Grand Bay Halong Villas: "Bến đỗ mới" của giới siêu giàu Quảng Ninh
Sự kiện "Pre-Opening Clubhouse" diễn ra ngày 06.11.2022 tại khuôn viên dự án Grand Bay Halong Villas sẽ mang đến cho khách hàng cơ hội trải nghiệm...
Sức cầu sụt giảm
Thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục nóng lên, thanh khoản tăng vọt. Diễn biến sôi nổi của thị trường từ nửa đầu năm 2022 trở về trước đó là nhờ vào dòng tiền ồ ạt đổ vào bất động sản. Theo đó, tình trạng thổi giá, tăng ảo diễn ra liên miên.
Đến nay, thị trường đón nhận nhiều yếu tố không mấy tích cực như chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất có xu hướng tăng cao,... Dòng tiền suy yếu, từ đó, giá bán cũng liên tục rơi, nhưng thanh khoản cũng không khá hơn.
Theo báo cáo quý III/2022 của các đơn vị phân tích thị trường, mức độ quan tâm tới bất động sản bán tiếp tục giảm. Cụ thể, Hà Nội giảm 1%, Hải Phòng giảm 19%, Đà Nẵng giảm 12%, Cần Thơ giảm 14% so với quý trước, trong khi đó tại TP. HCM tăng 6% so với quý II/2022.
Bên cạnh đó, mức độ quan tâm đất nền tại Hà Nội sụt giảm 18%, kéo theo giá rao bán tại một số quận, huyện giảm so với quý trước. Cụ thể, mức độ quan tâm tại Quốc Oai giảm mạnh nhất 39%, Sóc Sơn giảm 30%, Gia Lâm giảm 28%, Thanh Trì giảm 24%. Còn Long Biên, Hà Đông, Hoài Đức, Đông Anh có mức giảm lần lượt là 21%, 18%, 17% và 8%.
Diễn biến ảm đạm cũng xảy ra đối với thị trường miền Nam, theo báo cáo quý III của DKRA Việt Nam về thị trường TP. HCM và vùng phụ cận, thanh khoản đất nền diễn biến ngày càng xấu. Sức cầu của thị trường có xu hướng giảm, tỷ lệ tiêu thụ đạt 52%, là mức thấp nhất kể từ đầu năm. Mặc dù giá thứ cấp tăng 2-4% so với đầu quý trước tuy nhiên thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, giá giao dịch thứ cấp nhà riêng lẻ và đất nền trong quý vừa qua đã có xu hướng giảm nhẹ khoảng 2 - 3% so với quý trước đó. Bên cạnh đó, lượng giao dịch đất nền cũng sụt giảm mạnh cả nước có 115.129 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 54% so với quý II/2022. Cụ thể, tại miền Bắc có 21.806 giao dịch; tại miền Trung có 18.789 giao dịch; tại miền Nam có 74.534 giao dịch.
Thị trường đảo chiều bất ngờ?
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng, xu thế chung của thị trường là trầm lắng, càng khó khăn với bất động sản xa trung tâm hay các sản phẩm hình thành trong tương lai. Do vậy, ngay cả khi nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ nhưng thanh khoản vẫn kém.
Ông Quang cũng cho rằng, hết thời gian ân hạn, nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính phải gánh lãi suất từ 12 - 14%/năm, chi phí vốn đang đè nặng lên các nhà đầu tư.
Ông Quang dự báo, cuối năm nay và đầu năm sau thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, trầm lắng, giao dịch chững lại, xu hướng giảm giá mạnh nhất sẽ xuất hiện ở những vùng xa trung tâm. Các yếu tố như lãi suất cho vay tăng cao, tín dụng và trái phiếu thắt chặt lại… tác động đến thị trường. Nhà đầu tư cần nhanh chóng cơ cấu lại các khoản đầu tư.
Vị chuyên gia cũng cảnh báo, với các khu vực mang tính đầu cơ, đã diễn ra sốt nóng, giao dịch chậm lại và giá bắt đầu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà nhà đầu tư phải vội vàng nhảy vào ôm hay gom hàng. Thay vào đó, nếu có nhu cầu, nhà đầu tư nên lựa chọn phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực của đại bộ phận người dân để đảm bảo tính thanh khoản tốt trước mọi biến động của thị trường.
Ở góc nhìn khác, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định, nhà đầu tư từng chờ đợi nguồn vốn từ ngân hàng. Nhưng đến hiện tại, việc nới room tín dụng gần như không giải quyết được vấn đề về vốn của thị trường.
Bên cạnh đó, ông Thịnh kỳ vọng vào dấu hiệu và phục hồi tăng trưởng trở lại do tâm lý của người dân vẫn coi bất động sản là kênh đầu tư tích trữ an toàn. Vị chuyên gia này dự báo cuối năm nay và sang năm 2023, thị trường có thể sẽ phục hồi và tăng trưởng dần trở lại do quá trình sàng lọc. Từ đó, những nhà đầu tư yếu kém, vốn mỏng, thiếu chuyên nghiệp bị đẩy khỏi cuộc chơi.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại. Song, sẽ không có chuyện “sốt đất” xảy ra như đầu năm 2022. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
“Còn các doanh nghiệp chủ yếu nguồn vốn phát triển từ huy động trái phiếu và vốn vay từ ngân hàng. Do đó, khi nguồn vốn chính tiếp tục bị ảnh hưởng thì câu chuyện nhức nhối của thị trường vẫn là nguồn cung bất động sản vẫn khan hiếm. Do đó, room tín dụng năm 2023 chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gốc rễ”, ông Đính nói.
Ông Đính dự báo, nguồn cung khan hiếm tiếp tục đẩy giá nhà ở lên cao, trong khi đó vượt xa khả năng của người mua. Do đó, giao dịch có thể tăng nhưng khó bùng nổ như trước đây.
“Hiện đang trong quá trình để sửa đổi luật liên quan tới bất động sản, một số nhà đầu tư trong thời gian này ngại xuống tiền. Đến khi sửa xong luật, khi mọi thứ đã rõ ràng mới có thể biết được thị trường tiếp tục đi theo hướng nào”, ông Đính nói thêm.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Sự kiện "Pre-Opening Clubhouse" diễn ra ngày 06.11.2022 tại khuôn viên dự án Grand Bay Halong Villas sẽ mang đến cho khách hàng cơ hội trải nghiệm...
Nói về các dự án huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản Bình Dương cho rằng, các...
Tại buổi tọa đàm "Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không và những bài học kinh nghiệm" do Bộ Giao Thông Vận Tải tổ chức chiều 4-11, các...
Tỉnh Khánh Hoà đã có văn bản chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch sinh thái đảo Trí Nguyên resort & spa , thuộc đảo Hòn Miễu, vịnh Nha Trang, TP. Nha...
Khi dòng tiền từ ngân hàng đang trở nên khó khăn, vốn từ thị trường chứng khoán cũng co hẹp, trái phiếu đang bị siết bởi các quy định, nhiều doanh...
Nhiều chỉ số khiến giới chuyên gia đánh giá thị trường địa ốc chỉ đang bước vào giai đoạn sàng lọc. Sẽ có sự chững lại nhưng không đồng nghĩa với kịch...
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, cần đặc biệt thận trọng và cân đối bài toán kinh tế vĩ mô khi áp giá thị trường trong...
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, dù có những thời điểm gặp khó khăn thì trong các kênh đầu tư hiện tại BĐS vẫn được “gọi...
Sau thời gian làm mưa làm gió trên thị trường bất động sản khi liên tục tăng nóng, đất nền đang sụt giảm thanh khoản trầm trọng. Song, hiện nay, nhiều...
Ngân hàng siết tín dụng, pháp lý dự án khó khăn khiến doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình cảnh hàng tồn kho lớn, dòng tiền kinh doanh bị âm, phải...
Những tin cũ hơn
Dù số thu từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) trong năm 2022 cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 song ngân sách mảng này vẫn bị thất thu lớn. Giới chuyên...
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Trong thời gian tới, chính sách điều hành tín dụng sẽ nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ để đảm...
Hàng loạt dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân và người lao động tại nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh vừa chính thức được phép mở bán.
Được xem là "ngựa chiến đường dài" của các nhà đầu tư vốn mạnh, shophouse khối đế phức hợp thương mại không chỉ có giá trị khai thác kinh doanh - cho...
Trong vòng 3-4 tháng trở lại đây, giá chào bán nhà đất và chung cư cũ được nhiều cho rằng đang "ngáo" giá khi tăng đến cả tỷ đồng/căn. Đáng chú ý, góp...
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn làm sao xác định được giá đất sát hoặc theo đúng thị trường, và như vậy cần một “hệ số co giãn”?
Dự án công trình giao thông với số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng đang thi công ở huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã xuất hiện hư hỏng, nền đường bị bong tróc, gãy...
Nhà phát triển BIM Land tin tưởng lựa chọn trở thành đơn vị phát triển kinh doanh dự án ICON40 (Hạ Long), Hà An Group đã thực hiện ký kết hợp tác...
Ngoài những giá trị vượt trội về vị trí, hạ tầng… dự án The Marq ngay trung tâm quận 1 của chủ đầu tư Hongkong Land còn mang đến phong cách sống nghỉ...
Đã có lo ngại về diễn biến lặp lại của thị trường địa ốc với “giấc ngủ đông” dài hơn 10 năm trước, nhưng dù thừa nhận đang phải đối mặt với khó khăn,...