“Nước cờ” khôn ngoan của người giàu lúc thị trường ít sôi động
Trong bối cảnh các kênh đầu tư chịu nhiều rủi ro, bất động sản (BĐS) cao cấp trở thành "vịnh tránh bão" an toàn, tốt nhất cho dòng tiền, đón làn...
Pháp lý là vướng mắc lớn nhất chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản
Thứ nhất, về tình hình thị trường bất động sản, đơn cử tại TP HCM, giai đoạn 2016-2022, có đến 357 dự án (chiếm 24,7%) "dự án treo", chủ yếu do vướng mắc về phương án giá bồi thường. Thành phố hiện có khoảng 143 dự án bị "vướng mắc pháp lý" nên chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần dự án hoặc phải tạm dừng dự án.
Thứ hai, khoảng 64 dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư sử dụng đất có nguồn gốc "đất công" thuộc các trường hợp do "sắp xếp lại, xử lý tài sản công" hoặc do "di dời nhà xưởng ô nhiễm" hoặc do "cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước" mà chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật thuộc diện phải rà soát lại về pháp lý nên đã bị dừng triển khai thực hiện, dừng thi công; dừng các thủ tục xác định tiền sử dụng đất hoặc tiền sử dụng đất bổ sung; dừng thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) cho chủ đầu tư, người mua nhà; không được huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai… nên các chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án này rất khó khăn.
Thứ ba, Luật Đầu tư 2020 sửa đổi và "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật" cũng chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với 02 trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng "100% đất ở" hoặc có quyền sử dụng "đất ở và các loại đất khác" và Điều 46 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng vẫn không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng "đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở" nên không đồng bộ, không thống nhất với Điều 138 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thứ tư, Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định cơ chế xử lý các diện tích "đất công" nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại, nhưng trên thực tế đến nay mới chỉ có hơn phân nửa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thủ đô Hà Nội quy định tiêu chí các diện tích "đất công" nằm xen kẽ tách thành dự án độc lập.
Thứ năm, có một số dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại từ năm 2015 trở về trước bị "dở dang", không thể triển khai thực hiện hoàn thành dự án chủ yếu là do "vướng" bồi thường giải phóng mặt bằng, mà nguyên nhân chính là do chủ đầu tư dự án yếu kém năng lực, nhất là năng lực tài chính.
Các dự án "dở dang, da beo" này đã làm "nhếch nhác" bộ mặt đô thị, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng, nhà đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, gây "bức xúc" trong xã hội cần sớm được giải quyết, nhất là tại các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại thực hiện mô hình "chủ đầu tư chính và các chủ đầu tư dự án thành phần".
Thứ sáu, mô hình thị trường bất động sản như hình "kim tự tháp bị lộn ngược đầu", do tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm đến khoảng 80%, còn lại là nhà ở trung cấp, không còn loại nhà ở giá vừa túi tiền và rất thiếu nhà ở xã hội. Giá nhà đã vượt quá khả năng thanh toán của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.
Thị trường gặp khó về nguồn vốn, nhiều dự án đứng hình.
Thứ bảy, hoạt động chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản, nhà ở thương mại của các doanh nghiệp bị "vướng mắc, ách tắc".
Thứ tám, thị trường vốn chưa phát triển đồng bộ, tương xứng, bởi lẽ thị trường bất động sản cần nguồn vốn đầu tư trung, dài hạn, nhưng lại đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét nâng trần "room" tín dụng thêm khoảng 1% (tăng trưởng tín dụng năm 2022 lên 15%), hỗ trợ vốn cho các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại có đủ pháp lý, nhất là các dự án đang xây dựng "dở dang" mà nếu được bơm thêm tín dụng thì dự án hoàn thành bàn giao được.
Đồng thời, bên cạnh thị trường chứng khoán thì Nhà nước cần quan tâm tạo cơ chế để phát triển thị trường vốn trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh và các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT), khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và huy động nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong xã hội để đầu tư vào thị trường bất động sản.
Thứ chín, thủ tục chấp thuận đầu tư đồng thời công nhận nhà đầu tư theo cơ chế "một cửa" nhưng lại bị mất nhiều thời gian hơn so với trước đây làm theo cơ chế "nhiều cửa". Không những vậy, các dự án cũng gặp vướng mắc trong việc bảo đảm chỉ tiêu "quy mô dân số" và "đánh giá tác động giao thông" khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Có thể nói, vướng mắc pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Nhưng việc giải quyết các "vướng mắc pháp lý" này cần phải có thời gian, do vậy trong 19 tháng tới đây, trong lúc chờ Luật Đất đai và một số luật liên quan, trong đó có Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (mới) có hiệu lực (dự kiến từ ngày 01/07/2024), Hiệp hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xem xét ban hành ngay trong tháng 11/2022 "Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng" và "Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai", để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể của các dự án đô thị, nhà ở.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ Nghiên cứu một số giải pháp thành công của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 để vận dụng vào tình hình hiện nay, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí nguồn vốn cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại lớn Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank để hỗ trợ cho người mua nhà có mức giá dưới 1,8 tỷ đồng/căn với lãi suất ưu đãi theo mức cấp bù lãi suất (Nghị quyết 02/NQ-CP quy định mức giá dưới 1,05 tỷ đồng/căn); đề nghị cho phép chủ đầu tư được chia căn hộ lớn thành căn hộ nhỏ có mức giá dưới 1,8 tỷ đồng/căn.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trong bối cảnh các kênh đầu tư chịu nhiều rủi ro, bất động sản (BĐS) cao cấp trở thành "vịnh tránh bão" an toàn, tốt nhất cho dòng tiền, đón làn...
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) đứng trước hàng loạt biến động khó lường như siết tín dụng, ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn,...
Thực tế hiện nay, pháp lý vẫn là vấn đề vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai các dự án bất động sản.
Mức giá cho thuê tăng kéo dài trong gần 1 năm trở lại đây đã đưa loại hình chung cư trở thành kênh kinh doanh ổn định cho những nhà đầu tư. Không chỉ...
Không có thu nhập, nhiều môi giới BĐS rơi vào tình trạng: Vừa cố làm, vừa kiếm thêm việc khác để có thu nhập, nhất là Tết Nguyên đán cận kề.
Giá thuê văn phòng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM liên tục tăng cao, do nhu cầu thuê đang trên đà tăng sau đại dịch, nhiều chủ đầu tư đã...
Chủ đầu tư VSIP chính thức bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ Hồng) của Dự án Khu đô thị...
27 lô đất vàng tại Đông Anh được đấu giá thành công, mức giá cao nhất đạt 156 triệu đồng/m2.
Bất động sản Quảng Bình được đánh giá là đã đi "ngược dòng" bất chấp tình trạng ảm đạm chung của thị trường cả nước từ cuối năm ngoái. Tuy vậy, trong...
Khó khăn về nguồn vốn tín dụng đã đẩy lùi kế hoạch bán hàng, ra dự án của nhiều doanh nghiệp bất động sản TP.HCM. Song, cuối năm, một số doanh nghiệp...
Những tin cũ hơn
Bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên vừa đề xuất TP Hà Nội cho lập đề án công viên văn hóa đa năng ở khu vực bãi giữa sông Hồng.
6 ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận với các nhà phát triển bất động sản nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường một cách...
Theo ông David Jackson, Tổng Giám Đốc, Colliers (Việt Nam), khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, mặc dù hoạt...
Giữa bức tranh ảm đạm của kinh tế và du lịch toàn cầu, nhiều điểm đến mới lại đang khẳng định tên tuổi, trở thành miền đất hứa của du lịch và đầu tư....
Ngày 3/12/2022 phân khu đô thị Centa Riverside Từ Sơn nằm trong hệ sinh thái Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Bắc Ninh sẽ chính thức mở bán với...
Nhiều nhà đầu tư bất động sản hiện như đang “ngồi trên đống lửa” vì giảm giá bán sâu cũng không được, mà giữ lại lãi suất ngân hàng vẫn tăng cao khiến...
Loại hình căn hộ chung cư đã qua sử dụng thời gian những tháng vừa qua chứng kiến “màn” tăng giá đột biến. Đến thời điểm hiện tại, trong bối cảnh thị...
Khi thị trường rơi vào cảnh trầm lắng, cảnh ép giá diễn ra thường xuyên trong các cuộc giao dịch. Một số chủ nhà than, lô đất giá hơn 2,4 tỷ đồng...
Sau khi tăng nóng 50% - 100%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019 và duy trì tăng nhẹ 20% - 40%/năm giai đoạn 2020 - 2021, lập đỉnh vào đầu 2022, thị...
Tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 đến nay đã đạt trên 80%, trong đó có nhiều địa phương đạt 100%.