Hà Tĩnh bàn giao trên 80% mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 đến nay đã đạt trên 80%, trong đó có nhiều địa phương đạt 100%.
Theo ông Lê Quốc Kiên, một cố vấn – nhà đầu tư BĐS kì cựu tại Tp.HCM, việc giá bất động sản tăng liên tục trong thời gian dài đã làm rất nhiều tiền bạc của cải của xã hội dồn vào “cuộc chơi tài chính”, trong khi nhu cầu sử dụng cuối không nhiều, đã gây ra “mất cân đối” nghiêm trọng giữa “lao động, làm việc, sản xuất kinh doanh”. Thị trường BĐS đã từng chứng kiến hoạt động “đầu cơ” - Không phải làm gì, không tạo ra giá trị gì cho xã hội, chỉ mua để không chờ tăng giá.
Ông Kiên cho rằng, người sản xuất kinh doanh phải đầu tư rất nhiều thời gian - công sức - vốn liếng, phải chấp nhận rủi ro nếu làm ăn không thuận lợi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn nếu làm ăn thuận lợi cũng chỉ rơi vào tầm 15% đến 20%/năm. Trong khi đó, bất động sản “ngồi không” không cần làm gì cũng tăng giá liên tục, mang lại lợi nhuận gấp 2-5 lần hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm nản lòng những người sản xuất kinh doanh, và họ thay vì tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh - mảng gặp rất nhiều khó khăn trong 3 năm ảnh hưởng dịch bệnh vừa qua, đã dành ra kha khá nguồn vốn kinh doanh “chôn” vào BĐS.
Cùng với đó, giá BĐS sản tăng cao cũng làm tạo nên tâm lý sợ bị bỏ lỡ cơ hội (FOMO) của những người làm công ăn lương ở các ngành nghề khác. Họ sẽ có khuynh hướng bỏ việc, hoặc lơ là công việc, để dồn thời gian tâm trí vào nhà đất. Không khó để tìm ra những trường hợp: Cô giáo làm cò đất, kỹ sư bác sĩ, bà bán xôi nhân viên văn phòng, sinh viên bỏ học đi làm cò đất…
Ảnh minh hoạ.
Chưa kể, người nông dân cả đời chỉ biết làm nông vất vả, đất tăng giá cũng gây nên những hệ luỵ không nhỏ. Và chính họ, sau khi bán đi mảnh đất một thời gian và đã tiêu xài kha khá tiền (xây nhà, mua sắm, hưởng thụ), không biết làm nghề gì khác để có tiền, lại tìm mua mảnh đất khác để canh tác kiếm thu nhập. Lúc này, miếng đất có chất lượng tương đương miếng đã bán (vị trí, diện tích) thì giá cũng tăng gấp đôi, bắt buộc phải đi những vùng xa hơn hoặc chấp nhận mua những miếng đất có diện tích nhỏ hơn so với ban đầu.
Theo nhà đầu tư này, giá bất động sản để không cũng tự động tăng cao cũng làm cho các chủ đầu tư lớn thay vì bỏ vốn triển khai dự án tạo ra các sản phẩm sử dụng cuối để bán cho người mua (hoặc vướng pháp lý chưa triển khai được), thì có khuynh hướng dùng số vốn đó để tiếp tục thu mua mua gom bất động sản, rồi lại định giá bất động sản đã mua tăng lên theo giá mới rồi lại “rút” tiền ra mua BĐS tiếp. Điều này dẫn đến huy động vốn tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, mất thanh khoản dòng tiền, sở hữu rất nhiều bất động sản, có nhiều quỹ đất lớn nhưng lại không có tiền.
“Bên cạnh việc “đầu tư BĐS thắng lớn mà gần như không phải làm gì” như thông tin lan tràn thì thực tế vẫn tồn tại song song nhiều thất bại thua lỗ nhưng lại không được nhắc đến. Nhưng dù có thành công hay thất bại thì đa số BĐS cũng gần như để không chờ tăng giá bán, không có giá trị khai thác gì, dễ mất thanh khoản khi thị trường “không có sóng””, ông Lê Quốc Kiên chia sẻ.
Thực tế, thị trường BĐS từng xuất hiện những câu nói vui kiểu “làm ăn cả đời không bằng tiền lời lô đất”, hay “bán đất cho con đi học, giờ con làm cả đời cũng không mua lại được lô đất”, khi cả xã hội bắt đầu có suy nghĩ nguy hiểm “không cần làm việc, chỉ cần ngồi không chờ đất tăng giá bán ăn” thì đó là lúc các cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải vào cuộc.
Giải pháp đầu tiên chính là việc siết chặt lại pháp lý bất động sản, đặc biệt tình trạng phân lô bán nền, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan tại các tỉnh. Khi các miếng đất to không được sử dụng đúng chức năng nông nghiệp hay triển khai dự án tương xứng, mà bị phân nhỏ bán lẻ.
Giải pháp thứ hai chính là việc siết room tín dụng, kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ ngân hàng. Biện pháp này chỉ mới triển khai hơn 6 tháng đã khiến nhiều chủ đầu tư, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy quá sức rơi vào khó khăn. Nhiều nhà đầu tư phải bỏ cọc, bán cắt lỗ, bằng cách này hay cách khác giảm giá để thu tiền mặt, thu hồi vốn.
Giải pháp thứ ba chính là việc thanh - kiểm tra việc sử dụng vốn của các chủ đầu tư lớn. Động thái này cũng đã làm lộ diện rất nhiều chủ đầu tư đang cạn tiền, sử dụng vốn sai mục đích, nguy cơ mất khả năng thanh khoản.
Bên cạnh đó là nhiều biện pháp quản lý kiểm soát khác như thuế chuyển nhượng (đã được làm chặt hơn), luật bất động sản mới và thuế sở hữu bất động sản (đang được nghiên cứu, đề xuất lấy ý kiến để điều chỉnh)…
“Thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn thanh lọc, là sân chơi dành cho các nhà đầu tư sử dụng “tiền mặt”, tiền nhàn rỗi, tiền từ thu nhập ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Các sản phẩm bất động sản cũng phải hướng đến nhu cầu sử dụng thật, có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng”, ông Lê Quốc Kiên nhấn mạnh.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Tiến độ bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 đến nay đã đạt trên 80%, trong đó có nhiều địa phương đạt 100%.
Khi thị trường rơi vào cảnh trầm lắng, cảnh ép giá diễn ra thường xuyên trong các cuộc giao dịch. Một số chủ nhà than, lô đất giá hơn 2,4 tỷ đồng...
Loại hình căn hộ chung cư đã qua sử dụng thời gian những tháng vừa qua chứng kiến “màn” tăng giá đột biến. Đến thời điểm hiện tại, trong bối cảnh thị...
Nhiều nhà đầu tư bất động sản hiện như đang “ngồi trên đống lửa” vì giảm giá bán sâu cũng không được, mà giữ lại lãi suất ngân hàng vẫn tăng cao khiến...
Ngày 3/12/2022 phân khu đô thị Centa Riverside Từ Sơn nằm trong hệ sinh thái Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Bắc Ninh sẽ chính thức mở bán với...
Giữa bức tranh ảm đạm của kinh tế và du lịch toàn cầu, nhiều điểm đến mới lại đang khẳng định tên tuổi, trở thành miền đất hứa của du lịch và đầu tư....
Trong bối cảnh các kênh đầu tư chịu nhiều rủi ro, bất động sản (BĐS) cao cấp trở thành "vịnh tránh bão" an toàn, tốt nhất cho dòng tiền, đón làn...
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) đứng trước hàng loạt biến động khó lường như siết tín dụng, ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn,...
Theo ông David Jackson, Tổng Giám Đốc, Colliers (Việt Nam), khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, mặc dù hoạt...
6 ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận với các nhà phát triển bất động sản nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường một cách...
Những tin cũ hơn
Khu đô thị Bàu Giang tại TP. Quảng Ngãi và xã Nghĩa Trung được chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 7 với quy mô gần 50 ha, tổng mức đầu tư 3.318 tỷ...
Sau phân khúc đất nền, căn hộ thứ cấp đã có sự điều chỉnh về giá. Nguyên nhân từ việc, thời gian qua, giá chung cư tăng cao, dù sức cầu lớn nhưng...
Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tại Tọa đàm “Quy định thời hạn sở hữu chung cư, những vấn đề pháp lý và thực tiễn”...
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, bất động sản mang tính chu kỳ và mỗi chu kỳ đều có sóng. Tuy nhiên, chu kỳ bất...
Càng trong bối cảnh thanh lọc mạnh mẽ như hiện nay, uy tín của chủ đầu tư dự án chính là “chìa khoá cứu vãn” thị trường một cách tốt nhất.
Bình Định đầu tư gần 800 tỷ đồng xây dựng tuyến đường dài hơn 12,9km kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên kêu gọi đầu tư 6 dự án vào vùng Đông Nam Bộ, trong đó một số dự án được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê...
Bên cạnh những nhà đầu tư đang chật vật “cắt lỗ”, mất niềm tin vào thị trường bất động sản. Thì những người có kinh nghiệm vẫn tự tin cho rằng, sắp...
Chuyên gia Savills cho rằng, sản phẩm đất nền khu vực ngoài trung tâm được dự báo sẽ gặp nhiều ảnh hưởng trong giai đoạn hiện nay và có thể chịu sức...
“Cắt lỗ” đã trở thành “từ khoá” cho những bài đăng tải tìm khách của môi giới đối với loại hình đất nền ở vùng ven Hà Nội. Mức giá hạ nhiệt từ 5-10%...