Hà Nội hỏa tốc xin lùi quy định nhà thuê 20m2 mới được thường trú
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản hoả tốc gửi Thường trực HĐND thành phố xin lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở...
Mới đây, Các Cơ quan giám sát tài chính gồm PBoC, Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) đưa ra một kế hoạch 16 điểm nhằm tiếp sức cho thị trường BĐS, gồm giãn nợ, nới lỏng tín dụng, hỗ trợ các đối tượng có liên quan…
Quy mô tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của Trung Quốc và Việt Nam tại cuối năm 2021.
Tài chính phi thị trường
Lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nhất thế giới, đó là những đặc điểm thường thấy trong các báo cáo đo đếm “sức khỏe” nền kinh tế sở hữu khối tài sản ròng lớn nhất hành tinh. Trên thực tế, “cỗ máy” tạo động lực lớn cho nền kinh tế Trung Quốc chính là BĐS.
Lượng tiền khổng lồ chảy trong thị trường BĐS Trung Quốc có nguồn gốc từ đâu? Hệ thống ngân hàng Trung Quốc có nguồn tiền vô tận từ 1,3 tỷ người có thói quen tiết kiệm - thông qua cơ cấu “áp chế tài chính”, gây thiệt thòi cho người gửi.
Mặc dù vậy, người gửi tiền không được rời bỏ hệ thống quốc doanh để tìm kiếm nơi có lợi hơn vì dòng tiền bị kiểm soát ngặt nghèo. Cơ hội đầu tư trong nước rất ít và việc kiểm soát vốn chặt chẽ đã ngăn đầu tư ra các kênh ngoài nước.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung Quốc (CDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (CEB) là hai nhà tài trợ chính, giúp doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực BĐS mua tài sản chiến lược, bảo đảm các hợp đồng cung ứng dài hạn. Qũy đầu tư vô tận hỗ trợ các công ty xây dựng thoải mái vẽ ra hàng loạt siêu dự án.
Chính phủ Trung Quốc ước tính khoảng hơn 300 triệu người- tương đương dân số Mỹ - sẽ chuyển tới sống tại các khu vực đô thị trong 15 năm tới. Họ xây mới nhiều thành phố từ con số 0, hàng nghìn tòa nhà chọc trời, 100 sân bay, hàng vạn km đường sá, hàng triệu ngôi nhà đủ các thể loại dựng lên nhanh chóng, khiến thế giới choáng váng. Đây là thời kỳ bùng nổ xây dựng, diễn ra từ năm 2001, tốc độ xây dựng 15 năm của Trung Quốc bằng 100 năm của Mỹ.
Các tòa nhà chung cư đang được xây dựng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Vốn rẻ, dễ “xin” dự án dẫn đến cú “đột quỵ” thị trường, dư thừa 50 triệu căn hộ, cầu giảm đến ¾. Đến tháng 9/2021, Evergrande sụp xuống, sinh ra khối nợ ngoài sức tưởng tượng 300 tỷ USD, kéo theo cả hệ thống BĐS Trung Quốc suy sụp, đe dọa nền kinh tế nước này.
Từ cuối năm 2020, Trung Quốc đã siết tín dụng bất động sản, hiện nay nước này dùng ngân sách - thông qua đơn vị phát hành trái phiếu ở các địa phương mua lại dự án dang dở từ các doanh nghiệp vỡ nợ, mất khả năng thanh khoản. Chính quyền các địa phương mua nhà, đất chuyển đổi thành các dự án an sinh xã hội.
Để huy động tiền mua nhà, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) chi 200 tỷ Nhân dân tệ (gần 28 tỷ USD) với lãi suất khoảng 1,75%/năm. Một phần của quỹ này được sử dụng để ngân hàng mua các dự án nhà dang dở và hoàn thành việc xây dựng, sau đó cho các cá nhân thuê để phục vụ nỗ lực tăng số nhà cho thuê của chính phủ.
Bài học chung
Khủng hoảng BĐS là hệ quả hơn là nguyên nhân của các vấn đề vĩ mô. Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả tâm lý nóng vội, muốn phát triển “nhanh” và “mạnh” nên không giữ được nhịp độ bền vững.
Để đạt mục tiêu “5 năm”, “10 năm”, “20 năm” đề ra, cần thực hiện hàng loạt dự án động lực trọng điểm, ngân hàng cấp tốc giải ngân, nới lỏng cơ chế tài chính, kéo theo hệ sinh thái kinh tế cung ứng vào cuộc. Dự án khiến giá trị BĐS tăng vọt, trở thành kênh đầu tư béo bở hút hết vốn. Đây là tác dụng phụ tất yếu của khái niệm “phát triển” mà cả những cơ chế thị trường tài chính mở tối đa như Mỹ vẫn không tránh được.
Trung Quốc sử dụng phương sách “3 lằn ranh đỏ” đối với doanh nghiệp BĐS ở ba khía cạnh: Tỷ lệ nợ phải trả dưới 70% giá trị tài sản; tỷ lệ nợ ròng dưới 100% vốn chủ sở hữu; sở hữu tiền mặt lớn hơn hoặc bằng nợ ngắn hạn.
Đây là cách thức mà Việt Nam có thể áp dụng, giúp triệt tiêu hiện tượng “gom hàng thổi giá” và “tay không bắt giặc” rất phổ biến, giúp xác định dòng tiền thanh khoản, qua đó đánh giá tình trạng từng doanh nghiệp trong tiếp cận vốn ngân hàng và trước khi quyết định cấp phép dự án.
Nếu doanh nghiệp đáp ứng cả 3 tiêu chí được vay thêm 15% vốn. Đây là công cụ có tính sàng lọc rất hữu hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh, “thẳng tay” với doanh nghiệp yếu kém, bởi nền kinh tế chỉ nên duy trì số lượng công ty BĐS tương ứng với nhu cầu.
Ba gọng kìm này có thể kiểm soát giá nhà, đem lại cơ hội cho tầng lớp thu nhập thấp; kiểm soát thị trường đất đai, tạo ra rào chắn vô hình nắn luồng dòng vốn sang các lĩnh vực khác, góp phần kéo dài chu kỳ tăng trưởng và đẩy lùi suy thoái BĐS.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản hoả tốc gửi Thường trực HĐND thành phố xin lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở...
Thị trường đối mặt nhiều khó khăn nhưng bất động sản giá trị thực vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc. Câu chuyện phát triển dự án...
Với những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Phú Thọ đang trở thành điểm sáng thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư.
Hiện tại, việc triển khai các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 còn chậm so với tiến độ yêu cầu.
Căn nhà 80m2 kinh doanh được được chủ nhà rao 16,5 tỉ đồng (có thương lượng) có người mua ngay sau vài ngày đăng bán.
Bên cạnh phương án tái cấu trúc nợ trái phiếu bằng gia hạn kỳ trả nợ có thành toán một phần, gia hạn kỳ trả nợ không thành toán; FiinRtings gợi ý...
Đón đầu xu hướng thuê chung cư đang gia tăng, Liên minh đại lý độc quyền Sapphire Vinhomes Ocean Park gồm LM Tân Thời Đại - MDLand, Tân Hương Phát &...
Khác hẳn với không khí sôi động đầu năm, hiện các phòng công chứng tại các “điểm nóng” BĐS rơi vào tình cảnh nhân viên làm việc “túc tắc”, hồ sơ công...
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về xử lý vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án có nhà ở trên...
Trước đề xuất của chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ 97-99 Láng Hạ về việc được miễn tiền sử dụng đất, thuê đất, Bộ Xây dựng đề nghị doanh nghiệp...
Những tin cũ hơn
Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, các nhà đầu tư “giải nghệ” đi kinh doanh dịch vụ và mở các xưởng sản xuất để kiếm thu nhập trong giai đoạn...
2.385 thửa đất được hình thành từ chiêu trò hiến đất làm đường để tách thửa, phân lô, bán nền tại một số xã, thị trấn ở huyện...
Khác với không khí tưng bừng của thưởng Tết 2022, năm nay thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm ảm đạm khiến các doanh nghiệp trong ngành "héo hắt"...
Ngày 23-1, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai...
Ngày 20/11/2022, khu đô thị Đông Phương Diamond Central đã tổ chức lễ khai trương nhà mẫu mang tới cho khách hàng hình ảnh trực quan ấn tượng về một...
Hồ Tràm hiện đang là một trong những khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ đề án đẩy mạnh liên kết vùng của Chính phủ với cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ –...
Minh Hoàng, CEO doanh nghiệp công nghệ tại TP HCM, đặt ra mục tiêu trước tuổi 40 sẽ sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo mà ở đó ba thế hệ cảm thấy hạnh phúc,...
Dự báo xu hướng thị trường và những giải pháp cho các doanh nghiệp bất động sản sẽ được thảo luận tại Hội nghị bất động sản Việt Nam – VRES 2022.
Dù khó khăn vẫn còn tồn tại, khi doanh nghiệp chật vật với dòng tiền, giới chuyên gia và những nhà đầu tư lâu năm đều đặt niềm tin vào sự phục hồi của...
Chưa ban hành hệ số đền bù, hạn chế bởi chỉ tiêu quy hoạch, chưa có quy trình cưỡng chế hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm... là những lý do khiến...