Hà Nội sắp lập quy hoạch 4 khu công nghiệp mới
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc bổ sung danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên...
Sáng nay ngày 8/2, từ 8h30, tại trụ sở NHNN sẽ diễn ra Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp, trong đó có hai đơn vị quan trọng là NHNN và Bộ Xây dựng.
Theo giới phân tích, đây là cuộc họp rất quan trọng với doanh nghiệp cũng như toàn thị trường bất động sản. Thông tin về hội nghị sẽ được chúng tôi tường thuật và cập nhật liên tục để quý độc giả tiện theo dõi.
Phó Thống đốc khẳng định NHNN chưa phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản
Tại Hội nghị, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, lĩnh vực bất động sản là một trong những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế.Thị trường bất động sản có sự liên thông với các ngành kinh tế khác.
Ông Tú cho biết, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vào cuối năm 2022 chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế . Năm 2022, tín dụng bất động sản tăng nhanh hơn mức tăng chung của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này ở mức cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế.
“Thời gian qua, thị trường xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, những vụ việc xảy ra đã ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Diễn biến của thị trường BĐS cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do đó, NHNN tổ chức Hội nghị này nhằm lắng nghe các đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho thị trường bất động sản, làm rõ nguyên nhân vì sao doanh nghiệp kêu khó tiếp cận tín dụng ngân hàng”, Phó Thống đốc nói.
Cũng tại hội nghị, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, dư nợ tín dụng của lĩnh vực bát động sản cuối năm là 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 năm qua với tỷ lệ nợ xấu 1,81%. Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tăng nhẹ trong năm 2022 từ mức 1,67% vào cuối năm 2021.
Trong những phút đầu tiên của buổi làm việc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng khẳng định lại, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản. NHNN chỉ có các văn bản chi đạo kiểm soát chặt cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bất động sản.
“Nhân sự kiện này, tôi khẳng định lại NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng BĐS. Đó chỉ là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống. Đến nay chúng tôi vẫn nhất quán quan điểm chỉ đạo như vậy. Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như các lĩnh vực khác”, ông Tú nhấn mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường BĐS lành mạnh
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp.
Trong đó, NHNN tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng trong đó có lĩnh vực BĐS.
NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Các TCTD kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Đại diện Vinhomes đề xuất xem xét các dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý thì duy trì tỷ lệ TSBĐ như các khoản vay thông thường
Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes nêu ra 3 vướng mắc và đề xuất:
Đầu tiên là về mục đích vay vốn, liên quan đến mục đích mua bán hay đặt cọc, chuyển nhượng phần vốn góp và cổ phần trong các công ty đầu tư dự án và hoạt động M&A. Trên quan điểm thận trọng, các ngân hàng không tài trợ cho hoạt động này và quy vào diện cho vay mua cổ phiếu, cổ phần và bị hạn chế bởi thông tư 2022. Trong đầu tư BĐS, có nhiều chi phí phát sinh, nhưng không phải chi phí nào cũng dc ngân hàng giải ngân như chi phí giải phóng mặt bằng. Trước đây, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tốt thì doanh nghiệp có thể huy động vốn để tài trợ cho các chi phí ban đầu này. Nhưng hiện tại, chúng tôi mong muốn NHNN xem xét thêm.
Về lãi suất vay vốn: BĐS đang chịu hệ số rủi ro cao lên tới 200% so với hoạt động kinh doanh thông thường. BĐS với các các dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý, không quá nhiều rủi ro so với các ngành kinh doanh khác. Do đó, lãi suất cho vay cao hơn các ngành nghề khác sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư và khách hàng. Bên cạnh đó, việc hạn chế room tín dụng cho vay BĐS cũng bị hạn chế đẩy lãi suất cho vay tăng lên.
Việc vướng mắc tiếp cận tín dụng của BĐS còn liên quan đến tài sản đảm bảo khi các ngân hàng yêu cầu tỷ lệ TSĐB trên vốn vay cao hơn các khoản vay thông thường. NHNN nên xem xét các dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý thì nên duy trì tỷ lệ tài sản đảm bảo như các khoản vay thông thường trong bối trưởng thị trường đang gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đó, đề nghị NHNN và các ngân hàng làm rõ các quy định, tháo gỡ các vướng mắc về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại các văn bản hướng dẫn, có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực BĐS.
Bên cạnh đó, cần bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý mang tính trọng điểm, tránh tình trạng cào bằng. Đồng thời có biện pháp giảm dần lãi suất để hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và chủ đầu tư.
Novaland đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ
Bà Đỗ Thị Phương Nam, Giám đốc Phụ trách tái cấu trúc cho Tập đoàn Novaland cho biết, tháng 11/2022 cả thị trường tài chính lẫn thị trường bất động sản đều biến động. Đối diện với rất nhiều khó khăn, Novaland đã kết hợp với một hãng luật và công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young (EY) để tiến hành tái cấu trúc.
Trong quá trình làm việc với các đối tác quốc tế, chúng tôi chia sẻ cái nhìn vừa qua chúng ta đối diện với rủi ro mang tính hệ thống khi thị trường chứng khoán giảm rất mạnh, gần như mạnh nhất thế giới; thị trường trái phiếu có những thay đổi lớn về quy định pháp luật dẫn đến một số khó khăn nhất thời. Niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường bị khủng hoảng mạnh. Vì vậy, khi tái cơ cấu nợ với các tập đoàn quốc tế, chúng tôi thuyết phục họ nhìn nhận đây là rủi ro hệ thống nên cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay nhìn nhận đây là rủi ro thị trường để tiến đến tái cơ cấu các khoản nợ, giải quyết trong êm đềm để không rơi vào tình trạng không trả được các khoản nợ đến hạn, dẫn đến vi phạm và vi phạm chéo các khoản vay.
Đối với các khoản vay trong nước, có rất nhiều khó khăn vì vậy bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn này. Trên cơ sở đó, Novaland đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng.
Thứ hai, ách tắc pháp lý trong báo cáo NHNN cũng đã nêu rõ đã diễn rất lâu, rất nhiều dự án bất động sản, đặc biệt ở phía Nam, khi có thống kê của các ngân hàng thương mại vừa rồi cũng có báo cáo, ách tắc pháp lý dự án phía Nam rất lớn, ví dụ như TP HCM mấy nghìn trường hợp, TP Hà Nội chỉ có khoảng 350 trường hợp. Ách tắc pháp lý này chính là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến chi phí sản phẩm bất động sản đến tay người dân rất cao.
Chúng ta cần có những biện pháp căn cốt hơn trong chuyện này. Trong giai đoạn khủng hoảng cũng dẫn đến sự lo lắng của các ngân hàng, cũng rất quan ngại và đặt ra rất nhiều biện pháp phòng người cho chính ngân hàng của họ. Điều này cũng rất tự nhiên bởi ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, phải bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp mình.
Thứ ba, với Novaland, khi hạ tầng TP HCM bị quá tải, chúng tôi đã đưa doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển các đô thị vệ tinh. Tại các dự án đô thị vệ tinh này, chúng tôi phải đầu tư rất nhiều hạ tầng bởi đi vào những vùng sâu, vùng xa như vậy mà hạ tầng không có. Cho nên nguồn vốn đổ vào hạ tầng rất lớn. Trong khi hiện nay, chính sách tín dụng đô thị quy mô hàng nghìn ha chưa rõ ràng, hiện vẫn được xem như một dự án bất động sản. Do đó, có sự mất cân đối giữa dòng vốn vào hạ tầng cần một thời gian dài để thu hồi vốn, rất khác với các dự án bất động sản riêng lẻ trong thành phố - nơi hạ tầng có sẵn. Vì vậy cần có một cơ chế tín dụng hướng dẫn chi tiết hơn về việc phát triển hạ tầng đô thị nơi vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, cần có sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN. Thời gian vừa rồi trải qua cuộc khủng hoảng về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đã tham gia vào thị trường này. Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS rất khó khăn để trả nợ trái phiếu đến hạn. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị NHNN với vai trò lãnh đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp xem xét các giải pháp có thể giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với các trái chủ.
(tiếp tục cập nhật)
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc bổ sung danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên...
Có đến hơn 200 dự án tại Đà Nẵng cần chốt tiến độ đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng trong năm 2023 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của...
Chậm nhất trong Quý I/2023, những hộ dân còn sinh sống ở 4 khu chung cư cũ được xác định nguy hiểm cấp D là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư...
Thời điểm hiện nay, không riêng gì các nhà đầu tư mà đa số chủ đầu tư cũng đang trong tâm thế quan sát chuyển biến thị trường. Tuy nhiên, trong khi...
Chủ đầu tư chỉ còn duy nhất một kênh để có thể thu hồi tất cả các chi phí, đó là tăng giá bán. Do vậy, họ sẵn sàng ôm hàng và chờ thị trường hồi phục...
Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có ý kiến bằng văn bản về yêu cầu khởi kiện của Công ty Phú Gia...
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, 2023 là năm quyết định "sống, còn" của các DN Bất động sản nên cần được giải quyết nút thắt về...
Tp.HCM kiến nghị tăng thu thuế nhà đất khi người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên. Điều này đang tạo nên nhiều luồng...
Hội đồng thẩm định nhà nước vừa họp thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không...
Nghị quyết của Chính phủ nêu, thành phố Hà Nội cần khẩn trương xây dựng và triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống để...
Những tin cũ hơn
Chủ tịch HoREA cho rằng, có một số quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc quy định riêng của các ngân hàng thương mại cần được xem xét sửa đổi,...
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản với các doanh nghiệp bất động sản và người mua.
Đất nền nhiều nơi vùng ven ở Hà Nội như Hoài Đức, Đông Anh, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì… đang được rao bán “cắt lỗ”, giá giảm sâu so với thời...
Đi săn hàng ngộp không nên chỉ chăm chăm vào mức giá bán. Thực tế, lô đất có giá hạ sâu so với giá thị trường chung nhiều khả năng có vấn đề.
Doanh nghiệp và người dân hy vọng Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/2 sẽ đưa ra giải...
Nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023. Dù thanh khoản toàn thị trường bất động sản gặp khó, dù người...
Ngày 23-2, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư) chính thức làm lễ khởi công dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi...
Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất của một số doanh nghiệp bất động sản cho thấy, việc cắt giảm nhân sự không diễn ra trên diện rộng mà mới chỉ...
Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô đô thị hóa lớn, bài toán an cư của người dân tại TP.HCM không phải dễ giải quyết trong một sớm một chiều. Đặc...
Luật thuế bất động sản chung sẽ được xây dựng, thay thế cho Luật sử dụng đất nông nghiệp và Luật sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay.