“Rót” hơn 28.000 tỷ đồng làm đường ven biển Bến Tre

Thứ hai - 20/02/2023 03:03

Theo Báo Cần Thơ, ngày 15/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến khảo sát tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre. Tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre có tổng chiều dài khoảng 53km. Tổng vốn đầu tư đoạn đường dự kiến khoảng hơn 28.500 tỉ đồng, bao gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 có tổng kinh phí hơn 13.000 tỉ đồng.

“Rót” hơn 28.000 tỷ đồng làm đường ven biển Bến Tre - Ảnh 1.

Bản đồ hướng tuyến động lực ven biển tỉnh Bến Tre kết nối các tỉnh Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh.

Trước đó, Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành ngày 1/9/2021, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre được quy hoạch có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh.

Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đi qua 3 con sông lớn gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, tạo nên tuyến vành đai kinh tế ven biển quan trọng của tiểu vùng Đông Bắc ĐBSCL.

Tuyến đường có tổng chiều dài dự kiến là 53 km, tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2021-2025) và giai đoạn 2 sau năm 2025.

Giai đoạn 1 (2021-2025) với kinh phí 13.127 tỷ đồng sẽ xây dựng đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe cơ giới; xây dựng 13 cầu trên tuyến chính, trong đó có 5 cầu vượt sông lớn.

Giai đoạn 2 (dự kiến sau năm 2025) với kinh phí 15.419 tỷ đồng sẽ nâng cấp, mở rộng tuyến đường ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46 m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100 m.

Tuyến đường bộ ven biển Bến Tre không chỉ có ý nghĩa kết nối liên vùng mà còn đóng vai trò rất quan trọng, mở ra không gian phát triển của tỉnh và toàn vùng.

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bến Tre Cao Minh Đức, tuyến đường bộ ven biển tỉnh được xem là nơi giao hội của các tuyến giao thông quốc gia. Cụ thể: phía Bắc kết nối với tỉnh Tiền Giang thông qua QL.50, đi Long An, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ; phía Nam nối với tỉnh Trà Vinh thông qua QL.53, QL.54 và cầu Cổ Chiên trên QL.60 hiện đang khai thác, tiếp tục đi xuống Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; phía Tây kết nối với Vĩnh Long qua QL.57 tiếp tục đi Đồng Tháp.

Đồng thời, mạng lưới đường cao tốc trục ngang dự kiến được hình thành trong giai đoạn 2025 - 2030 (bao gồm: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu) sẽ tạo ra khu vực tứ giác Long Xuyên để kết nối giao thông với trục dọc cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ. Từ đó, tạo ra sức hút giao thông hướng về tuyến đường ven biển đang được đề xuất hoàn thành và đưa vào khai thác trong giai đoạn 2025 - 2030.


Triệu Vương (TH)

Nhịp sống thị trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây