Công khai 5 tỉnh thành giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam kiểu… rùa bò
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa cho biết, tính tới ngày 25/11 vừa qua, trong 12 địa phương có các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đi qua, còn 5...
Chiều 2/12, tại TPHCM, Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy Dự án Vành đai 3 - Động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam'.
Tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright cho biết đã đọc báo cáo kết quả thẩm định kinh tế - Nghiên cứu của Ngân hàng Đầu tư phát triển Châu Á (ADB) vào năm 2015. Cụ thể, lúc ấy đường Vành đai 3 được tính toán đầu tư theo cơ chế đối tác công-tư, có thể sử dụng nguồn vốn ODA.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright
“Cách đây 7 năm, nếu làm đường vành đai 3 thì suất sinh lợi kinh tế ,6%. Với tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng, làm trong vòng 3 năm thì hoàn vốn hoàn toàn. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích trên trời rơi xuống vào khoảng 20 tỷ đồng. Lợi ích kinh tế được lượng hóa vô cùng lớn”, ông Thành cho hay.
Theo ông Thành, vấn đề cần quan tâm là để có được lợi ích thì phải kết nối cả đường vành đai lẫn đường cao tốc hướng tâm thì mới hiện thực hóa được lợi ích kinh tế - xã hội. Những vùng nào chỉ có đường vành đai, không có đường cao tốc hướng tâm thì lợi ích rất thấp. Những nơi không kết nối được cả với đường vành đai và đường cao tốc hướng tâm thì lợi ích còn suy giảm, thậm chí âm.
“Nhiệt huyết của chúng ta rất lớn là làm đường Vành đai 3 cuối năm 2025, đầu năm 2026 sẽ xong. Nhưng, liệu đến thời điểm đó, chúng ta có làm được các đường cao tốc để kết nối hay không? Chỉ có đường Vành đai 3 mà không có các đường cao tốc thì sẽ không có hiệu quả. Đơn cử như cao tốc Bến Lức – Long Thành gần đây gặp phải những vướng mắc về vốn đối ứng, trục trặc trong cơ chế và xin trễ hẹn 2 năm”, ông Thành lưu ý.
TPHCM đã hoàn thành công tác cắm mốc và đang xúc tiến công tác giải phóng mặt bằng để khởi công dự án đường Vành đai 3 trong tháng 6/2023. Ảnh: Phạm Nguyễn
Chuyên gia đến từ Trường chính sách công và quản lý Fulbright lưu ý, thách thức trong việc làm đường Vành đai 3 là phải gắn với phát triển đô thị. Tuy nhiên, nếu như đường Vành đai 3 thành một con đường đô thị truyền thống, đường đến đâu hình thành nhà sát mặt tiền đến đấy thì lợi ích giao thông của đường Vành đai 3 sẽ không còn.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tầm quan trọng của đường Vành đai 3 TPHCM là điều ai cũng thấy, quan trọng là làm thế nào để dự án được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc bảo đảm nguồn lực tài chính và năng lực kỹ thuật, một cơ chế thông thoáng là không thể thiếu.
TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, quan trọng nhất là cơ chế để giải phóng mặt bằng. Kinh nghiệm của việc thực hiện Dự án vành đai 2 TPHCM cho thấy, đây là những vấn đề có khi mất hàng chục năm chưa chắc đã giải quyết xong.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
"Dự án vành đai 3 lên kế hoạch đến tháng 6 năm 2023 giải phóng 70% mặt bằng quả thực là một kỷ lục về tiến độ thời gian", TS Dũng đánh giá.
Chuyên gia này phân tích: Thực tế cho thấy, chúng ta đang chủ yếu căn cứ vào loại đất để đề ra mức giá bồi thường. Đất nông nghiệp, đất rừng sẽ được đền bù thấp hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Với mức đề bù như vậy, nhiều khi người dân sẽ rất thiệt thòi. Và đây cũng là lý do dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
"Đất xung quanh Hồ Tây của Hà Nội cho dù là đất nông nghiệp, thì đền bù với giá đất nông nghiệp chắc chắn không một người dân nào chấp nhận. Nên chăng lần này bên cạnh loại đất, thì vị trí đất cũng cần được xem xét để xác định giá đền bù cho dân", ông Dũng đề xuất.
Theo Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM Phan Công Bằng, Dự án Vành đai 3 TPHCM là dự án trọng điểm, đi qua nhiều địa phương, công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng với khối lượng rất lớn, để đảm bảo tiến độ đề ra cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của các tỉnh và thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ nói chung và TPHCM nói riêng.
Ông Bằng khẳng định, TPHCM sẽ phát huy cao độ vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo dự án, Ban chỉ huy các dự án thành phần; tiếp thu các ý kiến góp ý của Bộ ngành Trung ương, của Hội đồng cố vấn; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, chỉ đạo giải quyết nhanh hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành.
Đường vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài 76,34 km, gồm đoạn qua TPHCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km và Long An 6,81 km. Tổng mức đầu tư của dự án 75.378 tỷ đồng, gồm 50% vốn Trung ương và 50% vốn địa phương. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong tháng 6/2023.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa cho biết, tính tới ngày 25/11 vừa qua, trong 12 địa phương có các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đi qua, còn 5...
Thị trường bất động sản (BĐS) đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phức tạp khi room tín dụng bị siết chặt, lãi suất ngân hàng tăng cao, kênh trái phiếu...
Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết mức tiền đặt trước tối đa hiện nay (5-20%) là phù hợp. Trường hợp nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể sẽ...
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận cho CTCP Flamingo Holding Group nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để...
Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa, nhiều dự án khu đô thị chỉ tập trung phát triển nhà thương mại để kinh doanh mà chưa bố trí hoặc bố trí không đầy đủ quỹ...
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, chúng ta đang giữ 100 triệu đồng hiện tại thì đến cuối năm 100 triệu đồng đó có thể sẽ...
Theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ là thời điểm thị trường bất động sản hồi phục trở lại.
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) rộng hơn 1.254 ha, tổng vốn đầu tư hơn 42 ngàn tỷ đồng sẽ xây dựng khu nhà ở, các công trình...
Mô hình đầu tư của VMI JSC (tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 90% vốn) với sản phẩm Fantasy Home được nhiều bạn trẻ quan tâm trên con đường đầu tư vào kênh...
Không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính - doanh nghiệp đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh...
Những tin cũ hơn
Chuyên gia cho rằng, Nhà nước phải có quỹ nhà trong tay để điều tiết tình hình nhà ở, nên nhà ở xã hội phải nằm trong tay Nhà nước và Nhà nước chỉ cho...
Sáng 01/12/2022, Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam - Thành viên Tập đoàn Charm Group đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Đứng trước những chính sách bán hàng hiếm có trên thị trường bất động sản hiện nay, nhà đầu tư có sẵn tiền mặt đã “chớp” cơ hội “10 năm mới có 1 lần”...
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE:PDR) vừa cho biết đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần địa ốc Hòa Bình. Đây là...
Trên thế giới, không quốc gia nào đặt vấn đề giải cứu doanh nghiệp BĐS vì thị trường BĐS cũng được coi như một trong các loại thị trường hàng hóa...
Tọa lạc tại trung tâm Bãi Trường - Phú Quốc, dự án The Residence Phú Quốc do Địa ốc PQR phân phối độc quyền đã hoàn công và chính thức bàn giao cho...
Trong quá trình triển khai đấu giá khu “đất vàng” Cụm 5 tại phường 1, TP.Vũng Tàu đã phát sinh có tài sản công trên đất nên chưa xác định việc đấu giá...
Theo Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, qua nhiều biến động, lượng phát hành trái phiếu sau quý III giảm cả số đợt phát hành lẫn quy mô. Trong đó,...
Tổng số dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 khoảng 559 dự án. Trong đó, nhà ở thương mại, khu đô thị, khu nhà ở, khép...
Sáng 2/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí...