Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo đất đai dịp cuối năm
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai là vấn đề nhức nhối tại nhiều địa phương thời gian qua. Càng về cuối năm, loại hình tội phạm này...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, bối cảnh thực tiễn và các quy định hiện hành đang đặt ra vấn đề nếu xây dựng nhà ở xã hội với việc chi phí tạo lập quỹ đất (dù được miễn tiền sử dụng đất) và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất nhà ở xã hội (đối với dự án nhà ở xã hội hình thành trên quỹ đất 20% diện tích dự án nhà ở thương mại) là rất cao.
Theo đó, ông Châu cho rằng, với việc chi phí đầu vào cao sẽ dẫn đến giá thành, giá bán nhà ở xã hội sẽ rất cao, theo tính toán có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2.
“Mức giá 40 triệu đồng/m2 nhà ở xã hội sẽ vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, nếu nhà ở xã hội ở ngay cạnh nhà ở thương mại thì người mua nhà ở xã hội ở các dự án còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ hàng tháng cao do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp”, ông Châu nói.
Tại văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.
Ông Châu cho rằng, để thực hiện thành công chính sách nhà ở xã hội thì phải có 02 chính sách quan trọng nhất. Trước hết là chính sách tín dụng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi dài hạn cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và phải có quỹ đất theo quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội.
Song, muốn tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội thì phải có sự hợp lực của Nhà nước và các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thông qua 02 kênh, cụ thể: Thứ nhất, Nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách trích 10% số thu tiền sử dụng đất và nguồn tài chính của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở xã hội
Thứ hai là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các khu vực quy hoạch phát triển nhà ở xã hội để có quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội, hoặc doanh nghiệp sử dụng quỹ đất sẵn có để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, về nguồn vốn thực hiện, HoREA cho rằng, nếu chỉ trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa
“Ngay cả thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cũng chỉ thu tiền sử dụng đất được 7.560 tỷ đồng nên trích 10% thì cũng chỉ được 756 tỷ đồng mà thôi. Với số tiền ít ỏi này thì khó thể dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê”, nhất là Nhà nước không có đủ ngân sách để thực hiện đền bù, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội”, Chủ tịch Lê Hoàng Châu cho biết.
Do vậy, Hiệp hội đề xuất nên bổ sung thêm quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để phát triển nhà ở xã hội.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai là vấn đề nhức nhối tại nhiều địa phương thời gian qua. Càng về cuối năm, loại hình tội phạm này...
Với những lợi thế về vị trí và quy hoạch, các dự án bất động sản phía Tây Hồ Tây thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và những người có nhu cầu...
Theo hầu hết chuyên gia trong ngành, năm 2023 phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng tiếp tục gặp khó về thanh khoản.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2022, lượng giao dịch chung cư tại Thừa Thiên Huế là 83 căn, 13.097 lô đất nền và 360 căn nhà ở riêng lẻ.
Dựa trên báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhiều dự báo về bất động sản công nghiệp vẫn sẽ là điểm sáng trong năm 2023. Giá thuê...
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2023 cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.
Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất cao hơn đối với giao dịch lướt sóng bất động sản.
Tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.
17 dự án bất động sản, khu dân cư, khu tái định cư, khu du lịch… sẽ được Quảng Ngãi đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2023.
Năm 2022 đã trôi qua với rất nhiều biến động nhưng với tiềm lực tài chính, giá trị cốt lõi vững vàng, một chiến lược phát triển dài hạn và những ứng...
Những tin cũ hơn
Tỉnh Hải Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, tổng hợp các vấn đề tồn tại, khó khăn để đưa ra các biện pháp tháo gỡ đối với một số dự...
Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đề xuất áp thuế suất cao hơn với các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giao 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo sát sao trong quá trình xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn.
Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa thông báo về việc tất toán các lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị lên đến gần 900 tỷ...
Theo số liệu của Savills, trong quý 4/2022, nguồn cung sơ cấp phân khúc căn hộ TP.HCM 8.000 căn tăng 20% theo quý và 2% theo năm; hàng tồn kho chiếm...
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng, thị trường bất động sản vào năm 2023 thật khó để tìm lại sự hưng phấn thăng hoa như những năm trước.
Tỉnh Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 19 dự án thu tiền sử dụng đất trong năm 2023, trong đó có nhiều dự án lớn như: Khu dân cư trục...
Năm 2023 được tỉnh Khánh Hòa xem là năm thu hút đầu tư, đặc biệt địa phương sẽ chú trọng thu hút các dự án FDI một cách hiệu quả, nhất là thu hút vào...
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá thuê đất khu công nghiệp trên cả nước năm 2022 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong bối cảnh lãi suất vẫn neo cao, việc xác định đâu là đáy của thị trường bất động sản là rất khó. Chuyên gia cho rằng, nếu chính sách vĩ mô được...