Tái định cư phải là nơi đáng sống
Sau hơn 2 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, dự án Cảng hàng không quốc tế Long...
Nói về lãi suất huy động, một số người đặt vấn đề, tại sao tỷ lệ lạm phát của chúng ta thấp như vậy mà lãi suất lại cao như thế? Có thể do thay đổi phương pháp tính, nên con số lạm phát chưa phản ánh đúng sự mất giá của đồng tiền. Căn cứ vào việc chi tiêu, ăn ở, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình sẽ cho thấy rõ điều đó. Nếu nói lạm phát thấp như công bố để hạ lãi suất xuống thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng. Có lẽ, bản thân phía ngân hàng họ cũng thực sự bí lắm rồi mới buộc phải nâng lãi suất đầu vào cao như vậy. Và chính lãi suất huy động của ngân hàng cho thấy sự mất giá của đồng tiền còn lớn hơn những con số công bố.
TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Còn lãi suất đầu ra của dòng tiền, bản thân các ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nên họ phải tính đến bài toán lỗ lãi. Họ sẵn sàng cho vay, nhưng với điều kiện phải thu hồi được nợ. Trong khi đó, hiện có đến 70% số dự án đang vướng mắc về mặt pháp lý. Nếu ngân hàng cho vay thì rủi ro sẽ rất lớn, buộc họ phải chọn mặt gửi tiền thôi. Dự án còn vướng mắc pháp lý, lại quá tập trung vào phân khúc bất động sản cao cấp với rất nhiều bất ổn, rủi ro, thì không thể cứ bắt ngân hàng phải nới tay rót vốn vào đó được.
Cuối cùng vẫn là bài toán đưa đi đẩy lại giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp kêu khát vốn, lãi vay cao, nhưng ngân hàng cũng có lý của họ. Bản thân họ cũng cay đắng khi không cho vay được. Bởi nếu cứ cho vay vào những chỗ rủi ro, nếu lạm phát mà bùng phát trở lại, lúc đó ngân hàng và Nhà nước sẽ gặp khó. Mặt khác, nếu rót quá nhiều vào bất động sản, lại không biết nguồn vốn đó được sử dụng ra sao sẽ rất nguy hiểm. Doanh nghiệp nói vay vốn để phục vụ cho mục tiêu này, nhưng vòng quay thứ hai của đồng tiền, liệu ngân hàng có nắm được không?
Do vậy, cần phải nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan và vấn đề an toàn hệ thống phải được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cũng có ý kiến cho rằng, cứu được doanh nghiệp thì lúc đó sẽ đảm bảo được an toàn hệ thống, đó cũng là một cách. Mà muốn cứu doanh nghiệp, thì vấn đề gỡ vướng về pháp lý quan trọng hàng đầu.
Để hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, cần phải tập trung vào câu chuyện thể chế, tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý và thủ tục của các dự án. Đó là điều quan trọng hàng đầu để khơi thông nguồn vốn. 70% dự án vướng mắc về pháp lý thì cần phải tập trung để xử lý. Có xử lý được không? Nếu xử lý được và dự án đó thực sự mang lại hiệu quả, tự khắc sẽ huy động được nguồn lực từ thị trường, từ xã hội chứ chưa cần phải Nhà nước bỏ tiền ra. Suy cho cùng, nguồn lực trên thị trường chỉ được huy động khi vấn đề pháp lý của dự án được đảm bảo.
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, có ý kiến đề xuất cho phép doanh nghiệp được chuyển đổi lấy một phần dự án như một hình thức góp vốn. Đó cũng là một cách, nhưng cần phải xem xét kỹ về mặt pháp lý. Thực tế, lâu nay các doanh nghiệp đã bán tài sản hình thành trong tương lai để huy động vốn, phát triển dự án bất động sản. Đây cũng là vấn đề khá đặc thù của Việt Nam, cũng trở thành động lực thúc đẩy thị trường bất động sản trong thời gian qua. Tuy nhiên vấn đề này cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng, Tài chính cần có câu trả lời, xem vấn đề pháp lý có thực sự ổn không.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Sau hơn 2 năm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, dự án Cảng hàng không quốc tế Long...
Từng được coi là phương thức hữu hiệu khi vốn ngân sách eo hẹp, nhanh chóng có hạ tầng và người dân không phải trả phí sử dụng, nhưng hiện các dự án...
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills, thời điểm hiện tại xuất hiện lợi thế với nhà đầu tư nên tranh thủ...
"Nhiều người nghĩ rằng, trong điều kiện của tôi, việc mua nhà Hà Nội dễ như trở bàn tay. Thế nhưng, nếu tính toán, với mức lãi suất tăng cao như hiện...
Tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế diễn ra chiều 9/2, ông Vũ Anh Dũng, Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường Bất động sản,...
Từ Bắc chí Nam, biển rao bán, cho thuê lại nhà, đất xuất hiện khắp nơi với mức giá giảm mạnh so với cùng kì năm 2022. Tuy nhiên, rất ít giao dịch...
Hà Nội giao Sở TN&MT lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các dự án khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, công...
Điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà là mặt tiền gần như trong suốt, ở ngoài đường có thể nhìn thấy người trong nhà.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua trong tháng 10/2023. Thời gian lấy ý kiến nhân dân đã được gần 1/3.
Liên quan đến dự án cầu Rạch Miễu 2 chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lân đề nghị 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre...
Những tin cũ hơn
Mới đây, UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Trong đó, nội dung đáng chú ý liên...
Hoa viên tưởng niệm Nirvana Việt Nam sở hữu những lợi thế về mặt phong thuỷ, giúp khơi nguồn vượng khí, phù hợp với văn hoá mai táng truyền thống của...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị doanh nghiệp bất động sản rà soát lại và tiếp tục bán bớt dự án, củng cố nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án có...
Công ty TNHH VSIP Nghệ An là nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn 1) với quy mô 500ha.
Hạ lãi suất là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người mua nhà đều được...
Văn phòng GTVT TPHCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Phó Giám đốc Sở GTVT Phan Công Bằng tại cuộc họp về rà soát, đánh giá quy mô đầu tư giai...
Cuộc họp nóng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày hôm qua 8/2, kết thúc khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản thất vọng. Theo các doanh nghiệp và...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
Theo quy hoạch sử dụng đất của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, đất thương mại, dịch vụ và đất ở đô thị sẽ tăng thêm 2.795 ha. Trong...
Theo Bộ Xây dựng, còn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “ thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn...