Những ý tưởng trang trí nhà ở hợp phong thủy dịp Tết để chiêu tài rước lộc
Trang trí nhà cửa đón Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt, bởi theo quan niệm lâu đời, việc này giúp xua đi những điều không...
Khó khăn vẫn bủa vây
Theo báo cáo chiến lược của Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC, sau cú sốt giai đoạn 2020-2021, thị trường bất động sản tích tụ quá nhiều loại rủi ro. Theo đó năm 2022 - 2023 sẽ là giai đoạn giải quyết và thanh lọc, tạo nền tảng cho chu kỳ bất động sản tiếp theo. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho những “kẻ mạnh” chiếm lấy niềm tin và thị phần.
Năm 2022 với các chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hưởng khá tiêu cực tới nhu cầu người tiêu dùng và sức khỏe tài chính các doanh nghiệp bất động sản dân cư. Lượng mở bán căn hộ trên toàn quốc có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cụ thể, trong quý III/2022, lượng căn hộ bán ra tại Hà Nội và TP. HCM giảm lần lượt 30% và 64%, trong khi doanh số ký bán thu hẹp 40% so với quý II/2022. Nhóm duy nhất có sự tăng trưởng là phân khúc nhà phố/biệt thự cao cấp, tăng trưởng khoảng 20% với mức hấp thụ duy trì trên dưới 50%.
DSC đánh giá năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm đầy thử thách cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc tiếp cận vốn khi hệ thống ngân hàng thắt chặt vốn vay. Tận dụng đòn bẩy tài chính là chìa khóa giúp nhiều công ty tăng trưởng tốt trong giai đoạn trước 2022 nhưng điều này cũng tạo áp lực tài chính lớn đến doanh nghiệp trong thời kỳ tiền đắt hiện tại.
Các yếu tố liên quan đến thay đổi về mặt pháp lý của Chính phủ được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp năm 2023 có thể kể đến như: Sửa đổi Luật Đất đai - Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo giá thị trường; Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh thuế cao hơn với người có nhiều nhà đất; Nghị định 44/2022/NĐ-CP: Chủ đầu tư phải cung cấp thông tin về dự án và tình hình giao dịch bất động sản; Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành vào ngày 16/9/2022 sửa đổi bổ sung Nghị định 153/NĐ-CP về chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Tuy nhiên, bất động sản chỉ quay trở lại tăng trưởng khi dòng tiền được khai thông. Dự kiến cuối năm nay, trong trường hợp dòng tiền có những dấu hiệu được nới lỏng trở lại thì sẽ là tiềm năng cho sự hồi phục của các doanh nghiệp bất động sản.
Doanh nghiệp bất động sản phải tự giải quyết vấn đề thanh khoản
Theo DSC, giai đoạn 2023 - 2024 là 2 năm trọng điểm khát thanh khoản của nhóm bất động sản khi giá trị trái phiếu đáo hạn lần lượt đạt 119.000 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ và 112.000 tỷ đồng. Yếu tố khát thanh khoản sẽ bắt buộc các doanh nghiệp bất động sản giảm giá các sản phẩm cũng như tăng chiết khấu khi phát hành trái phiếu.
Mặc dù thời điểm hiện tại nhiều khó khăn, DSC đánh giá đây là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn, có sức khỏe tài chính tốt. Nếu có thể thâu tóm các dự án giá rẻ và bảo toàn lợi suất, đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong đợt sóng bất động sản sau.
Chứng khoán DSC đánh giá nhu cầu sử dụng bất động sản vẫn còn nhưng đang gặp trở ngại do giá bán và lãi suất. Về mặt giá bán, sau đợt sốt đất 2020 - 2022, giá bất động sản nhiều khu vực tăng nóng, vượt sức mua của những người có nhu cầu ở thực (chủ yếu ở phân khúc trung cấp và bình dân). Trong khi đó, những người mua với mục đích đầu cơ cũng "thắt chặt hầu bao" để chờ đợi cơ hội mua nhà giá rẻ, kỳ vọng lợi suất cao hơn.
Về lãi suất, lãi suất ở các Ngân hàng Thương mại đã tăng trung bình 3-4% trong 2022. Với 70-80% số người mua bất động sản sử dụng vốn vay, mức lãi suất neo cao trong 2023 sẽ tạo ra rào cản đáng kể cho quyết định mua của khách hàng.
DSC cho rằng, vẫn còn tồn tại những vướng mắc về pháp lý và rào cản khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự giải quyết vấn đề thanh khoản dựa trên cân đối các nguồn lực nội tại.
“Nhà cung cấp bất động sản sẽ phải lựa chọn hạ giá bán để chạm mức định giá hấp dẫn nhằm thu hút cầu. Bên cạnh đó, giảm áp lực tài chính bằng việc cắt giảm đầu tư và dàn xếp nhằm giãn nợ với trái chủ”, các chuyên gia phân tích của DSC đưa lời khuyên.
Quá trình này cần thời gian không ngắn, DSC đánh giá thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đi ngang hoặc suy yếu, có thể đến hết 2023. Sau đó, thị trường ổn định lại dưới các tác động của chính sách, những nhân tố yếu kém bị đào thải, những doanh nghiệp sống sót sẽ tiếp tục mở rộng và dẫn dắt giai đoạn tiếp theo.
“Tóm lại, trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi, rủi ro về mặt tài chính vẫn còn hiện hữu, đây sẽ là cơ hội để chọn lọc những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có sẵn dự án đã mở bán với sức hấp thụ tốt và dòng tiền kinh doanh dương để đầu tư cho chu kỳ tiếp theo”. DSC nhấn mạnh.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trang trí nhà cửa đón Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt, bởi theo quan niệm lâu đời, việc này giúp xua đi những điều không...
Mặc dù các khu đất không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng Lê Thị Thanh – Tổng giám đốc Công ty SP Land tự ý vẽ nhiều dự án để phân lô, bán...
Mô hình boutique hotel tiên phong tại Quảng Bình bổ sung vào bộ sưu tập hàng trăm tiện ích xứng tầm của khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend, ngay...
Đây là trạng thái dễ nhận thấy trên thị trường bất động sản (BĐS) lúc này.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp, đề xuất xem xét bỏ quy định "bảo lãnh trong...
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội và TP. HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài những người không tiếp cận được vốn vay thì không ít trường hợp lại tìm mọi cách cầm cự với lãi vay ngân hàng.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, năm 2023 có khá nhiều tuổi tốt xông đất, trong đó có 4 tuổi tốt nhất được lựa chọn để xông đất trong năm Quý...
Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vì ham lợi nhuận đã tin lời môi giới hứa hẹn. Song, đến khi thị trường hạ...
Tùy từng vị trí, loại đường, loại đất mà người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn qua thị xã Phú Mỹ...
Những tin cũ hơn
Sáng nay (10/1), UBND TP.Thủ Đức, TP.HCM tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chung của thành phố đến năm 2040.
Ngày 9/1, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC) và Công...
Chứng khoán DSC đánh giá, việc thu hút vốn FDI còn khó khăn do chính sách khác biệt giữa từng tỉnh trọng điểm khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu sử...
Sáng 11/1, Hà Nội tổ chức Lễ thông xe dự án tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch...
Mới đây, Sở Giao thông vận tải Tp.HCM đề xuất thay đổi quy mô xây Cầu Cát Lái kết nối với Đồng Nai, đồng thời xây dựng thêm 2 cây cầu nối từ khu Nam...
Năm 2022, thị trường bất động sản nhà ở Tp.HCM và vùng phụ cận ghi nhận nhiều biến động về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc. Mặt...
Dù tổng vốn thu hút đầu tư mới vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt 19.368 tỷ đồng, tổng doanh thu năm ước đạt 47.000...
2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi cả nguồn cung lẫn sức mua đều sụt...
Đất nền tại những khu vực từng nhộn nhịp giao dịch rơi vào “bất động” thời điểm cận Tết Nguyên đán, thậm chí nhiều mảnh đất đã giảm giá đến tiền tỷ.
Với phương án thiết kế, dự kiến yêu cầu tổng mức kinh phí cho dự án đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ khoảng là 9,07 tỉ USD (khoảng 213.948 tỉ đồng).