Lối ra cho thị trường bất động sản?
Thủ tướng nhấn mạnh để phát triển bất động sản bền vững, các địa phương và các doanh nghiệp trước hết phải tạo công ăn việc làm cho người dân.
Nguồn cung ít, nhu cầu lớn
Gần 2 năm tìm kiếm nhưng gia đình chị Nguyễn Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) không thể thực hiện được giấc mơ an cư do đã vài năm qua không có thêm nhà ở xã hội nào được triển khai trong khi giá chung cư thương mại ngày càng tăng cao mà gia đình chị huy động tất cả các nguồn cũng chỉ có tổng cộng 1,5 tỷ đồng, không đủ để mua.
“Tôi tìm hiểu nhiều về các dự án nhà ở xã hội được đăng trên mạng xã hội nhưng khi đi thực tế suốt 2 năm nay, các dự án quảng cáo như Thượng Thanh (Long Biên), Nguyễn Xiển (Thanh Xuân) vẫn chỉ là bãi đất trống, không triển khai”, chị Minh nói.
Chị Minh cũng là một trong hàng nghìn hộ gia đình có thu nhập thấp tại Hà Nội ngóng chờ các dự án nhà ở xã hội để có cơ hội an cư tại Thủ đô.
Thừa nhận nguồn cung nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, năm 2022, cả nước khởi công 19 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với khoảng 33.194 căn, tổng diện tích xây dựng hơn 1,8 triệu m2. Điều đáng nói là trong các địa phương có dự án khởi công năm 2022, tại Hà Nội không có dự án nào.
Sau cuộc họp ngày 17/2 vừa qua, Chính phủ đưa ra dự thảo nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản . Chính phủ nhấn mạnh điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội , nhà ở công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 1 triệu nhà ở.
Nhà ở xã hội cần quỹ đất sạch để phát triển.
Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật nhà ở (sửa đổi), Chính phủ cho biết sẽ trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Một số chính sách mới được đưa vào dự thảo gồm: Giao đất không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư được chuyển nhượng nhà ở xã hội gắn với chuyển quyền sử dụng đất; địa phương chịu trách nhiệm bố trí và đảm bảo quỹ đất.
Để có vốn phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội tới năm 2030, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng cấp cho ngân hàng thương mại theo hình thức tái cấp vốn. Chủ đầu tư được vay ưu đãi 50% của gói và số còn lại là người mua nhà vay.
4 ngân hàng quốc doanh cho biết, đã thống nhất sẵn sàng vào cuộc với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
Cần quỹ đất sạch
Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Công ty CP BIC Việt Nam cho rằng, bản thân doanh nghiệp đã làm 3 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội và đang gặp nhiều vướng mắc về giao đất khi làm dự án thứ 4. Theo đó, vốn tín dụng là rất cần thiết cho người mua nhà cũng như chủ đầu tư nhưng quan trọng vẫn là thủ tục đất đai thông thoáng để dự án sớm triển khai. Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà xã hội theo đề án 1 triệu căn, nhà nước cần có quỹ đất sạch cho chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng - cho PV Tiền Phong biết, bản chất nhà ở xã hội hiện nay thiếu do không có quỹ đất. Giai đoạn vừa rồi, nhà ở thương mại giá cao, lợi nhuận lớn nên chủ đầu tư chỉ phát triển phân khúc này. Bây giờ, thị trường bất động sản khó khăn, vốn tín dụng cũng thắt chặt nên nhiều chủ đầu tư bắt đầu quay lại với nhà xã hội. Đồng thời, sau khi Chính phủ có động thái gỡ khó cho nhà ở xã hội, nhất là về vốn vay ưu đãi, đây sẽ là phân khúc vực dậy thị trường các chủ đầu tư lựa chọn.
Theo ông Hà, dù có quy định về quỹ đất làm nhà ở xã hội nhưng nhiều địa phương không làm. “Hiện chưa có quy chế nào xử phạt, xử lý hay đưa trách nhiệm những địa phương nào không làm nhà ở xã hội. Cuối cùng người dân chịu thiệt khi không có nhà xã hội. Chúng ta phải có chế tài xử lý nghiêm với những trường hợp này. Cụ thể, mỗi địa phương, hàng năm khi cấp phép cho bao nhiêu căn hộ thương mại phải quy định rõ hoàn thành bao nhiêu căn hộ cho nhà ở xã hội. Phải làm được điều này, tín dụng mới có dự án giải ngân và người dân được hưởng lợi”, ông Hà nói.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Thủ tướng nhấn mạnh để phát triển bất động sản bền vững, các địa phương và các doanh nghiệp trước hết phải tạo công ăn việc làm cho người dân.
Dự án Grand Sunlake với quy mô hơn 1.000 căn hộ được giới thiệu ra thị trường năm 2022 và nhanh chóng trở thành tâm điểm tại thị trường Hà Đông – Hà...
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đã lên kế hoạch bán đấu giá hàng trăm khu đất công với kỳ vọng thu về số vốn lớn phục vụ sự phát triển của địa...
Các doanh nghiệp kỳ vọng cuộc họp với lãnh đạo TP HCM sẽ có kết quả tích cực, sớm gỡ vướng cho các dự án ách tắc lâu nay
Nếu như những ngày này của năm 2021, toàn ngành du lịch Việt Nam gần như "ngủ đông", doanh nghiệp lâm vào cảnh "cháy nhà tứ phía" vì Covid-19, thì...
Nằm ngay vị trí trung tâm Q.1, Tp.HCM, hiện dự án chung cư Cô Giang, P.Cô Giang, Q.1 (tên thương mại: The Grand Manhattan) vẫn chờ gỡ vướng mắc.
Theo Gotec Land nhẩm tính, nếu không sớm giải quyết cấp thông báo đủ điều kiện bán hàng tại dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp (đường...
Sau cơn sốt, thị trường bất động sản ven Hà Nội rơi vào nhịp độ khá trầm lắng, theo đó giá đất cũng đã giảm nhiều. Nhiều mảnh đất phân lô đã trở thành...
Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản, cho rằng sẽ có thay đổi đáng kể, có thể gây xáo trộn cho hoạt động cấp Giấy chứng nhận...
Ban Giao thông kiến nghị UBND TPHCM thành lập Tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án vành đai 3; đồng thời, sớm...
Những tin cũ hơn
Nhiều ý kiến đồng thuận với nguyên tắc bồi thường bảo đảm "người có đất bị thu hồi có chỗ ở, và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ" tại Điều 90...
Dự kiến bàn giao từ tháng 4/2023, khu phức hợp Westgate (Bình Chánh) đang hấp dẫn người mua nhờ lợi thế vị trí, tiện ích, chất lượng hoàn thiện cùng...
Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, bất động sản không bán ra được, nhiều gia đình lâm cảnh nợ nần, vợ chồng lục đục, thậm chí ly hôn vì nợ…
Theo ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các quy định cho phép điều chỉnh quy hoạch,...
Thời gian qua, lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh khiến nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, có người "vỡ mộng" bỏ nghề, có...
Tọa đàm với chủ đề “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường Bất động sản Việt Nam” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức vào ngày...
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần cân nhắc bổ sung quyền cho tổ chức tư vấn xác định giá đất được tiếp cận với thông tin định giá đất từ...
Năm 2023, TP Hà Nội đặt mục tiêu rà soát, đánh giá 750 dự án, từ đó xem xét thu hồi các dự án chậm triển khai, không đủ điều kiện pháp lý. Trong đó,...
Sau thời gian tăng giá nóng, thị trường bất động sản ven đô đã có dấu hiệu chững lại kể từ thời điểm năm 2022. Đến hiện tại, một số nhà đầu tư cho...
Mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay sẽ khó khả thi nếu chúng ta không có những động thái quyết liệt để xóa bỏ những rào cản với du...