Cái kết thảm khi chạy theo ‘giấc mơ tỷ phú’ nhờ bán đất
Từ nghèo khó bỗng thành tỷ phú sau khi bán đất, vài năm sau ông Kiên (thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) phải tha phương cầu thực, làm...
Bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang ghi nhận tín hiệu phục hồi khả quan. Theo Tổng Cục Thống kê, tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cao nhất khi so sánh với cùng kỳ của các năm 2018 – 2021. Có thể thấy, ngành bán lẻ quốc nội đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền COVID-19.
Thị trường thực chất vẫn đang rất trẻ so với các quốc gia khác trong khu vực. Sau 2 năm hạn chế bởi đại dịch, quyết định mở cửa đường bay và việc doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động sản xuất – kinh doanh đã tạo sức bật đối với ngành bán lẻ nói chung, từ nguồn khách hàng nội địa và quốc tế.
Sự phát triển của ngành bán lẻ, sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng, tốc độ đô thị hóa, hay cải thiện về cơ sở hạ tầng là những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của thị trường toàn cầu. Trong vòng 2 năm tới, rất nhiều thương hiệu lớn sẽ tích cực gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Những nhãn hàng này trải dài nhiều ngành như thời trang, mỹ phẩm hay ăn uống, và thuộc đa dạng phân khúc, từ cao cấp, trung cấp tới các cửa hàng mua sắm nhanh. Khi tìm kiếm thuê mặt bằng, họ có xu hướng lựa chọn nhà phố tại các trục phố lớn hay trung tâm thương mại được vận hành bởi chủ đầu tư uy tín.
Sự lựa chọn của nhiều thương hiệu cao cấp
Tại Hà Nội, quanh khu vực Tràng Tiền của quận Hoàn Kiếm đang xuất hiện nhiều nhãn hàng cao cấp đến từ thị trường quốc tế. Tiêu biểu nhất có thể kể đến cửa hàng của Louis Vuitton và Christian Dior tại Ngô Quyền, hay cửa hàng sắp tới của Berluti tại Lý Thái Tổ.
Các thương hiệu cao cấp thường chú trọng đầu tư vào chất lượng của một vài cửa hàng flagship. Tại đây, họ tập trung xoay quanh yếu tố về trải nghiệm dịch vụ, thiết kế nội ngoại thất, hay lối kiến trúc độc đáo nhằm thu hút khách hàng.
Khi tìm kiếm không gian, những thương hiệu này cũng mang theo nhiều yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng mặt bằng. Ví dụ có thể kể đến như thông số kỹ thuật (tải trọng sàn, diện tích mặt sàn…) được đảm bảo hay vị trí thuận lợi tại khu vực có lưu lượng khách hàng di chuyển cao, như những trục phố lớn trong các quận trung tâm.
Xét về chi phí, giá thuê tại một số tuyến phố được đẩy lên rất cao, tăng 20-30% so với giai đoạn trước đại dịch. Mặt khác, vẫn có những khu vực chật vật trong việc tìm khách thuê, dù đã đưa ra các chính sách ưu đãi.
Nhà bán lẻ tìm kiếm trung tâm thương mại chuyên nghiệp
Đối với nhiều thương hiệu bán lẻ, các trung tâm thương mại (TTTM) với chất lượng vận hành tốt là điểm đến tiềm năng. Những dự án được vận hành bởi chủ đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, như Vincom Retail của Việt Nam, Lotte của Hàn Quốc, AEONMALL của Nhật Bản, hay Central Group của Thái Lan vẫn giữ tỷ lệ lấp đầy cao dù công suất thuê toàn thị trường bán lẻ giảm -3% theo quý.
Sự quay trở lại mạnh mẽ của người tiêu dùng sau khoảng thời gian dài bị hạn chế bởi dịch COVID-19
Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, tổng nguồn cung bất động sản bán lẻ tính đến tháng 6 năm nay đạt 1,7 triệu m2, tăng 3% theo quý và 7% theo năm sau khi trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall Smart City và hai khối đế bán lẻ khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động. Dự kiến đến cuối năm 2022, phân khúc TTTM sẽ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 nguồn cung tương lai (31%), xếp sau khối đế bán lẻ.
Năm 2023, thị trường Hà Nội sẽ chào đón Lotte Mall gia nhập thị trường. Dự án này là một khu phức hợp với quy mô lớn, được phát triển bởi Lotte Properties Hà Nội. Mặc dù được đặt tại phía Tây Hà Nội, dự án vẫn đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
Có thể thấy, sự quay trở lại của người tiêu dùng địa phương sau khoảng thời gian dài bị hạn chế bởi dịch COVID được đánh giá là động lực tăng trưởng quan trọng để phân khúc TTTM phục hồi.
Tuy nhiên, báo cáo toàn cầu năm 2022 Savills Impacts cũng chỉ ra, do khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các TTTM cần đáp ứng sự cân bằng giữa nhu cầu nhu cầu về giải trí, giao tiếp xã hội, ăn uống, và nhu cầu về thương mại, mua sắm. Những mô hình thiên về yếu tố trải nghiệm sẽ dễ dàng thu hút tệp khách hàng trẻ hơn.
Chủ đầu tư trung tâm thương mại và các nhãn hàng nên có sự phối hợp chặt chẽ và xuyên suốt quá trình thuê mặt bằng. Hai bên cần nghiên cứu kỹ lưỡng những phương án phát triển kinh doanh, khai thác tối đa các kênh truyền thông, đồng thời triển khai đa dạng chiến dịch marketing sáng tạo. Từ đó, doanh thu của các nhãn hàng cũng sẽ được đảm bảo, giúp duy trì công suất thuê trong dài hạn tại dự án.
Diễn đàn doanh nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Từ nghèo khó bỗng thành tỷ phú sau khi bán đất, vài năm sau ông Kiên (thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) phải tha phương cầu thực, làm...
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã hoàn thiện đồng bộ các chính sách nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa người có đất bị thu hồi với Nhà nước và nhà đầu...
Theo VNDirect, nhu cầu bất động sản có thể gặp nhiều thách thức hơn trong nửa cuối 2022 do lạm phát chi phí đẩy, lãi suất gia tăng và tín dụng hạn...
Thị trường bất động sản đang chững lại, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra lúc này là nếu có tiền thì nên đổ vào phân khúc nào?
Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây tại xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc của CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 2 được thực hiện trên diện tích 35,2ha, với tổng...
TP.HCM có 285.000 công nhân tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng chỉ có 15% được thuê chỗ ở tại các nhà lưu trú công nhân. Giai đoạn 2016-2020,...
Những mét đường cuối cùng của dự án đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột đã được ủi phẳng, hoàn thành mục tiêu thông tuyến dịp Quốc khánh 2/9. Trước đó,...
Phục vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại bằng liệu pháp tế bào gốc cho hơn 8000 khách hàng mỗi năm, là đơn vị tiên phong trên thế giới đạt chuẩn FDA (Hoa...
Các chuyên gia cho rằng, việc đề xuất diện tích tối thiểu tách lô, tách thửa của Hà Nội thực chất là việc quy định lại về diện tích thửa đất. Bên cạnh...
Trong lúc thị trường bất động sản đang có dấu hiệu giảm tốc, thì giá đất đấu giá tại ven đô vẫn cao ngất ngưởng.
Những tin cũ hơn
Sự bất nhất trong quy định giữa Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, khiến người nước ngoài hoặc Việt kiều chưa có quốc tịch khó mua nhà ở Việt...
Chọn nhà gần trường đã trở thành tiêu chí hàng đầu của nhiều gia đình tại thành phố. Với lợi thế về hạ tầng giáo dục chất lượng, Hanoi Melody...
Sáng 1-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài hơn 80 km do tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group...
Phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) dân số ước tính khoảng 100 nghìn người, chung cư mọc lên như nấm, nhưng nhiều ô đất quy hoạch trường học bỏ...
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây có văn bản đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp, trao đổi thông tin về công tác tài trợ lập quy...
Để hoàn thành mục tiêu hình thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2030, Quảng Nam sẽ hình thành chuỗi đô thị phía nam gồm Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi...
Sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch và hạ tầng đã đưa Bình Thuận trở thành tâm điểm trên bản đồ đầu tư từ Bắc tới Nam. Thị trường này hứa hẹn...
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối để phân lô, bán nền.
Tỉnh Khánh Hòa muốn quy hoạch phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng của phố biển Nha Trang thành dải công viên xanh, kết hợp dịch vụ để phục vụ...
Nhu cầu nhà ở cao cấp phục vụ giới doanh nhân trẻ tăng cao nhưng tình trạng khan hiếm quỹ đất, quá tải hạ tầng đang là lực cản đà phát triển của bất...