp luận về lập quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển rất nhanh của đô thị hóa. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Mô hình kinh tế đô thị, mô hình quản lý đô thị Việt Nam đến nay không còn phù hợp, đã bộc lộ các hạn chế làm cản trở quá trình phát triển kinh tế; vai trò đầu tàu, tác động đến sự phát triển của các vùng và trong liên kết vùng chưa thật rõ rệt…
Hệ thống pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị, đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng, nhà ở còn chưa thống nhất, không đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy trình phức tạp và sản phẩm cứng nhắc của các đồ án quy hoạch đang tạo ra cản trở lớn cho các nhà đầu tư. Khả năng tiếp cận thị trường của đồ án quy hoạch đô thị hiện nay còn rất hạn chế. Từ đó dẫn đến thực trạng để đáp ứng và thu hút các dự án đầu tư, chính quyền địa phương thường xuyên phải tiến hành điều chỉnh cục bộ các quy hoạch cấp trên liên quan (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu) theo một quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian, điều này làm ảnh hưởng lớn đến cơ hội đầu tư và chi phí chung của doanh nghiệp.
Các công cụ quản lý phát triển đô thị còn thiếu; công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị chưa được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hệ thống thông tin, dữ liệu, số liệu cần thiết để phục vụ công tác lập quy hoạch còn thiếu.
Việc chưa ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch cấp trên, trong khi hiện nay các tỉnh đồng loạt triển khai lập quy hoạch tỉnh đã làm ảnh hưởng đến nội dung quy hoạch tỉnh khi được phê duyệt và triển khai trong quá trình thực hiện.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan và chủ yếu là nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Có thể nói, chưa thời điểm nào, doanh nghiệp địa ốc lại dành nhiều chính sách bán hàng đột phá cho người dùng cuối như hiện nay. Càng lúc thị trường...
Cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai vừa đảm bảo lợi ích của cộng đồng, vừa có một phần giá trị đất đai tham gia vào phát triển đô thị...
Theo Thủ tướng, nhiệm kỳ này đã huy động cho đầu tư cho giao thông, hạ tầng chiến lược trên cả nước khoảng 470.000 tỷ đồng, và tỉ trọng nguồn vốn dành...
Các doanh nghiệp bất động sản như An Gia, DIC Corp, Đầu tư IDJ Việt Nam, Địa ốc Sacom... đang ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.
Khu đô thị kiểu mẫu mang thương hiệu TNR Stars tại thủ phủ đá quý Lục Yên đã kiến tạo một không gian sống nghỉ dưỡng với những tiện ích, cảnh quan...
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 1435/QĐ-TTg Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó...
Ngày 14/11/2022 tại khách sạn Banyan Tree, Bangkok, Thái Lan, Tập đoàn F.I.T và Tập đoàn Banyan Tree đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác phát triển dự án Khu...
Nhiều môi giới BĐS không thể có giao dịch nhà đất đã chọn phân khúc nhà cho thuê để “sống tạm” qua giai đoạn khó khăn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, địa phương đang xem xét thu hồi hơn 1.500 ha đất làm 50 dự án trong năm 2023.
Thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chọn tái cấu trúc bằng cách “hy sinh” dự án, lĩnh vực không...
Những tin cũ hơn
Sau một thời gian giá bị đẩy lên quá cao, hiện nhà đất thổ cư đã hạ nhiệt, liên tục xuống giá chào khách nhưng vẫn khó bán.
Sở hữu vị trí chiến lược cùng tiềm năng phát triển to lớn, bất động sản (BĐS) phụ cận khu công nghiệp (KCN) Sông Công (Thái Nguyên) vẫn có những điểm...
- Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đề cập rõ hơn về khái niệm: "Toàn dân sở hữu về đất đai dưới sự quản lý của Nhà nước là đại diện". Bởi nếu...
Thời gian gần đây, nhu cầu thuê nhà ở mức cao, kéo theo giá thuê nhà cũng liên tục tăng. Song, thực tế, giá tăng nhưng nhà đầu tư theo hình thức này...
Trong 10 tháng đầu năm 2022, ghi nhận thị trường bất động sản TP.HCM có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. Điều này...
Ngày 16-11, TAND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm, tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn là ông Đỗ...
Việc lãi vay liên tục tăng đã khiến cơ hội sở hữu bất động sản trở nên hẹp hơn. Tuy nhiên, để ứng phó, nhiều chủ đầu tư đã tung chính sách hỗ trợ lãi...
Hàng loạt chủ dự án từ khu đô thị, tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, tài sản đang vận hành... đều được các...
Việc giảm giá bất động sản chưa hẳn là bán lỗ mà chỉ là hạ bớt kỳ vọng so với giai đoạn trước.
Thị trường kém thanh khoản, hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng phải "tạm nghỉ đông". Nhiều doanh nghiệp còn hoạt động thì gặp không...