Thị trường bất động sản còn khó chồng khó tới bao giờ?
Nhiều chuyên gia cho rằng, từ nay tới năm 2023, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư 12/12 dự án thành phần. Trong đó tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án do UBND các tỉnh tổ chức thực hiện.
Để tổ chức triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, UBND các tỉnh giao các huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang triển khai đồng thời các công việc.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các ban quản lý dự án (chủ đầu tư) dự án thành phần, hiện nay tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chậm, giá trị giải ngân tương đối thấp, có nguy cơ ảnh hưởng tiến độ bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh có dự án đi qua chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan đẩy nhanh công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật… phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo từng đoạn, từng khu vực.
Bộ GTVT đề nghị các sở, ngành địa phương phối hợp với các Ban quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, Thăng Long kiểm tra, rà soát đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng năm 2022.
Nhiều địa phương nguy cơ không kịp tiến độ
Tại tỉnh Phú Yên, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh và Chí Thạnh - Vân Phong vẫn chậm trễ. Đến ngày 3/11, công tác kiểm đếm mặt bằng mới đạt 84%. Riêng thị xã Đông Hòa và huyện Tuy An chưa hoàn thành, nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu bàn giao 70% mặt bằng đến ngày 20/11.
Phương án đền bù hơn 855,5 ha đất thu hồi cho dự án và công tác chi trả giải phóng mặt bằng đối với số vốn hơn 588 tỷ đồng được bố trí năm 2022 vẫn chưa thực hiện.
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông cần huy động nguồn lực để giải phóng mặt bằng
Tại Hà Tĩnh, địa phương có 2 dự án thành phần Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng đi qua, công tác kiểm đếm phạm vi mặt bằng dự án đạt 96,8% trên tuyến chính và đạt 100% với 12,18 km các tuyến kết nối.
Tiến độ giải ngân giải phóng mặt bằng dự án toàn tỉnh đạt hơn 432 tỷ đồng (40%). Riêng với huyện Kỳ Anh, tỷ lệ này chỉ đạt 5%. Lý do là địa phương phải hoàn thiện lại bản đồ địa chính phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Tại Quảng Bình, trong tổng số gần 1.193 ha phải thu hồi mới duyệt phương án đền bù được gần 268 ha (đạt 22%), công tác chi trả giải phóng mặt bằng đạt 159/828 tỷ đồng (đạt 19%).
Tỉnh Quảng Trị trình phê duyệt phương án đền bù được 22,2/268,3 ha (đạt 8%), công tác chi trả giải phóng mặt bằng đạt 8,5/282 tỷ đồng (đạt 3%).
Tỉnh Quảng Ngãi có dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua, phương án đền bù duyệt 271/488 ha (đạt 55,5%), công tác chi trả giải phóng mặt bằng mới đạt gần 46/870 tỷ đồng (đạt 5,3%).
Tỉnh Khánh Hòa có dự án thành phần Vân Phong - Nha Trang đi qua trong cảnh tương tự khi phương án đền bù đối với 614 ha đất thu hồi chưa được duyệt, việc giải ngân với hơn 767 tỷ đồng được bố trí năm 2022 chưa được thực hiện.
Tại TP Cần Thơ, trong tổng số 54,3 ha đất thu hồi, phương án đền bù được duyệt với 3,2 ha (đạt 6%), công tác chi trả giải phóng mặt bằng đạt 33,7/161,3 tỷ đồng (đạt 21%).
Với tỉnh Cà Mau, phương án đền bù mới được phê duyệt 22,3/181,4 ha (đạt 12%), công tác chi trả giải phóng mặt bằng đạt gần 55/253 tỷ đồng (đạt 22%).
Số ít địa phương về đích sớm
Tại tỉnh Hậu Giang, trong tổng số hơn 63 km chiều dài thuộc 2 dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau đi qua địa bàn, các thủ tục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 77% tổng diện tích đất phải thu hồi, về đích sớm trước ngày 20/11.
2 dự án thành phần đi qua 16 xã, thị trấn. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 2.067 hộ và 10 tổ chức quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Tổng diện tích đất thu hồi hơn 361 ha. Tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được 1.683 hộ dân với kinh phí hơn 866 tỷ đồng, chi trả tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng 1.378 hộ, với kinh phí hơn 715 tỷ đồng.
Dự án đi qua Bình Định có 3 dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh với tổng chiều dài khoảng 118,8 km.
Bình Định kiểm kê 10.744 hộ ảnh hưởng (đạt 99,6%), xác nhận nguồn gốc đất đai được 9.988 hộ ảnh hưởng (đạt 94%). 8 địa phương phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng với 111 đợt cho 5.011 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng với số tiền 960 tỷ đồng. Công tác chi trả đạt hơn 507 tỷ đồng, đạt 65,8% vốn cấp.
Địa phương cũng khảo sát hiện trường và xác định khối lượng hạ tầng kỹ thuật cần di dời để triển khai dự án, hoàn thành và phê duyệt quy hoạch 43 khu tái định cư với hơn 103 ha.
BizLive
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Nhiều chuyên gia cho rằng, từ nay tới năm 2023, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Thị trường bất động sản sẽ trầm lắng trong ngắn hạn, các chủ đầu tư cần tìm kiếm các đối tác để có nguồn vốn dài hạn thay vì phụ thuộc vào tín dụng,...
Tìm mua nhà đất dù với mục đích nào (để ở, thuê, đầu tư) đều là một hành trình gian nan và luôn cần thông tin, cần một nhà tư vấn tin cậy để dẫn lối.
Mang đến chất sống chuẩn Hàn Quốc với sự tiện nghi, hiện đại bậc nhất tại thành phố kỳ quan, những căn hộ The Dragon Castle Hạ Long chinh phục các...
Ngày 12/11/2022, Lễ giới thiệu dự án CIC Luxury Hà Giang đã diễn ra thành công, thu hút hơn 300 khách hàng tham dự sự kiện.
Qua rà soát, đối chiếu chủ trương đầu tư của dự án với điều chỉnh quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì diện tích sử dụng đất, quy mô, ranh giới thực...
Cơn sóng ngầm giảm giá đang dần xuất hiện tại thị trường vùng ven Hà Nội trong bức tranh trầm lắng chung của thị trường. Một số khu vực ghi nhận mức...
Trình làng vào thời điểm thị trường căn hộ hạng sang đang hạn chế nguồn cung, MGallery Sky Residence là thương hiệu dành riêng cho những căn hộ 2 ngủ...
"Giá trị bất biến chính là chữ Tín. Cho dù 30 năm trước hay 30 năm sau, Nam Long có kinh doanh những sản phẩm nào đi nữa thì luôn luôn phải duy trì...
Là 1 trong 8 dự án nhà ở trên địa bàn TP. Hà Nội vừa được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài, Sunshine Golden River nổi bật giữa...
Những tin cũ hơn
HoREA nhất trí với quy định những khu vực trong đô thị được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền là các khu vực “không...
Đường Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) tuy chỉ dài có 300m nhưng lại có đến 9 "lô cốt" được dựng lên rồi bỏ hoang khiến giao thông đi lại khó khăn trong...
Qua rà soát, đối chiếu chủ trương đầu tư của dự án với điều chỉnh quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì diện tích sử dụng đất, quy mô, ranh giới thực...
Theo quy định, số nhà ở (căn hộ hoặc nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu không vượt quá 30% số căn hộ tại mỗi tòa nhà...
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng việc chia đất, phân lô bán nền có thể nói là cách làm lạc hậu gây tốn kém quỹ đất, dễ tiêu cực
Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn khắc nghiệt đòi hỏi các chủ đầu tư phải vững tay chèo mới vượt được sóng gió.
Trong bối cảnh thị trường thanh lọc và gặp khó về dòng vốn, bất động sản Ninh Thuận nổi lên trở thành "mảnh đất màu mỡ" thu hút dòng tiền đầu tư nhờ...
Ngày 14/11 tại trụ sở Tập đoàn VGS Group, 20 Võ Chí Công, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác truyền thông giữa VGS Holding và Công ty Phát Triển Dự...
Thị trường bất động sản gặp tình trạng thanh khoản khó, nhiều nhà đầu tư giảm giá nhằm thoát hàng sớm. Song, môi giới lại bán chênh, đẩy các nhà đầu...
BĐS vẫn là kênh “trú ẩn” an toàn theo nhận định của hầu hết chuyên gia trong ngành. Tuy nhiên, chọn BĐS ra sao để tỷ suất sinh lời cao vẫn là bài...