Giá thuê mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội và TP. HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, sau 7 năm thực hiện quy định này đã bộc lộ một số "bất cập, hạn chế". Thứ nhất, quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" làm tăng giá thành, làm tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu khi mua nhà. Cụ thể, trước nhất chủ đầu tư phải trả "phí bảo lãnh ngân hàng" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao.
Tuy nhiên, "phí bảo lãnh ngân hàng" được chủ đầu tư "trả trước" cho ngân hàng nhưng được chủ đầu tư tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà "cuối cùng" thì người mua nhà phải gánh chịu "phí bảo lãnh ngân hàng" này (bằng khoảng 2% giá bán nhà).
"Hiệp hội nhận thấy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang rất nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để kéo giảm giá nhà ở. Do vậy, nên rất cần thiết xem xét bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà", ông Châu kiến nghị.
Điểm bất cập thứ hai, có "dấu hiệu" quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" hầu như chỉ "làm lợi" cho ngân hàng thương mại.
Diễn giải về điều này, ông Châu dẫn chứng, hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện "bảo lãnh" cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay.
Ngân hàng thương mại vừa được chủ đầu tư trả lãi vay ngân hàng, vừa được lấy "phí bảo lãnh" thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên "phí bảo lãnh" cũng rất cao mà rất ít bị "rủi ro".
Điểm bất cập thứ 3, quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại và làm tăng "khối tài sản bảo đảm" của doanh nghiệp cho "khoản bảo lãnh" nên không được khai thác sử dụng hiệu quả "khối tài sản bảo đảm" này.
Ví dụ, doanh nghiệp A được ngân hàng B cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng, nếu thực hiện bảo lãnh ngân hàng với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A chỉ còn có thể được vay tín dụng 1.500 tỷ đồng.
Để được ngân hàng bảo lãnh với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A phải có tài sản bảo đảm với giá trị thực tế khoảng 650 tỷ đồng (bởi lẽ ngân hàng thương mại thường chỉ đánh giá tài sản bảo đảm bằng khoảng 70% giá trị thực tế).
Tuy nhiên, tài sản bảo đảm này gần như bị "phong tỏa" nên chủ đầu tư không thể khai thác, sử dụng hiệu quả.
"Phần lớn các ngân hàng thương mại có "vốn tự có" không lớn, trong lúc dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị thường có giá trị rất lớn. Nếu thực thi đúng quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" thì hầu như các ngân hàng thương mại không có đủ năng lực để đáp ứng, nên quy định này thiếu tính khả thi, không sát với tình hình thực tiễn và chưa thực chất", ông Châu lý giải.
Bất cập thứ 4, quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" chưa phải là giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.
Trên thực tế, 7 năm qua hầu như các dự án nhà ở (mới) đã hoàn thành đầy đủ pháp lý và được phép huy động vốn thì không xảy ra tình trạng chậm hoặc không bàn giao nhà cho khách hàng theo tiến độ cam kết.
Trong khi đó, một số chủ đầu tư dự án không bàn giao nhà cho khách hàng đúng tiến độ hoặc không làm được "sổ hồng" cho khách hàng là do "vướng mắc về pháp lý", chủ yếu là do đất dự án có nguồn gốc là "đất công" hoặc "đất dự án" có nguồn gốc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mà các dự án này đều đã được chấp thuận đầu tư từ nhiều năm trước đây.
"Do vậy, quy định "bảo lãnh ngân hàng" không thật sự cần thiết mà chỉ làm tăng chi phí, làm tăng giá thành và giá bán nhà ở, không có lợi cho người mua nhà và chỉ "làm lợi" cho ngân hàng thương mại", ông Châu đúc kết.
Trước những bất cập của quy định "bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai", HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp xem xét bỏ quy định tại Điều 40 và Chương VI Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) về "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai", để góp phần làm giảm giá thành, làm giảm giá bán nhà ở cho người mua nhà.
Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo ngân hàng thương mại tăng cường giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội và TP. HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài những người không tiếp cận được vốn vay thì không ít trường hợp lại tìm mọi cách cầm cự với lãi vay ngân hàng.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, năm 2023 có khá nhiều tuổi tốt xông đất, trong đó có 4 tuổi tốt nhất được lựa chọn để xông đất trong năm Quý...
Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vì ham lợi nhuận đã tin lời môi giới hứa hẹn. Song, đến khi thị trường hạ...
Tùy từng vị trí, loại đường, loại đất mà người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn qua thị xã Phú Mỹ...
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, bất động sản (BĐS) thương mại là gã khổng lồ vô hình mà thị trường cần phải tập trung...
Hà Nội thông xe tuyến đường trị giá gần 10.000 tỉ đồng
Chương trình cải tạo, xây mới chung cư cũ tại TP.HCM thực hiện hơn 6 năm nay nhưng số lượng chung cư được xây mới rất ít. Nguyên nhân chính do không...
Khi nguồn tiền vào thị trường bất động sản bị hạn chế, nhiều khả năng thị trường bất động sản tiếp tục bị thu hẹp, nguồn cung và tính thanh khoản đều...
Theo báo cáo từ đơn vị nghiên cứu thị trường mới đây, dù đối mặt với nhiều thách thức, song bất động sản công nghiệp vẫn có nhiều triển vọng trong năm...
Những tin cũ hơn
Đây là trạng thái dễ nhận thấy trên thị trường bất động sản (BĐS) lúc này.
Mô hình boutique hotel tiên phong tại Quảng Bình bổ sung vào bộ sưu tập hàng trăm tiện ích xứng tầm của khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend, ngay...
Mặc dù các khu đất không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng Lê Thị Thanh – Tổng giám đốc Công ty SP Land tự ý vẽ nhiều dự án để phân lô, bán...
Trang trí nhà cửa đón Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt, bởi theo quan niệm lâu đời, việc này giúp xua đi những điều không...
Sáng nay (10/1), UBND TP.Thủ Đức, TP.HCM tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chung của thành phố đến năm 2040.
Ngày 9/1, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC) và Công...
Chứng khoán DSC đánh giá, việc thu hút vốn FDI còn khó khăn do chính sách khác biệt giữa từng tỉnh trọng điểm khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu sử...
Chứng khoán DSC đánh giá, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đi ngang hoặc suy yếu, có thể đến hết 2023. Sau đó, thị trường ổn định lại dưới các tác...
Sáng 11/1, Hà Nội tổ chức Lễ thông xe dự án tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch...
Mới đây, Sở Giao thông vận tải Tp.HCM đề xuất thay đổi quy mô xây Cầu Cát Lái kết nối với Đồng Nai, đồng thời xây dựng thêm 2 cây cầu nối từ khu Nam...