Giá nhà sơ cấp khó “quay đầu” vào năm 2023, vì đâu?
Trong khi nguồn hàng thứ cấp có dấu hiệu “cắt lỗ” ngày càng nhiều thì giá BĐS sơ cấp được dự báo còn tiếp tục đà tăng trong tương lai.
Khi dòng tiền đổ vào lĩnh vực địa ốc không đủ để tạo lực đẩy trên thị trường, tất yếu thanh khoản sẽ gặp khó, doanh nghiệp và nhà đầu tư lao đao. Năm 2022, câu chuyện khát vốn đã trở thành một chủ đề nóng được bàn thảo trên các diễn đàn, toạ đàm. Đó cũng được coi là nút thắt quan trọng tác động đến sự nóng, lạnh hay phát triển bình ổn của bất động sản.
Ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định, điểm khó khăn chính của thị trường chính là vấn đề tín dụng và các kênh dẫn vốn cho bất động sản bên cạnh điểm nghẽn pháp lý.
Bước sang năm 2023, giới chuyên gia và đầu tư kỳ vọng về dòng vốn mới sẽ đổ bộ vào thị trường, giúp xoá đi gam màu trầm đang bao phủ.
Ông Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, năm 2023, triển vọng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc khả quan.
Đầu tiên, theo ông Chung, tín dụng tốt hơn 2022. Dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo đà cho doanh nghiệp vận hành năm 2023. Quyết định mới nhất việc nới hạn mức (room) tín dụng thêm 1,5-2%, sẽ có 240.000 tỉ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế kể từ nay đến hết năm.
Thứ hai, ông Chung nhận định, trái phiếu sẽ dần phục hồi.
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn có nhiều triển vọng gia tăng. Hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ 2 trong nhóm các thị trường mới nổi. Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư FDI và lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư công cam kết tăng mạnh. Theo ông Chung, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021. Năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Áp lực lớn, nhưng nếu thực thi hiệu quả, sẽ tạo động lực tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế.
Thứ năm, vị chuyên gia này cho rằng, với các nguồn vốn khác về cơ bản, không có biến động mạnh và ở mức ổn định như năm 2022: Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vượt qua thời điểm khó khăn, phải điều chỉnh bị động năm 2022; các nhà đầu tư tiềm năng vẫn ổn định; kiều hối tiếp tục ổn định; các luồng tiền phái sinh tiếp tục xuất hiện, phục hồi cùng với đà phục hồi kinh tế sau COVID-19.
Trong khi đó, ông Phan Việt Hoàng thẳng thắn cho rằng, trong thời điểm hiện tại và trong ngắn hạn cần có cách khơi thông dòng tiền vốn đang bị tắc nghẽn.
Vị này phân tích rõ: Một, cần tiếp tục thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều tỉnh thành trong cả nước kích thích cho dòng tiền được lưu thông.
Thứ hai, cần có sự đồng hành và chia sẻ của Ngân hàng nhà nước trong công tác cấp vốn và chỉ đạo điều hành trong hệ thống ngân hàng các ngân hàng thương mại cổ phần có sự đánh giá phân loại hồ sơ tín dụng khách quan hơn.
Theo ông Hoàng, phía phê duyệt hồ sơ không nên nhạy cảm quá đối với những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt cần hỗ trợ và đảm bảo các khoản tín dụng dành cho người mua nhà để ở, mua căn nhà đầu tiên, nhất là phân khúc nhà ở xã hội cầm đảm bảo nguồn vốn và ổn định lãi suất dài hạn cho người dân. Siết tín dụng các khoản vay đầu cơ bds bằng hình thức giải ngân tự sử dụng phương án vốn vay.
Thứ ba, phải thay đổi cơ cấu sản phẩm của thị trường bất động sản, rút ngắn khoảng cách chênh lệnh dòng sản phẩm cao cấp - trung bình. Ông Hoàng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh triển khai chương trình Một triệu căn nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp do Bộ xây dựng chủ trì đề án góp phần tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản.
Trong dài hạn các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản cần chủ động đa dạng nguồn vốn, đặc biệt mở rộng các kênh dẫn vốn như FDI , trái phiếu doanh nghiệp hay là trong dân trên cơ sở tuân thủ pháp luật nhằm giảm phụ thuộc vào dòng vốn tín dụng ngân hàng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trong khi nguồn hàng thứ cấp có dấu hiệu “cắt lỗ” ngày càng nhiều thì giá BĐS sơ cấp được dự báo còn tiếp tục đà tăng trong tương lai.
Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng đến nay mới chỉ cải tạo được...
Làn sóng cắt lỗ đang xảy ra với loại hình đất nền ven biển – kênh đầu tư từng được ví “hái ra tiền” ở thời điểm thị trường sôi động.
Thị trường bất động sản có nhiều biến động, thông tin rao bán nhà đất giảm giá, cắt lỗ xuất hiện dày đặc. Tuy nhiên, người mua cho rằng khó định đoạt...
Đi bán thêm cành đào, chạy xe ôm… để có thêm thu nhập trang trải, môi giới BĐS đang cố gắng để có Tết ấm no sau một năm “số 0” tròn trĩnh trong nghề.
Các đơn vị phân tích cho rằng, năm 2023, thị trường bất động sản còn đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn cung, lãi suất cho vay neo cao,...
Theo kế hoạch, lòng hồ thuỷ điện Sơn La sẽ được chia làm 3 phân khu du lịch và 3 trung tâm dịch vụ du lịch, dự kiến tổng thu từ du lịch đến năm 2030...
Thời gian tới, nhà nước sẽ không tính tiền chuyển nhượng sử dụng đất theo giá kê khai trong hợp đồng mà sẽ thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động...
Căn hộ chung cư hay nhà liền thổ giá dưới 2 tỉ đồng vẫn có nhưng rất hiếm căn đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay
Bất động sản đã trải qua một năm dài đầy sóng gió: Sức mua giảm, giao dịch ít, thiếu dòng tiền, mất cân đối cung cầu... Năm 2023, thị trường bất động...
Những tin cũ hơn
Việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng trong tháng 12 vừa qua được cho là bước đầu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn của nền kinh tế, trong đó có bất...
Trước kiến nghị chậm trễ về phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Trong giai đoạn 2021-2025, TP. Đà Nẵng sẽ phát triển 75 dự án trên diện tích đất 2.553 ha, với tổng vốn đầu tư là 99.850 tỷ đồng.
Cả năm 2022, chỉ số hấp thụ khá ổn ở cả tòa nhà Hạng A và Hạng B trên toàn thị trường. Khu phía Nam và khu Trung tâm vẫn là những khu vực có lượng hấp...
Trong quý 4-2022, thị trường nhà đất tại TP.HCM chỉ ghi nhận gần 1.100 căn hộ được mở bán mới, giảm 74% so với lượng mở bán mới quý trước, và chỉ...
Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thiện Đề án về việc xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn...
Nam Long hiện đang sở hữu 75% vốn của Paragon Đại Phước - chủ đầu tư Khu đô thị Nam Long Đại Phước quy mô hơn 45 ha.
Hơn 34 ha đất trong diện tích thu hồi làm dự án 1A của tuyến Vành đai 3 đoạn qua TP HCM vừa được bàn giao đã tạo nguồn động lực cho tiến độ toàn dự án
Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội, cần phải có những chính sách đủ mạnh mới có thể giảm giá trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư 11 dự án trên địa bàn Phú Quốc theo Kết luận thanh tra số...