Văn Yên Evergeen: Đẳng cấp an cư, đầu tư bền vững
Khu đô thị Văn Yên Evergreen là một dự án điển hình cho các dự án mở rộng không gian đô thị đảm bảo về quy mô, tiến độ và chất lượng cuộc sống cho cư...
Cơ quan công an làm việc với nhân viên Công ty bất động sản Đại An Lộc do hành vi rao bán dự án “ma”. Ảnh: CACC.
Sở Xây dựng TPHCM vừa ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật của các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) trên địa bàn. Trong danh sách 61 sàn giao dịch được điểm tên, Sở này sẽ kiểm tra 15 địa chỉ đăng ký hoạt động kinh doanh tại TP Thủ Đức, trong đó có các sàn Gia Phát land, Đại phát, Central Global, Vland, Happy Land…
Thời gian qua, Thủ Đức là nơi diễn biến “nóng” nhất của thị trường BĐS, với giá đất có lúc đã được đẩy lên tới hàng tỷ đồng 1 mét vuông nhà đất. Chỉ tính riêng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, giáp ranh quận 1) có thời điểm giá trung bình từ 2,4 - 2,5 tỷ đồng. Đồng thời, nhiều sai phạm trong đấu giá đất tại khu đô thị này cũng đã được phanh phui trong thời gian qua.
Chỉ tính 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm nhưng sau đó bỏ cọc khoảng 1.051 tỷ đồng đã gây những ảnh hưởng rất nặng nề đến thị trường BĐS khu Đông của TPHCM. Trong đó, mức giá đấu giá thành công “khủng” đã đẩy giá nhà đất khu vực lên quá cao đã khiến người dân ngày càng khó tiếp cận về nhà ở, trong khi kế hoạch đấu giá đất công của TPHCM cũng chịu hệ lụy tương tự.
Cùng với việc Sở Xây dựng TPHCM “siết” hoạt động của các sàn giao dịch BĐS, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cũng gửi kiến nghị tới UBND thành phố và các bộ ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS. Trong số 5 dấu hiệu bất ổn đáng quan ngại của thị trường BĐS với biểu hiện giảm tốc, giảm thanh khoản, HoREA cũng cảnh báo các nguyên nhân đến từ “sốt ảo giá đất” và đầu cơ nhà đất. Do đó, HoREA góp ý sửa đổi khoản 5 Điều 211 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó không cần thiết quy định “việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh bất động sản” phải “thông qua sàn giao dịch BĐS”.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, thời gian qua hoạt động môi giới đang hoạt động tự do kiểu “cò đất, cò nhà”. Trong lúc trên cả nước hiện có hơn 300.000 người môi giới nhưng chỉ có khoảng 30.000 người môi giới có chứng chỉ hành nghề và đã được đào tạo (10%) hoạt động tại khoảng 2.000 văn phòng môi giới, sàn giao dịch BĐS.
Ở một góc nhìn khác, Luật sư Nguyễn Văn Tâm (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, đã đến lúc không chỉ các doanh nghiệp, mà các hoạt động môi giới BĐS/sàn giao dịch cũng cần phải có quy định minh bạch, rõ ràng hơn về hành nghề môi giới BĐS.
“Họ phải được đào tạo và phải có chứng chỉ hành nghề, có mã số cá nhân môi giới. Hoa Kỳ đã áp dụng hơn 90% giao dịch nhà đất được người mua tự nguyện lựa chọn giao dịch thông qua Văn phòng môi giới với nhân viên môi giới có giấy phép hành nghề môi giới. Tuy nhiên nhiều địa phương ở nước ta vẫn rất lỏng lẻo trong quản lý đội ngũ này” - Luật sư Tâm nói.
Trên thực tế, do còn quản lý lỏng lẻo và gần như “thả nổi” thị trường môi giới nhà đất, đã khiến không ít các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản nảy sinh trong quá trình giao dịch BĐS. Theo Công an TPHCM, vừa qua đơn vị này đã mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đặc biệt nhắm mạnh vào các đối tượng, đường dây chuyên lừa đảo; tổ chức rà soát, quyết liệt đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo trong lĩnh vực nhà đất vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thiệt hại tài sản lớn.
Lý do tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn có “đất sống” phần lớn là do một bộ phận người dân còn nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác, nhất là tâm lý “ham giá rẻ” dẫn đến bị lừa gạt giao dịch các tài sản nhà, đất không có cơ sở pháp lý rõ ràng, dẫn đến thiệt hại về tài sản. Điển hình là vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vừa được TAND cấp cao tại TPHCM xét xử đối với hai vợ chồng “siêu cò” Nguyễn Văn Minh (SN 1981) và Nguyễn Thị Hằng (SN 1992) cùng ngụ tỉnh Bình Dương. Số tiền mà hai môi giới BĐS này chiếm đoạt của các nạn nhân lên tới nhiều tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 8/2018 các đối tượng đã thực hiện 11 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với tổng số tiền chiếm đoạt là 7,5 tỷ đồng. Tương tự, đầu tháng 10/2022 Công an quận 10, TPHCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng L.T.N. (29 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) do có hành vi “rao bán dự án ở quận 10 nhưng ép khách đi mua đất ở tỉnh Bình Dương”.
Cơ quan công an cũng đã làm việc với nhân viên Công ty BĐS Đại An Lộc do có hành vi thông qua trang Facebook “Đất nền quận 10” đã thu hút một lượng khách hàng rất lớn, sau đó tổ chức giới thiệu dự án rầm rộ tại một trung tâm hội nghị ở quận Phú Nhuận. Liên quan đến vụ việc này, nhiều cá nhân, người dân do nhẹ dạ cả tin đã bị các đối tượng “cò đất” dẫn dụ, thông tin sai sự thật để lừa gạt, rất may chưa bị thiệt hại về tài sản.
Đại đoàn kết
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Khu đô thị Văn Yên Evergreen là một dự án điển hình cho các dự án mở rộng không gian đô thị đảm bảo về quy mô, tiến độ và chất lượng cuộc sống cho cư...
Những năm qua, giải thưởng Nhân vật bất động sản của năm PropertyGuru Vietnam Property Awards gọi tên các nhân vật tiêu biểu: ông Phạm Nhật Vượng -...
Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest cho biết 9 tháng đầu năm 2022 doanh nghiệp đã đạt lợi nhuận sau thuế 358 tỷ đồng, tương đương hơn 83% chỉ tiêu...
Trong Quý III/2022, nhiều văn bản đã được ban hành có tác động đến lĩnh vực bất động sản.
Những tháng gần đây, thị trường tài chính trong nước và quốc tế có sự biến động mạnh mẽ, khiến nhà đầu tư không ngừng hoang mang. Câu hỏi đặt ra: Gửi...
Chỉ sau ít ngày ra mắt, VMI và mô hình hợp tác đầu tư bất động sản thấp tầng Vinhomes đã trở thành tâm điểm trên thị trường.
Chuyên gia cho rằng hình thức trái chủ hoán đổi trái phiếu sang nhà, đất không phải giải pháp mới và đã có tiền lệ, nhưng nếu đưa ra một quy đổi vượt...
Bà Trần Nguyễn Hoàng Uyên, Giám đốc mảng Bất động sản của Chợ Tốt cho biết, giá thuê nhà trung bình sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian sắp tới khi...
Sau thời gian sôi động, thị trường bất động sản đã đi vào trầm lắng, theo đó, giá đất ở nhiều khu vực đang có sự sụt giảm. Tuy nhiên, lúc này, nhà đầu...
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin, với những dự án chậm tiến độ, dự án treo, hiện nay Chính phủ đã lập đề án, trước mắt tập trung xử lý ở 4 thành...
Những tin cũ hơn
Trong bối cảnh các kênh đầu tư đều gặp "khó": chứng khoán chao đảo, trái phiếu doanh nghiệp nhiều rủi ro, giá vàng trồi sụt khó đoán…, nhà đầu tư băn...
Trong guồng quay hối hả của công việc, người dân thị thành chọn sống thông minh hơn nhờ công nghệ và những nơi an cư sẵn tiện ích. Với hạ tầng hoàn...
Dự án Vlasta – Sầm Sơn được vinh danh ở hạng mục "Best Waterfront Housing Development" tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2022.
Ngày 21.10.2022, Tập đoàn Khang Điền (KDH) vinh dự được xướng danh tại giải thưởng PropertyGuru Vietnam Property Awards 2022. Đây là giải thưởng nhằm...
Căn hộ nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch mới được nhận định có nhiều lợi thế hấp dẫn nhà đầu tư. Khu vực này không chỉ có quỹ đất rộng lớn, mặt...
Cán cân thị trường đang nghiêng về phía chủ nhà sở hữu bất động sản công nghiệp ở vị trí đắc địa trên toàn Châu Á Thái Bình Dương. Tỷ lệ trống thấp và...
Trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 7.124 doanh nghiệp, tăng 31,9%. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại...
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm không làm thất thoát tài sản Nhà nước, không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm… khi xử lý dự án chậm...
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội vừa công bố thông tin 23 dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ triển khai và vi phạm pháp luật trên địa...
Chính phủ đặt mục tiêu Dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) đón chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/9/2025. Đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia,...