Gỡ “nút thắt” chung cư cũ
Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng đến nay mới chỉ cải tạo được...
Hỗn loạn giá cả trên thị trường
Thời gian gần đây, dòng vốn chảy vào bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ khiến thanh khoản sụt giảm mạnh, theo đó thị trường rơi vào trầm lắng, thậm chí có nơi gần như “đóng băng”. Nhiều nhà đầu tư bất động sản giai đoạn này không đủ sức để “gồng” lãi buộc phải giảm giá, rao bán cắt lỗ. Song, trước hàng loạt thông tin rao bán này lại khiến người mua cảm thấy hoang mang, dè chừng.
Anh Hiếu Nghĩa, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, thời gian này, anh cùng nhóm bạn đầu tư đang chủ động đi "săn" lô đất nền vùng ven. Thế nhưng, càng tìm, họ càng như bị lạc vào "mê cung" thông tin rao bán, không biết đúng, sai thế nào.
Qua một số thông tin rao bán, anh Nghĩa đến xem một lô đất thuộc Sơn Tây (Hà Nội) có giá cắt lỗ là 17 triệu đồng/m2. Lô đất này có diện tích 150m2, tổng tiền phải trả là hơn 2,5 tỷ đồng.
"Số tiền trên cũng phù hợp với vốn tôi đang sẵn có. Tuy nhiên, khi tham khảo các lô đất cùng khu vực thì giá lại thấp hơn khoảng 2 - 3 triệu đồng/m2 dù có vị trí khá tương đồng. Tính nhanh, thì sự chênh lệch về giá của 2 lô đất đã xem là hàng trăm triệu đồng", anh Nghĩa chia sẻ.
Trước những thông tin hỗn loạn về giá cả như hiện nay, anh Nghĩa tạm thời dừng việc mua bán để cân nhắc.
Tương tự, chị Liên, nhà đầu tư tại Hà Nội đang lưỡng lự khi xuống tiền mua một lô đất tại Mê Linh (Hà Nội) vì xung quanh có nhiều thông tin về giá cả khác nhau. Chị Liên cho biết, dù đã nhiều lần đi xem tận nơi và khảo giá những khu vực xung quanh, nhưng càng xem chị càng thấy khó khăn hơn trong việc quyết định mua.
“Cách đây 2 tháng, tôi đã có dự tính mua một lô đất ven khu vực quy hoạch Vành đai 4 vùng Thủ đô. Đi khảo sát giá nhiều khu vực, tôi thấy việc rao bán cắt lỗ, giảm giá xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, mỗi nơi lại rao bán một giá khác, khiến tôi khó xác định đâu là mức giá thật”, chị Liên nói.
Trước sự hỗn loạn về thông tin giá cả ở thời điểm này, nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý e ngại khi xuống tiền. Đặc biệt, giai đoạn thị trường có nhiều nhận định chưa rõ ràng càng khiến người mua khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Anh Tuấn Hùng, nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội cho rằng, giá bất động sản đã tăng chóng mặt trong 2 năm qua, trong đó, đối với nhà đầu tư thứ cấp phải mua giá cao thì chắc chắn giờ bán cắt lỗ, giá vẫn cao. Còn những người đầu tư trước năm 2018 rõ ràng giờ bán giá thấp hơn cắt lỗ của nhà đầu tư thứ cấp họ vẫn có lãi.
Cũng là người đang đi "săn" bất động sản thời kỳ thị trường nhiều biến động, anh Hùng cho rằng, các thông tin rao bán chỉ dừng ở mức tham khảo. Nếu thực sự cần mua, nhà đầu tư cần tới trực tiếp khảo sát giá khu vực xung quanh, tìm hiểu được nguồn gốc đầu tư lô đất này thì càng tốt.
Thị trường diễn biến khá thận trọng
Thị trường bất động sản bước vào năm tới với hy vọng phục hồi, mức tăng trưởng dự báo cao, nhưng những trở ngại từ nền kinh tế toàn cầu và một số yếu tố trong nước nửa cuối năm nay khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi e ngại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đầu năm 2021, thị trường đón nhận hàng loạt cơn "sốt đất" trên diện rộng. Số lượng nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường tăng cao chưa từng có, tỷ lệ thuận với số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.
Hiện tại, theo ông Đính, giá bất động sản bị đẩy quá cao, không phù hợp nhu cầu người dân. Áp lực tăng giá đầu vào như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn... và lạm phát tăng cao đã gây áp lực lên giá thành bất động sản.
"Dù giá bất động sản có giảm trong những tháng cuối năm, nhưng vẫn gấp nhiều lần so với thời điểm 2018. Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn", ông Đính nhấn mạnh.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cũng nhìn nhận, 2022 là năm kỳ lạ của thị trường bất động sản khi đạt đỉnh vào quý II, nhưng cuối năm rơi vào khủng hoảng. Theo ông, nguyên nhân là sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thực, trên 80% là mua đầu cơ. Thị trường dư thừa nguồn cung bất động sản cao cấp, hạng sang, nhưng thiếu sản phẩm bình dân.
Cùng với đó, ông Quang cho rằng, nguồn cung bất động sản khu vực trung tâm rất ít, do pháp lý ách tắc, tiền thuế sử dụng đất cao, vướng đất công… Lãi suất tăng quá cao, room tín dụng cạn kiệt là hệ quả tất yếu dẫn đến sự trầm lắng của thị trường.
Do đó, vị chuyên gia nhận định, năm 2023, dự báo thị trường bất động sản sẽ chuyển biến khá thận trọng. Phân khúc nhà ở sẽ duy trì mức thanh khoản ổn định, song nguồn cung hạn chế và vẫn vắng bóng sản phẩm vừa túi tiền với người tiêu dùng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo thống kê cả nước có gần 2.467 chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, trong số này 25% là nguy hiểm, xuống cấp nhưng đến nay mới chỉ cải tạo được...
Làn sóng cắt lỗ đang xảy ra với loại hình đất nền ven biển – kênh đầu tư từng được ví “hái ra tiền” ở thời điểm thị trường sôi động.
Đi bán thêm cành đào, chạy xe ôm… để có thêm thu nhập trang trải, môi giới BĐS đang cố gắng để có Tết ấm no sau một năm “số 0” tròn trĩnh trong nghề.
Các đơn vị phân tích cho rằng, năm 2023, thị trường bất động sản còn đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn cung, lãi suất cho vay neo cao,...
Theo kế hoạch, lòng hồ thuỷ điện Sơn La sẽ được chia làm 3 phân khu du lịch và 3 trung tâm dịch vụ du lịch, dự kiến tổng thu từ du lịch đến năm 2030...
Thời gian tới, nhà nước sẽ không tính tiền chuyển nhượng sử dụng đất theo giá kê khai trong hợp đồng mà sẽ thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động...
Căn hộ chung cư hay nhà liền thổ giá dưới 2 tỉ đồng vẫn có nhưng rất hiếm căn đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay
Bất động sản đã trải qua một năm dài đầy sóng gió: Sức mua giảm, giao dịch ít, thiếu dòng tiền, mất cân đối cung cầu... Năm 2023, thị trường bất động...
Sau một năm nhiều biến cố thăng trầm, nhờ được tháo gỡ về pháp lý và vốn, thị trường bất động sản năm 2023 đang lấp ló dấu hiệu kỳ vọng sẽ hồi phục...
Theo chuyên gia nhận định, năm 2023 sẽ là năm thị trường bất động sản tái cơ cấu mạnh mẽ theo xu hướng giảm các sản phẩm, dự án mang tính chất đầu cơ...
Những tin cũ hơn
Cơn khát vốn lan ra trên diện rộng khi ngân hàng cạn room tín dụng cho vay mua nhà, lãi suất tăng cao. Không chỉ những nhà đầu tư nhỏ lẻ mà ngay cả...
Việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng trong tháng 12 vừa qua được cho là bước đầu tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn của nền kinh tế, trong đó có bất...
Trước kiến nghị chậm trễ về phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Trong giai đoạn 2021-2025, TP. Đà Nẵng sẽ phát triển 75 dự án trên diện tích đất 2.553 ha, với tổng vốn đầu tư là 99.850 tỷ đồng.
Cả năm 2022, chỉ số hấp thụ khá ổn ở cả tòa nhà Hạng A và Hạng B trên toàn thị trường. Khu phía Nam và khu Trung tâm vẫn là những khu vực có lượng hấp...
Trong khi nguồn hàng thứ cấp có dấu hiệu “cắt lỗ” ngày càng nhiều thì giá BĐS sơ cấp được dự báo còn tiếp tục đà tăng trong tương lai.
Trong quý 4-2022, thị trường nhà đất tại TP.HCM chỉ ghi nhận gần 1.100 căn hộ được mở bán mới, giảm 74% so với lượng mở bán mới quý trước, và chỉ...
Bộ Xây dựng cho biết đã hoàn thiện Đề án về việc xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn...
Nam Long hiện đang sở hữu 75% vốn của Paragon Đại Phước - chủ đầu tư Khu đô thị Nam Long Đại Phước quy mô hơn 45 ha.
Hơn 34 ha đất trong diện tích thu hồi làm dự án 1A của tuyến Vành đai 3 đoạn qua TP HCM vừa được bàn giao đã tạo nguồn động lực cho tiến độ toàn dự án