Thị trường nhà đất TP.HCM: Người mua và nhà đầu tư đều chờ đợi
Trong quý 4-2022, thị trường nhà đất tại TP.HCM chỉ ghi nhận gần 1.100 căn hộ được mở bán mới, giảm 74% so với lượng mở bán mới quý trước, và chỉ...
Dự án thành phần 1A thuộc tuyến Vành đai 3 nối Tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) qua cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ở dự án này, đoạn qua TP HCM dài khoảng 2 km thuộc địa bàn TP Thủ Đức với diện tích thu hồi khoảng 36 ha, 72 hộ và tổ chức bị ảnh hưởng, tổng kinh phí bồi thường gần 1.600 tỉ đồng. Ngày 29-12-2022, hơn 34 ha (chiếm 96%) được TP Thủ Đức bàn giao cho chủ đầu tư.
Bài học của sự quyết tâm
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho hay nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Vành đai 3, ngay từ đầu năm 2022, UBND TP Thủ Đức đã chỉ đạo các phòng, ban, UBND các phường liên quan triển khai nghiêm túc việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án thành phần 1A. Việc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ là bài học của quyết tâm cao và phương pháp thực hiện đúng.
Để tiếp tục phát huy thành quả đạt được cũng như bảo đảm tiến độ bồi thường, GPMB đoạn còn lại, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức khẳng định địa phương tiếp tục quan tâm, tham mưu chăm lo tốt đời sống của người dân có đất bị thu hồi, bảo đảm cuộc sống của họ bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất.
Lễ bàn giao hơn 34 ha mặt bằng cho dự án 1A tại TP Thủ Đức Ảnh: QUỐC ANH
Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), đánh giá việc TP Thủ Đức bàn giao mặt bằng cho dự án thành phần 1A là "kiểu mẫu" trong công tác này vì thời gian thực hiện rất ngắn. Điều đó cho thấy chính quyền có quyết tâm cao, nhất là trong điều kiện đô thị đông đúc như TP HCM. Đây là cột mốc quan trọng để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cho rằng trong triển khai các dự án hạ tầng thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là khâu khó nhất. Lý do là ngoài phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các cấp chính quyền còn phải thực hiện song song phương án hỗ trợ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ban hành quyết định thu hồi đất… Tuy vậy, dự án thành phần 1A có tiến độ kỷ lục về thời gian thực hiện. Qua đó tạo động lực triển khai tốt các đoạn tiếp theo.
Lãnh đạo thành phố cùng chủ đầu tư khảo sát về công tác bàn giao ranh mốc dự án tại huyện Hóc Môn Ảnh: THU HỒNG
"Đây là dự án kỷ lục, thời gian thực hiện và chắc chắn là bài học tốt, là động lực làm tiếp các đoạn khác, đặc biệt là TP Thủ Đức đang triển khai dự án Vành đai 3 với hơn 14 km đi qua địa bàn" - ông Bùi Xuân Cường nói. Phó Chủ tịch UBND TP HCM đồng thời cho biết hiện nay, thành phố đang tập trung khảo sát, thiết kế, bồi thường toàn dự án. Theo đó, yêu cầu đến tháng 6-2023, tỉ lệ bàn giao mặt bằng các địa phương đạt 70% tiến độ. Tín hiệu vui là có địa phương đăng ký đạt 90%, thậm chí có địa phương đăng ký tháng 3-2023 bàn giao 100% mặt bằng.
Đột phá giao thông tạo đột phá kinh tế
Chia sẻ về tiến độ dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP HCM, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, cho biết trên cơ sở ranh GPMB được bàn giao, các địa phương cơ bản hoàn thành việc thu thập pháp lý với 1.633 trường hợp (TP Thủ Đức 556 trường hợp; các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh lần lượt là 410, 275 và 392 trường hợp).
Hộ dân ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 tại TP Thủ Đức sẽ được bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất Ảnh: QUỐC ANH
Việc đo đạc, kiểm đếm đạt tiến độ, như huyện Hóc Môn và Bình Chánh đạt 100%, TP Thủ Đức và huyện Củ Chi đạt hơn 90%. Công tác tái định cư cũng được các địa phương chuẩn bị sẵn sàng.
Nhận định về đường Vành đai 3, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng việc đầu tư xây dựng dự án này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi thực tế cho thấy ở đâu có đột phá về giao thông thì chắc chắn ở đó có đột phá về kinh tế. Ngược lại, không có đột phá về hạ tầng giao thông sẽ rất khó đột phá về kinh tế - xã hội, đời sống.
Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh đây không chỉ là trục giao thông chiến lược, mà còn là vành đai phát triển đô thị, phát triển công nghiệp và kết nối vùng. "Trong vòng 5 đến 15 năm tới, cùng với việc khép kín đường Vành đai 2, xúc tiến làm đường Vành đai 4 và các công trình lớn khác như sân bay Long Thành và các đô thị vệ tinh, đường Vành đai 3 TP HCM sẽ tạo xung lực phát triển rất lớn cho cả vùng kinh tế" - ông Phan Văn Mãi nói.
Các địa phương đang tăng tốc
Đường Vành đai 3 dài hơn 76 km, đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Việc khép kín, hoàn thiện tuyến giao thông có ý nghĩa lớn cho cả Vùng kinh tế phía Nam đang được gấp rút triển khai.
Tại Đồng Nai, khoảng 11,26 km đường Vành đai 3 qua địa bàn 3 xã ở huyện Nhơn Trạch là Vĩnh Thanh (2,6 km), Phú Thạnh (5,3 km) và Long Tân (3,34 km), diện tích thu hồi khoảng 65 ha, ảnh hưởng tới 500 hộ dân. Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh đang đốc thúc UBND huyện Nhơn Trạch và các sở, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, bảo đảm kế hoạch đặt ra là khởi công trong tháng 6-2023.
Tại Đồng Nai, dự án thành phần 1A đã được khởi công từ tháng 9-2022 Ảnh: THU HỒNG
Để giải quyết vướng mắc lớn nhất của dự án là việc lựa chọn phương án xây dựng hạng mục nút giao đầu tuyến với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay tỉnh đã thống nhất phương án xây dựng nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành theo đề nghị của Cục Quản lý đầu tư xây dựng Bộ Giao thông Vận tải. Cùng với đó, tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với phương án này.
Còn tại Bình Dương, đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh này có chiều dài 26 km với tổng mức đầu tư 19.280 tỉ đồng. Mới đây, tỉnh Bình Dương giao bổ sung 3.541 tỉ đồng cho 2 dự án thành phần. Cụ thể, dự án thành phần 5 xây dựng đường Vành đai 3 bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi (cầu vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương) và dự án thành phần 6 là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tại Long An, cơ quan chức năng cũng có những động thái phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ…
N.Tuấn - T.Nguyễn
Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trong quý 4-2022, thị trường nhà đất tại TP.HCM chỉ ghi nhận gần 1.100 căn hộ được mở bán mới, giảm 74% so với lượng mở bán mới quý trước, và chỉ...
Trong khi nguồn hàng thứ cấp có dấu hiệu “cắt lỗ” ngày càng nhiều thì giá BĐS sơ cấp được dự báo còn tiếp tục đà tăng trong tương lai.
Cả năm 2022, chỉ số hấp thụ khá ổn ở cả tòa nhà Hạng A và Hạng B trên toàn thị trường. Khu phía Nam và khu Trung tâm vẫn là những khu vực có lượng hấp...
Trong giai đoạn 2021-2025, TP. Đà Nẵng sẽ phát triển 75 dự án trên diện tích đất 2.553 ha, với tổng vốn đầu tư là 99.850 tỷ đồng.
Trước kiến nghị chậm trễ về phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng trong tháng 12 vừa qua được cho là bước đầu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn của nền kinh tế, trong đó có bất...
Cơn khát vốn lan ra trên diện rộng khi ngân hàng cạn room tín dụng cho vay mua nhà, lãi suất tăng cao. Không chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà ngay cả...
Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng đến nay mới chỉ cải tạo được...
Làn sóng cắt lỗ đang xảy ra với loại hình đất nền ven biển – kênh đầu tư từng được ví “hái ra tiền” ở thời điểm thị trường sôi động.
Thị trường bất động sản có nhiều biến động, thông tin rao bán nhà đất giảm giá, cắt lỗ xuất hiện dày đặc. Tuy nhiên, người mua cho rằng khó định đoạt...
Những tin cũ hơn
Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thiện Đề án về việc xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn...
Nam Long hiện đang sở hữu 75% vốn của Paragon Đại Phước - chủ đầu tư Khu đô thị Nam Long Đại Phước quy mô hơn 45 ha.
Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội, cần phải có những chính sách đủ mạnh mới có thể giảm giá trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư 11 dự án trên địa bàn Phú Quốc theo Kết luận thanh tra số...
Nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng từ những động thái tích cực của vĩ mô sẽ giúp thị trường sớm đảo chiều trong năm 2023.
Một kịch bản sốt đất sẽ khó lặp lại trong năm 2023 khi sắc màu trầm lắng vẫn bao phủ thị trường. Những câu chuyện giá đất tăng đột biến từng ngày,...
Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Giới chuyên gia nhận định, đây sẽ là động lực đầy...
Chênh lệch về giá sơ cấp bất động sản ở vùng ven và khu vực nội thành đang dần thu hẹp. Nguyên nhân do các chủ đầu tư phát triển nhiều tiện ích với...
Hai năm qua, huyện Củ Chi, Hóc Môn (Tp.HCM) là khu vực giá nhà đất tăng mạnh nhất và có dấu hiệu sốt khi mức tăng từ 15-25% trong thời gian ngắn.
Theo UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị), trong quý 4/2022, trên địa bàn huyện không có dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư.