Cư dân 4 chung cư cũ ở Hà Nội phải di dời khẩn sẽ tạm cư ở đâu?
Chậm nhất trong Quý I/2023, những hộ dân còn sinh sống ở 4 khu chung cư cũ được xác định nguy hiểm cấp D là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư...
Tại Tọa đàm "Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới" do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 7/2, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận cho thuê thương mại Savills cho biết, khi phát triển dự án nhà ở, những dự án có thể triển khai thông qua đấu giá đất có cơ sở pháp lý chắc chắn nhất. Tuy nhiên, những năm qua, chi phí đấu giá đất, chi phí đất bị đẩy cao, chi phí đầu vào tăng và chi phí vốn cũng tăng do pháp lý bị kéo dài.
Bà Minh cho rằng, thời gian từ bước chấp thuận chủ trương đầu tư cho đến khi có giấy phép xây dựng có thể mất hai năm, thậm chí là ba năm. Như vậy, toàn bộ chi phí vốn vẫn đổ vào cho dự án trong thời gian đó nhưng chủ đầu tư không có nguồn thu. Chủ đầu tư chỉ còn duy nhất một kênh để có thể thu hồi được những chi phí, đó là tăng giá bán. Điều này vô hình kéo chi phí, giá bán của các căn hộ, nhà ở liền kề gia tăng. Do vậy, trên thực tế có những dự án tốc độ bán rất chậm nhưng không có dấu hiệu giảm giá bán.
"Các dự án nhà ở một khi bán là bán hết, chủ đầu tư sẽ không còn lại gì nữa. Vậy thì tại sao phải giảm giá khi đây là nguồn thu cuối cùng đối với một dự án triển khai? Các chủ đầu tư sẽ sẵn sàng ôm hàng nếu không thể bán và chờ đến khi thị trường hồi phục, chứ không giảm giá", vị này nhận định.
Bên cạnh đó, bà Hoàng Nguyệt Minh còn cho biết việc các dự án nhà ở bị thắt chặt từ khâu pháp lý, các doanh nghiệp bất động sản cũng bị thắt chặt hơn. Do vậy, câu chuyện bình ổn thị trường gần đây cũng tạo tác động tâm lý với nhà đầu tư bất động sản trong nước lẫn nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài quan ngại về vấn đề pháp lý, các dự án không thể đưa vào triển khai xây dựng sẽ gây tồn động về vốn. Sau này, nếu các dự án được đưa ra thị trường cùng một thời điểm thì sẽ gây thừa cung, nhưng giá bán không thể giảm đối với thị trường nhà ở.
"Dự án nhà ở, từ khâu xin chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu giá đất đến ra sổ đỏ cho người dân quá dài và phức tạp. Đến doanh nghiệp trong nước còn chưa đủ tự tin đi qua từng đó khâu, chưa nói đến nhà đầu tư nước ngoài," Giám đốc cấp cao của Savills nói.
Bà Nguyệt Minh cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem Việt Nam là thị trường tiềm năng về bất động sản. Họ có thể đầu tư bằng 100% vốn chủ mà không cần đi vay nhưng không có cách để rót vốn khi mà hành lang pháp lý chưa đủ, chưa khiến họ sự an tâm trong tất cả các phân khúc.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm vừa qua tập trung nhiều nhất vào nhóm bất động sản thương mại dịch vụ. Giá giao dịch một tòa nhà văn phòng ở thị trường Hà Nội và TP. HCM có thể lên tới 550 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chưa thể đẩy vào các dự án nhà ở vì hành lang pháp lý của dự án thương mại dịch vụ đang rõ ràng hơn rất nhiều.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Chậm nhất trong Quý I/2023, những hộ dân còn sinh sống ở 4 khu chung cư cũ được xác định nguy hiểm cấp D là Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư...
Thời điểm hiện nay, không riêng gì các nhà đầu tư mà đa số chủ đầu tư cũng đang trong tâm thế quan sát chuyển biến thị trường. Tuy nhiên, trong khi...
Tòa án nhân dân thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam có ý kiến bằng văn bản về yêu cầu khởi kiện của Công ty Phú Gia...
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, 2023 là năm quyết định "sống, còn" của các DN Bất động sản nên cần được giải quyết nút thắt về...
Tp.HCM kiến nghị tăng thu thuế nhà đất khi người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên. Điều này đang tạo nên nhiều luồng...
Hội đồng thẩm định nhà nước vừa họp thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không...
Nghị quyết của Chính phủ nêu, thành phố Hà Nội cần khẩn trương xây dựng và triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống để...
Hơn 4 năm, Dự án đường vành đai phía Tây Đà Nẵng có tổng mức đầu tư hơn nghìn tỷ đồng đã qua 3 lần gia hạn tiến độ và đã được thanh tra chỉ rõ những...
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng...
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, 2023 là năm quyết định "sống, còn" của các DN Bất động sản nên cần được giải quyết nút thắt về...
Những tin cũ hơn
Chủ tịch HoREA cho rằng, có một số quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc quy định riêng của các ngân hàng thương mại cần được xem xét sửa đổi,...
Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản với các doanh nghiệp bất động sản và người mua.
Đất nền nhiều nơi vùng ven ở Hà Nội như Hoài Đức, Đông Anh, Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì… đang được rao bán “cắt lỗ”, giá giảm sâu so với thời...
Có đến hơn 200 dự án tại Đà Nẵng cần chốt tiến độ đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng trong năm 2023 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của...
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc bổ sung danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên...
Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định lại, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản.
Đi săn hàng ngộp không nên chỉ chăm chăm vào mức giá bán. Thực tế, lô đất có giá hạ sâu so với giá thị trường chung nhiều khả năng có vấn đề.
Doanh nghiệp và người dân hy vọng Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/2 sẽ đưa ra giải...
Nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023. Dù thanh khoản toàn thị trường bất động sản gặp khó, dù người...
Ngày 23-2, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư) chính thức làm lễ khởi công dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi...