“Thu nhập 30 triệu đồng/tháng, tiền tiết kiệm sẵn 1 tỷ đồng nhưng tôi chưa dám mua nhà Hà Nội”
"Nhiều người nghĩ rằng, trong điều kiện của tôi, việc mua nhà Hà Nội dễ như trở bàn tay. Thế nhưng, nếu tính toán, với mức lãi suất tăng cao như hiện...
Công trình đường Vành đai 2 theo hình thức BT hoang hóa, ngổn ngang mấy năm qua.
Công trình lại trở thành điểm ngập nước, kẹt xe
Là dự án BT có mức đầu tư lớn nhất đang thực hiện, dự án ngăn triều chống ngập với số vốn 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam thực hiện đã tạm dừng thi công nhiều năm. Dự án nằm trên 6 quận/huyện với các công trình cống ngăn triều chống ngập được khởi công năm 2016 và dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên tới nay, dự án vẫn “mắc kẹt” và chưa biết chính xác khi nào hoàn thành.
Hiện các cống ngăn triều đã được thi công khoảng 90% nhưng vì bỏ hoang mấy năm qua, công trình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục. Thậm chí người dân ở quanh khu vực dự án thay vì thoát được cảnh ngập nước thì nay hiện trạng công trình lại trở thành điểm ùn tắc kẹt xe, ngập nước mỗi khi có mưa.
Được biết, từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều dự án BT tại TPHCM gặp khó khăn về thủ tục. Theo đó, các dự án đã được địa phương ký kết với nhà đầu tư trước đó sẽ tiếp tục thực hiện với cơ chế đặc thù, có thêm các phụ lục hợp đồng để hoàn thành. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà dự án ngăn triều chống ngập tới nay vẫn chưa thể tiếp tục thi công trở lại dù có phụ lục và thậm chí cả Nghị quyết riêng của Chính phủ. Nhà đầu tư là Tập đoàn Trung Nam đã nhiều lần phản ánh về việc dự án bỏ hoang sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như hư hỏng máy móc, thiết bị công trình, nhưng vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.
Chung cảnh ngộ là dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng tới nút giao Gò Dưa (quốc lộ 1A) trên địa bàn TP Thủ Đức. Dự án dài khoảng 2,8km và có nguồn vốn gần 2.800 tỷ đồng, được khởi công năm 2017 với thời gian dự kiến hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2020, dự án đã tạm dừng khi mới hoàn thành khoảng 45% khối lượng công trình. Việc dừng thi công khiến dự án chịu nhiều chi phí như tiền lãi vay ngân hàng, tiền nhân công, tiền thuê máy móc, nguyên vật liệu tăng giá... Hiện nay dự án theo hình thức BT này vẫn chưa thể tái thi công trở lại.
Cũng trong tình trạng dang dở là dự án đường song hành với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, dài 3,4km. Dự án được khởi công năm 2017 với nguồn vốn gần 870 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành 2 năm sau đó. Tuy nhiên, hiện tại dự án này mới chỉ hoàn thành khoảng 80% và việc thi công chỉ cầm chừng do vướng mắc về thủ tục pháp lý thanh toán đất cho chủ đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn TPHCM còn một số dự án được ký kết với nhà đầu tư tư nhân thực hiện theo hình BT cũng đang trong tình trạng “trùm mền” nhiều năm như dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (quận 3) hay đường nối cảng Sài Gòn - Hiệp Phước...
Tìm cách gỡ vướng
Thực tế không phải đến thời điểm này TPHCM mới gặp vấn đề với các dự án theo hình thức BT mà vài năm qua, các dự án bắt đầu gặp các vấn đề về pháp lý. Cùng với các dự án theo hình thức BOT, dự án BT không được khuyến khích thực hiện và nhiều nơi đã chuyển sang hình thức đầu tư công. Tại TPHCM, một số dự án dù được phê duyệt theo hình thức BT nhưng cũng buộc phải chuyển qua đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách như dự án cầu Bình Tiên (quận 6) với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng.
Với đặc thù và nhu cầu hạ tầng quá lớn, nguồn ngân sách không thể đáp ứng kịp thời khiến TPHCM vẫn muốn tiếp tục thực hiện các dự án theo hình thức BT cũng như nhanh chóng giải quyết các dự án dang dở.
Ông Hà Ngọc Trường - Chủ tịch Hiệp hội Cầu đường cảng TPHCM cho rằng, việc huy động nguồn vốn xã hội cho các dự án hạ tầng thông qua hình thức công - tư nói chung và BT nói riêng là cần thiết. Theo ông Trường, nguồn vốn cho hạ tầng phía Nam rất lớn nhưng ngân sách giải ngân chỉ đáp ứng khoảng 20%. Vì vậy, thay vì cấm triển khai thì cần có cơ chế đặc thù và tính pháp lý minh bạch để tạo hành lang cho các nhà đầu tư tư nhân có thể thực hiện các dự án.
Một số ý kiến cho rằng việc gỡ vướng các dự án BT đang triển khai ở TPHCM không dễ dàng, cần sự chung tay của cơ quan có thẩm quyền với một hành lang pháp lý minh bạch nhằm tạo sự hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương.
Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
"Nhiều người nghĩ rằng, trong điều kiện của tôi, việc mua nhà Hà Nội dễ như trở bàn tay. Thế nhưng, nếu tính toán, với mức lãi suất tăng cao như hiện...
Tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế diễn ra chiều 9/2, ông Vũ Anh Dũng, Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường Bất động sản,...
Từ Bắc chí Nam, biển rao bán, cho thuê lại nhà, đất xuất hiện khắp nơi với mức giá giảm mạnh so với cùng kì năm 2022. Tuy nhiên, rất ít giao dịch...
Hà Nội giao Sở TN&MT lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công...
Điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà là mặt tiền gần như trong suốt, ở ngoài đường có thể nhìn thấy người trong nhà.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua trong tháng 10/2023. Thời gian lấy ý kiến nhân dân đã được gần 1/3.
Liên quan đến dự án cầu Rạch Miễu 2 chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lân đề nghị 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre...
Đường ven biển qua tỉnh Bình Định có chiều dài khoảng 115 km. Mới đây, khi dự lễ khánh thành đường ven biển (đoạn Cát Tiến - Mỹ Thành), Thủ tướng Phạm...
Theo dự báo, việc quy hoạch đô thị hiệu quả đang là xu hướng khi có thể góp phần kiến tạo môi trường sinh hoạt hòa nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho...
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 sẽ có nhiều điểm tích cực vì các chủ đầu tư lớn đã cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên các...
Những tin cũ hơn
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills, thời điểm hiện tại xuất hiện lợi thế với nhà đầu tư nên tranh thủ...
Sau hơn 2 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, dự án Cảng hàng không quốc tế Long...
Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Trong đó, nội dung đáng chú ý liên...
Doanh nghiệp kêu khát vốn, lãi vay cao, nhưng ngân hàng cũng có lý của họ. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp bất động sản với ngân hàng cần phải nhìn nhận...
Hoa viên tưởng niệm Nirvana Việt Nam sở hữu những lợi thế về mặt phong thuỷ, giúp khơi nguồn vượng khí, phù hợp với văn hoá mai táng truyền thống của...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị doanh nghiệp bất động sản rà soát lại và tiếp tục bán bớt dự án, củng cố nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án có...
Công ty TNHH VSIP Nghệ An là nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn 1) với quy mô 500ha.
Hạ lãi suất là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người mua nhà đều được...
Văn phòng GTVT TPHCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Phó Giám đốc Sở GTVT Phan Công Bằng tại cuộc họp về rà soát, đánh giá quy mô đầu tư giai...
Cuộc họp nóng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày hôm qua 8/2, kết thúc khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản thất vọng. Theo các doanh nghiệp và...