Thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang - Ẩn số đầy tiềm năng tại Tây Nam Bộ
Với định hướng trở thành một đô thị hấp dẫn cho cả công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang đang dần trở thành điểm sáng đầu...
Sau khi tham quan dự án mà ông nhận định là "tầm cỡ quốc tế", vị chuyên gia này đã khẳng định trong một tọa đàm về du lịch của Bình Định: Quy Nhơn phải là trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, điểm đến hàng đầu châu Á.
Đến nay, đã 9 tháng trôi qua kể từ ngày du lịch Việt Nam chính thức mở cửa trở lại hoàn toàn. Theo đánh giá của ông, đâu là những địa phương có tốc độ phục hồi du lịch đầy ấn tượng?
PGS. TS. Trần Đình Thiên:
Trong 9 tháng vừa qua, dù chỉ vừa "thoát" dịch, du lịch Việt Nam đã bùng nổ chưa từng thấy. Lượng du khách nội địa trong 9 tháng đầu năm vượt 20% so với thời điểm trước dịch - năm 2019. Lượng du khách quốc tế chưa phục hồi mạnh như mong muốn nhưng tính đến hiện tại, đã có gần 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và xu hướng này đang mạnh lên.
Rất nhiều điểm du lịch của Việt Nam đã trỗi dậy mạnh như: Hạ Long, Thanh Hoá, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Nhưng điểm bùng nổ mà tôi rất ấn tượng mạnh nhất là Quy Nhơn - Bình Định. Ngay khi dịch cơ bản được kiểm soát, Bình Định tuyên bố chuyển sang thích ứng với tình hình mới. Chỉ trong 4 tháng sau đó, Bình Định đã tổ chức tới 4-5 cuộc hội thảo khởi động, cổ động, kích cầu phát triển du lịch. Tôi chưa thấy nơi nào tích cực dựng lại hình ảnh du lịch an toàn, hiếu khách sau dịch mạnh mẽ như Bình Định.
Nhìn tổng thể du lịch Việt Nam, sự nỗ lực của Chính phủ - để làm cho đất nước trở nên an toàn, để mở cửa trở lại sớm với thế giới - đã mang lại kết quả tích cực rõ ràng. Bên cạnh đó, sự tham gia trở lại, với vai trò dẫn dắt và tạo ra cuộc chơi mới của các Tập đoàn kinh tế lớn, trên cơ sở hạ tầng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng quy mô, đẳng cấp vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển trong thời gian dịch, đã góp phần tạo ra các trọng điểm bùng nổ, tạo điểm nhấn cho du lịch Việt Nam giai đoạn "hậu dịch".
"Du lịch Việt Nam bùng nổ chưa từng thấy sau khi mở cửa trở lại. Điểm đến mà tôi rất ấn tượng là Bình Định, trong đó có Quy Nhơn." – chia sẻ của PGS. TS Trần Đình Thiên
Như ông vừa chia sẻ, ông từng rất ấn tượng với Quy Nhơn. Điều gì khiến ông lại có sự ấn tượng đặc biệt đến như vậy?
Tôi nhớ 5 năm trước, đến Bình Định, lúc đó Quy Nhơn không gây ấn tượng đặc biệt. Nhưng thời điểm trước dịch (2020 - PV), tôi đặt chân tới Quy Nhơn, thành phố đã trở nên đẹp và duyên dáng lạ lùng, đến mức có thể nói là làm tôi sửng sốt.
Đặc biệt, hơn một năm trước, tôi được đến tham quan dự án MerryLand Quy Nhơn trên bán đảo Hải Giang của Tập đoàn Hưng Thịnh. Nói thật, tôi đã bất ngờ. Dự án được giới thiệu với quy mô cực kỳ lớn, lên tới 2,5 tỷ USD ở giai đoạn 1. Tôi thấy "ông" Hưng Thịnh này quá tâm huyết khi sẵn sàng đầu tư số vốn lớn đến như vậy.
Người quy hoạch dự án đến từ Mỹ, một nhà thiết kế resort hàng đầu thế giới, còn phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của bán đảo Hải Giang.
MerryLand Quy Nhơn – dự án để lại ấn tượng đặc biệt cho PGS. TS. Trần Đình Thiên
Trong diễn đàn phát triển du lịch của Bình Định hồi đầu năm, lãnh đạo tỉnh này khẳng định sẽ đưa Quy Nhơn thành điểm đến du lịch tầm cỡ khu vực. Tôi có "phản biện" rằng: Tầm cỡ khu vực là chưa được. Sao lại phải "hà tiện" trong khát vọng và quyết tâm như thế? Như vậy là Bình Định không đánh giá hết năng lực của mình. Quy Nhơn phải là trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, là điểm đến hàng đầu của châu Á.
Và cả lãnh đạo Hưng Thịnh và Bình Định đều đồng ý. Họ cũng cảm thấy để Quy Nhơn – Bình Định trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, không có gì là vướng mắc hay e ngại, băn khoăn.
Nhưng để làm được điểm đến hàng đầu châu Á, Quy Nhơn và Bình Định cũng như các tập đoàn lớn cần phải dốc sức tối đa cho "cuộc chơi" này.
"Cuộc chơi" của Quy Nhơn, Bình Định và tập đoàn lớn rót vốn vào đây sẽ phải diễn ra như thế nào?
Thực ra, trước đó, một số doanh nghiệp đã thúc đẩy Quy Nhơn tiến bước trên hành trình trở thành điểm đến hàng đầu châu Á.
Và Hưng Thịnh tiếp tục làm điều đó – và chắc sẽ làm được bằng những dự án tầm cỡ, với cách tiếp cận mới. Cuộc thi Miss World Vietnam 2022 được tổ chức tại dự án MerryLand Quy Nhơn hồi tháng 8 vừa qua đã rất thành công, góp phần quảng bá và giới thiệu hình ảnh đẹp của Quy Nhơn.
Nhưng như tôi nói, để Quy Nhơn trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, chúng ta còn phải làm nhiều, phải dốc sức hơn. Bình Định cần thể chế, cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp mạnh dạn, tự tin đầu tư. Phía doanh nghiệp phải tiếp tục mở rộng, sáng tạo, đầu tư để dự án trở thành công trình tầm cỡ quốc tế.
Đã có sản phẩm bất động sản hạng sang thu hút giới giàu có và siêu giàu như loại hình biệt thự hàng hiệu tại dự án MerryLand Quy Nhơn và đặc biệt đề xuất về mô hình kinh tế đêm nhằm tạo ra sự đột phá mới cho du lịch của Quy Nhơn. Điều đó liệu đã đủ cho mục tiêu của Quy Nhơn là trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á?
Muốn tạo ra công trình tầm cỡ quốc tế, thì rõ ràng, phải có sản phẩm tốt mới thu hút được khách quốc tế đến. Với vị trí đẹp, đắt giá như bán đảo Hải Giang, thì giá trị căn biệt thự triệu USD tại MerryLand Quy Nhơn là điều bình thường. Vì đó đang là xu thế của thế giới, của một nền kinh tế đang trỗi dậy nhanh như Việt Nam.
Ngoài ra, để tạo ra sức bật mới cho du lịch, kinh tế đêm cũng là loại hình mới. Chúng ta cần phải tạo ra sản phẩm "đêm". Sản phẩm "đêm" càng phong phú thì kinh tế đêm càng có sức sống mạnh.
Người ta tính toán rằng, nguồn thu từ kinh tế đêm có thể đóng góp thêm từ 20-30% giá trị GDP. Đó là một con số đáng kể. Nhưng để kinh tế đêm thực sự tạo ra giá trị thì phải đầu tư. Chúng ta phải có trung tâm du lịch lớn với rất nhiều hoạt động, dịch vụ phong phú, đa sắc màu, chứ không phải vài sự kiện rồi kết thúc. Doanh nghiệp và địa phương cùng nhau làm thật mạnh, thật bài bản.
Muốn Quy Nhơn trở thành điểm đến châu Á, thêm sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đẳng cấp, mô hình kinh tế đêm được triển khai,… là đúng nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần thay đổi tư duy quản lý, phải sẵn sàng đón nhận cái mới, chấp nhận sự thay đổi. Chính quyền phải khuyến khích họ triển khai, đồng hành chứ không thể đồng ý cho mở nhưng sau đó lại quản chặt, cứng nhắc.
Ngoài Bình Định, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Phú Quốc cũng nghiên cứu dự án kinh tế đêm. Nhưng phải đến khi làm thật mới biết cần điều chỉnh như thế nào là hợp lý. Việc của chúng ta là cứ đặt ra và mạnh dạn làm.
Tôi tin rằng, những thành phố du lịch, nhất là thành phố ven biển của Việt Nam sẽ có một bước chuyển sang kinh tế đêm tương đối mạnh và gia tốc nó sẽ tăng lên. Bởi vì những doanh nghiệp hướng tới phát triển kinh tế đêm là tập đoàn lớn, đang tạo ra dự án chất lượng và quy mô.
Ông mường tượng chân dung của Quy Nhơn sẽ như thế nào trong tương lai gần?
Không như nhiều điểm du lịch khác phát triển ồ ạt, Quy Nhơn đang chuyển mình đầy chắc chắn để trở thành điểm đến hàng đầu châu Á. Quy Nhơn sẽ tạo ra một kỳ tích phát triển du lịch. Tất nhiên, muốn có kỳ tích đó, cần sự hỗ trợ tích cực đặc biệt về thể chế, cơ chế – thông thoáng, mở, khuyến khích đổi mới, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, tạo ra dự án quy mô, tầm cỡ. Bản thân nhà nước phải mạnh dạn hơn trong mở cửa du lịch – tăng độ mở cho quy chế visa, thị thực. Cứ rụt rè như giai đoạn vừa qua thì nguy cơ bỏ lỡ thời cơ lại hiển hiện.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Tổ Quốc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Với định hướng trở thành một đô thị hấp dẫn cho cả công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang đang dần trở thành điểm sáng đầu...
Chiều ngày 11/11, tại Trung tâm hội nghị Asiana Plaza, hơn 300 nhân viên, chuyên viên kinh doanh đến từ các đơn vị phân phối đã góp mặt tại buổi "Lễ...
Tối 11/11/2022, trong khuôn khổ Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới World Travel Awards 2022 diễn ra tại Vương quốc Oman, Sun Group tiếp tục khẳng...
Chuyên gia cho rằng, khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây cả doanh nghiệp lẫn người tham gia thị trường và tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023 nếu...
Trước việc nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đồng loạt thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn đầu tư, thi công nhiều dự án.
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hải Long, tỉnh Thái Bình có quy mô gần 300ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.
Sau thời gian giá chung cư tăng "nóng" khiến nhiều người quyết định từ bỏ ý định mua nhà thì hiện nay giá đã có dấu hiệu quay đầu giảm. Nhiều người...
Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng thỏa mãn một số điều kiện nhất định vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở...
Đến nay, Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới phường Phú Lâm và phường Phú Thạnh (TP. Tuy Hòa) được Tập đoàn FLC tài trợ lập quy hoạch...
Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng. Giao dịch nhà đất bất động, dòng tiền chôn vào đất. Doanh nghiệp BĐS phải xoay xở đủ cách như tăng chiết khấu...
Những tin cũ hơn
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê...
Hiện tại, dự án Khu dân cư số 6 thuộc Khu dân cư Công viên giải trí Hiệp Bình Phước (TP. Thủ Đức) đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật,...
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho rằng, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn đang trên đà hồi phục. Đây sẽ là thời kỳ mà thị trường...
Điều này tưởng chừng vô lý nhưng đang là thực tế diễn ra trên thị trường BĐS, khi nhiều môi giới trông chờ khoản thu nhập tốt cuối năm nay từ hoạt...
Hai tài sản nhà, đất tại số 49 và 51 Nguyễn Thái Học (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (còn gọi Vũ "nhôm" ) được thông báo đấu...
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản số 14017/UBND-VP gửi các đơn vị liên quan về dự án Khu đô thị Tây Nam TP. Bà Rịa.
Thị trường BĐS, nhất là ở phân khúc đất nền đang trong trạng thái “ hàng ngộp” rao nhiều, một môi giới ôm nhiều lô đất giá cắt lỗ cùng một lúc.
Nằm trong quần thể đại đô thị VSIP Bắc Ninh, Centa Riverside Từ Sơn có đầy đủ tiêu chuẩn để được xem là một dự án bất động sản “dinh dưỡng” của trung...
Ở thời điểm thị trường địa ốc đang chững lại, khi người bán nhà, đất cần tiền gấp, họ vẫn nơm nớp lo người mua “bùng” cọc ngay cả khi nhận khoản tiền...
Pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh.