Bịt lỗ hổng trong điều chỉnh quy hoạch đất, tránh bị lợi dụng phục vụ ‘lợi ích nhóm’
Theo ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các quy định cho phép điều chỉnh quy hoạch,...
Sau Tết vẫn "đói" khách
Những năm trước đây, vào dịp trước hoặc sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản thường sôi động, giá liên tục tăng, nhân viên môi giới bận rộn. Nhưng năm nay, khác biệt thể hiện rõ ở sự trầm lắng chung của toàn thị trường, giao dịch giảm sút mạnh khiến các văn phòng môi giới và đội ngũ môi giới lâm vào cảnh hết sức khó khăn.
Hai năm trước, chị Bùi Thị Kim Huệ (29 tuổi) quyết định dừng công việc kế toán, từ Bắc vào Nam bán đất nền cho một số dự án ở Đông Nam Bộ như: The Fusion (Vũng Tàu), Mega Royal City (Bình Phước)… với hy vọng có thêm thu nhập để lo cho gia đình. Chị Huệ liên tục đăng bài rao bán quảng cáo, dẫn khách không biết mệt mỏi, nhiệt tình tư vấn, chăm sóc khách hàng. Nhưng một năm qua, mọi thứ không còn như kỳ vọng, giao dịch quá ít, thị trường ảm đạm trong khi người bán quá đông, chị Huệ không thể tiếp tục công việc.
Phân khúc nhà mặt phố đóng băng, nhiều tháng trời người môi giới không có giao dịch (Ảnh: Hoàng Minh)
“Thực sự thị trường bất động sản cạnh tranh rất khốc liệt, khác hẳn màu hồng mình đã nghĩ ra khi mới bước chân vào nghề. Số tiền kiếm được không đủ chi phí trang trải cuộc sống trong nhiều tháng nên mình phải chuyển sang một công việc khác có lương cứng. Mình theo dõi facebook, zalo của nhiều đồng nghiệp cũ thấy họ chuyển nghề rất nhiều phải tìm một công việc khác ổn định hơn”, chị Huệ chia sẻ.
Hành nghề môi giới nhà đất được 6 năm, chị Nguyễn Hương Thảo (50 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chuyên bán các nhà thổ cư, chung cư tại một số quận trên địa bàn TP.HCM. Đến năm 2022, giá nhà đất tăng, ngân hàng hạn chế room tín dụng, nhà nước siết chặt phân lô tách thửa, lãi suất ngân hàng tăng cao... khiến lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh, khách của chị ít đi rất nhiều.
“Khách hàng giảm, do nhu cầu vay ngân hàng không được nên người ta không mua nhà. Một số người dư tiền lắm mới mua cho thuê để giữ tiền an toàn. Mà cho thuê thì phải nhà nhiều phòng, giá rẻ chứ bây giờ có nhà nào rẻ đâu. Còn số người làm ăn thì người ta tính toán gửi ngân hàng, còn cho thuê nếu chỉ được 10 triệu/tháng thì còn không đủ đóng lãi ngân hàng”, chị Nguyễn Hương Thảo nói.
Nếu những năm trước, mỗi tháng ít nhất chị cũng bán được một căn nhà, thu về được 15-20 triệu đồng/giao dịch thì một năm qua rất ít người mua nhà, chị phải chuyển sang làm mảng cho thuê. Tuy nhiên, thu nhập từ môi giới cho thuê bất động sản chỉ đem lại cho chị khoảng 5-7 triệu đồng/ tháng. Bởi vậy, ngoài môi giới cho thuê nhà, chị bán hàng online để có tiền trang trải sinh hoạt gia đình.
Chờ cơ hội mới
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Bất động sản 1989 Land cho hay, 6 tháng cuối năm 2022, số lượng giao dịch của công ty anh giảm 80%. Các nhân viên trong công ty của anh Tuấn gặp nhiều khó khăn về tài chính, phải tìm việc khác. Cũng có người vay mượn tiền người thân, bạn bè, cố gắng bám trụ với nghề, vượt qua giai đoạn đầy sóng gió.
Anh Tuấn chia sẻ, những người anh em còn nỗ lực đến hôm nay vì vẫn tin tưởng vào tương lai của ngành bất động sản: “Trước tiên là vẫn tin tưởng vào chính sách của nhà nước mình, thứ hai nữa là dựa vào niềm đam mê của bản thân và các anh em để cùng nhau phấn đấu bám trụ lại để phát triển. Hy vọng nhà nước sớm có chính sách thay đổi để anh em có thể tiếp tục làm ăn chứ như hiện tại thì hơi khó”.
Một số nhà môi giới chuyển sang phân khúc cho thuê căn hộ (Ảnh: Hoàng Minh)
Anh Tuấn mong muốn cơ quan chức năng tiếp tục xem xét sửa đổi một số điều trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Ngoài ra, anh Tuấn mong nhà nước sẽ có thêm những chính sách hỗ trợ tín dụng cho các chủ dự án và người mua nhà.
Nghề kinh doanh bất động sản có lực lượng lao động đông đảo nhưng cũng có tính đào thải rất cao. Giai đoạn 2020-2021, tình hình dịch bệnh khiến nhiều ngành sản xuất kinh doanh phải tạm ngưng, nhiều người mua đất giữ tiền. Trước diễn biến sôi động của thị trường nhà đất thời điểm đó, nhiều người môi giới bất động sản đã giàu lên nhanh chóng. Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng môi giới vào thời điểm đó lên tới khoảng 200.000 người. Trong đó, số nhà môi giới ở Hà Nội là hơn 70.000 người còn TP.HCM có trên 90.000 người. Tuy nhiên, VARS ước tính chỉ có khoảng 30.000 môi giới được cấp chứng chỉ hoạt động chuyên nghiệp.
Hiện nay, khi thị trường trầm lắng, khó khăn, ngành bất động sản có biến động lớn thì một bộ phận người môi giới phải nghỉ việc, bỏ nghề. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây lại là cơ hội cho những người môi giới có năng lực thực sự học hỏi, củng cố kiến thức, nâng cao chất lượng phục vụ và kỹ năng hành nghề. Quan trọng là kiên định với mục tiêu nghề nghiệp, đạo đức hành nghề, không lừa dối khách hàng... Đồng thời, cũng là thời cơ để ngành môi giới bất động sản tinh giảm hệ thống, chọn lọc nhân sự, xây dựng chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp./.
VOV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các quy định cho phép điều chỉnh quy hoạch,...
Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, bất động sản không bán ra được, nhiều gia đình lâm cảnh nợ nần, vợ chồng lục đục, thậm chí ly hôn vì nợ…
Dự kiến bàn giao từ tháng 4/2023, khu phức hợp Westgate (Bình Chánh) đang hấp dẫn người mua nhờ lợi thế vị trí, tiện ích, chất lượng hoàn thiện cùng...
Nhiều ý kiến đồng thuận với nguyên tắc bồi thường bảo đảm "người có đất bị thu hồi có chỗ ở, và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ" tại Điều 90...
Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, nhà ở xã hội cần quỹ đất để phát triển bên cạnh vốn vay ưu đãi. Các địa phương phải vào cuộc và cũng cần có chế...
Thủ tướng nhấn mạnh để phát triển bất động sản bền vững, các địa phương và các doanh nghiệp trước hết phải tạo công ăn việc làm cho người dân.
Dự án Grand Sunlake với quy mô hơn 1.000 căn hộ được giới thiệu ra thị trường năm 2022 và nhanh chóng trở thành tâm điểm tại thị trường Hà Đông – Hà...
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đã lên kế hoạch bán đấu giá hàng trăm khu đất công với kỳ vọng thu về số vốn lớn phục vụ sự phát triển của địa...
Các doanh nghiệp kỳ vọng cuộc họp với lãnh đạo TP HCM sẽ có kết quả tích cực, sớm gỡ vướng cho các dự án ách tắc lâu nay
Nếu như những ngày này của năm 2021, toàn ngành du lịch Việt Nam gần như "ngủ đông", doanh nghiệp lâm vào cảnh "cháy nhà tứ phía" vì Covid-19, thì...
Những tin cũ hơn
Tọa đàm với chủ đề “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường Bất động sản Việt Nam” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức vào ngày...
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần cân nhắc bổ sung quyền cho tổ chức tư vấn xác định giá đất được tiếp cận với thông tin định giá đất từ...
Năm 2023, TP Hà Nội đặt mục tiêu rà soát, đánh giá 750 dự án, từ đó xem xét thu hồi các dự án chậm triển khai, không đủ điều kiện pháp lý. Trong đó,...
Sau thời gian tăng giá nóng, thị trường bất động sản ven đô đã có dấu hiệu chững lại kể từ thời điểm năm 2022. Đến hiện tại, một số nhà đầu tư cho...
Mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay sẽ khó khả thi nếu chúng ta không có những động thái quyết liệt để xóa bỏ những rào cản với du...
Chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực cho rằng cơ cấu thị trường mất cân đối nghiêm trọng, chỗ thì thừa, chỗ kia thì thiếu. Quan hệ cung - cầu lệch pha,...
Một trong những nội dung quan trọng của Luật Đất đai sửa đổi là tính toán bỏ khung giá đất, chuyên gia cho rằng điều này có lợi cho thị...
Theo quy định của pháp luật (căn cứ Khoản 1 Điều 168, Điều 191 Luật Đất đai 2013 ) một số trường hợp sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho...
Tin vào lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của nhân viên môi giới bất động sản, không ít người đã bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng để mua những...
Tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre có tổng chiều dài khoảng 53km. Tổng vốn đầu...