Điểm sáng bất động sản công nghiệp
Dựa trên báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhiều dự báo về bất động sản công nghiệp vẫn sẽ là điểm sáng trong năm 2023. Giá thuê...
Mặc dù nhu cầu đầu tư lớn nhưng thực tế, BĐS nghỉ dưỡng vẫn chìm trong giấc ngủ đông do vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Báo cáo mới nhất của DKRA Vietnam chỉ ra, loại hình BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung có sự hồi phục so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng vẫn còn khá thấp so với giai đoạn năm 2019. Sức cầu thị trường ở mức cao, tuy nhiên chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án trong 2 quý đầu năm và có dấu hiệu sụt giảm trong giai đoạn cuối năm.
Cụ thể, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường ghi nhận 4,795 nguồn cung mới đến từ 42 dự án trong năm 2022, tăng 20% so với năm ngoái. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 65% (tương đương 3,124 căn), tăng 9% so với năm 2021. Hầu hết nguồn cung đến từ miền Trung và miền Bắc. Các khu vực phát triển mạnh về nghỉ dưỡng như Bình Thuận, Hòa Bình, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp tục đóng góp tỷ trọng khá lớn vào tổng nguồn cung và lượng tiêu thụ cả nước.
Mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục tăng cao, trung bình từ 16% - 19% so với cùng kỳ năm trước. Giai đoạn 6 tháng cuối năm, hầu hết các chủ đầu tư điều chỉnh thời gian triển khai mở bán nhằm tối ưu hiệu quả bán hàng.
Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng vẫn là điểm sáng thu hút sự quan tâm của thị trường. Ghi nhận năm 2022, nguồn cung mới tăng đáng kể với 7,647 căn đến từ 27 dự án, tăng 34% so với năm 2021. Sức cầu thị trường ở mức cao với lượng tiêu thụ đạt khoảng 5,296 căn, tương đương 69% nguồn cung mới và tăng 6% so với năm ngoái. Những khu vực quen thuộc như Bình Thuận, Kiên Giang, Thanh Hóa vẫn là địa phương dẫn đầu về nguồn cung cũng như lượng tiêu thụ cả nước. Thị trường cũng đón nhận nguồn cung mới tại khu vực Tây Nguyên sau nhiều năm khan hiếm.
Giá bán sơ cấp tăng cao, dao động từ 25% - 30% so với cùng kỳ. Các đợt mở bán cũng ghi nhận chênh lệch mức giá rõ rệt, tăng dao động từ 7% - 10% (mỗi đợt cách nhau 4 - 6 tháng). Nhiều Chủ đầu tư áp dụng các chính sách kích cầu thị trường và hỗ trợ khách hàng như cam kết mua lại, thuê lại, hỗ trợ lãi suất, chiết khấu thanh toán nhanh lên đến 40%,…
Báo cáo thị trường bất động sản 2022 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, quý 4/2022, có 18 dự án BĐS nghỉ dưỡng được chào bán, đưa ra thị trường 2.561 sản phẩm.
Nguồn cung chủ yếu là hàng tồn kho từ quý trước trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều thách thức, hoạt động mở bán và đưa vào khai thác của một số dự án bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến.
Đáng chú ý, tỷ lệ hấp thụ của thị trường chỉ đạt khoảng 28%. Quý 4/2022, lượng giao dịch tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ du lịch tại một dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếm 50% tổng lượng tiêu thụ.
Trong quý 4/2022, mặt bằng giá ở thị trường sơ cấp không tăng. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất,... nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, tính chung trong cả năm 2022, cả nước đón nhận hơn 19.124 sản phẩm BĐS du lịch - nghỉ dưỡng mới. Nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực miền Trung với gần 8.000 sản phẩm, tương đương khoảng 42% lượng cung toàn thị trường.
Trong khi đó, lượng giao dịch sản phẩm căn hộ du lịch chưa tốt như kỳ vọng vì còn điểm nghẽn về pháp lý trong bối cảnh ngành du lịch chưa hồi phục.
Mức giá bán sơ cấp dao động từ 17 – 167 triệu đồng/m2. Khu vực miền Nam ghi nhận nền giá cao nhất với mức giá từ 35-167 triệu đồng/m2. Tính chung cả năm 2022, mặt bằng giá bán ở thị trường sơ cấp tăng trung bình 12-15% so với năm 2021 do các dự án mới có mức giá chào bán cao.
Theo Hội này, trong thời gian tới, nguồn cung bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng khả năng sẽ vẫn giảm, hạn chế. Chỉ các chủ đầu tư có đủ nguồn lực mới có khả năng phát triển dự án. Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng trong năm 2023. Mặc dù nhu cầu đầu tư BĐS nghỉ dưỡng cao nhưng thực tế, thị trường này vẫn sẽ chậm giao dịch vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Theo các chuyên gia, thời gian vừa qua, mặc dù ngành du lịch đã từng bước mở cửa trở lại nhưng vẫn chưa tăng trưởng như kỳ vọng và hồi phục về mức trước đại dịch. Năm 2019 là năm hoàng kim của Việt Nam về thu hút khách du lịch quốc tế, với hơn 18 triệu lượt khách, trong đó khách Trung Quốc chiếm hơn 32% với 5,81 triệu lượt khách.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid đã tác động nhiều đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời gian qua. Tính đến tháng 11/2022, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt khoảng 55.000 người, bằng 0,94% so với năm 2019.
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có động thái nới lỏng chính sách Zero Covid hứa hẹn sự hồi phục khách du dịch ở quốc gia này trong tương lai, nhưng chưa đủ giúp thị trường BĐS nghỉ dưỡng chuyển mình tích cực.
Bên cạnh đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng còn khó khăn do những tồn đọng về pháp lý, quy định về việc cấp sổ cho loại hình condotel, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư, đơn vị vận hành, khách hàng. Những câu hỏi về hiệu quả trong khai thác, vận hành và niềm tin của khách hàng sau những sự cố về việc chi trả các khoản cam kết lợi nhuận, tiến độ bàn giao… cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Ngoài ra, các vấn đề về nguồn vốn tín dụng bị siết chặt, lãi suất tăng cao cũng khiến nhà đầu tư e ngại việc xuống tiền. Trong ngắn hạn, ít nhất trong năm 2023, nhiều khả năng thị trường này sẽ tiếp tục gặp khó khăn với mức thanh khoản trung bình - thấp và khó có những đột biến trong ngắn hạn. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng khó tăng tốc do còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023.
Ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho hay, thị trường BĐS năm 2023 vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Bức tranh chung là không đến mức bi quan. Tuy vậy, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ gặp nhiều trở ngại trong năm 2023. Đây là loại hình “ngủ đông” khá lâu và chưa có tín hiệu phục hồi rõ nét. Những vướng mắc về pháp lý, tín dụng đang tạo sức ép lên phân khúc này, nhất là loại hình codotel.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Dựa trên báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhiều dự báo về bất động sản công nghiệp vẫn sẽ là điểm sáng trong năm 2023. Giá thuê...
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2023 cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.
Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất cao hơn đối với giao dịch lướt sóng bất động sản.
Tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.
17 dự án bất động sản, khu dân cư, khu tái định cư, khu du lịch… sẽ được Quảng Ngãi đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2023.
Năm 2022 đã trôi qua với rất nhiều biến động nhưng với tiềm lực tài chính, giá trị cốt lõi vững vàng, một chiến lược phát triển dài hạn và những ứng...
Theo thông cáo báo chí của Công ty Vimedimex, về vụ án vi phạm quy định hoạt động bán đấu giá tài sản tại huyện Đông Anh, Công ty Vimedimex không liên...
Những dự án bất động sản phía Nam mở bán trong năm 2023 là những dự án mới hoặc các dự án ở mở bán ở giai đoạn tiếp theo. Phần lớn các sản phẩm đều có...
Thời điểm cuối năm là lúc nhu cầu mua nhà lên cao, không ít người đã mua được với mức giá “hời”, song nhiều người đau đầu vì bị môi giới bất động sản...
Cắt lỗ hay cố gắng chờ đợi tín hiệu sáng từ thị trường là bài toán khó đối với những nhà đầu tư đang ôm hàng, sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo giới...
Những tin cũ hơn
Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2022, lượng giao dịch chung cư tại Thừa Thiên Huế là 83 căn, 13.097 lô đất nền và 360 căn nhà ở riêng lẻ.
Với những lợi thế về vị trí và quy hoạch, các dự án bất động sản phía Tây Hồ Tây thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và những người có nhu cầu...
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai là vấn đề nhức nhối tại nhiều địa phương thời gian qua. Càng về cuối năm, loại hình tội phạm này...
Theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), với việc chi phí đầu vào cao sẽ dẫn đến giá thành, giá bán nhà ở xã hội sẽ rất cao, theo tính toán có thể...
Tỉnh Hải Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, tổng hợp các vấn đề tồn tại, khó khăn để đưa ra các biện pháp tháo gỡ đối với một số dự...
Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đề xuất áp thuế suất cao hơn với các giao dịch bất động sản diễn ra trong thời gian ngắn.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam giao 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo sát sao trong quá trình xử lý các dự án chậm tiến độ trên địa bàn.
Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa thông báo về việc tất toán các lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị lên đến gần 900 tỷ...
Theo số liệu của Savills, trong quý 4/2022, nguồn cung sơ cấp phân khúc căn hộ TP.HCM 8.000 căn tăng 20% theo quý và 2% theo năm; hàng tồn kho chiếm...
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng, thị trường bất động sản vào năm 2023 thật khó để tìm lại sự hưng phấn thăng hoa như những năm trước.