Hà Nội xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô ở khu vực nào?
Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc...
Trong thời điểm cơn sốt diễn ra ở khắp nơi trên cả nước, tình hình thanh khoản sôi động, theo đó, chỉ cần đặt cọc vài ngày sau đã có thể bán cho người khác với mức giá cao hơn, hưởng chênh lệch.
Tuy nhiên, từ khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại, chiêu thức đầu tư này trở nên “lỗi thời”, kéo theo là không ít nhà đầu tư chộp giật phải “bỏ của chạy lấy người”.
Anh Nguyễn Văn Nghiệp, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội chia sẻ, cuối năm 2021, thấy thị trường bất động nhiều nơi lên cơn sốt. Có trong tay 2 tỷ đồng, anh cũng bắt đầu tham gia đầu tư bất động sản. Sau thời gian khảo sát tại nhiều nơi, anh quyết định xuống tiền mua một mảnh đất tại Mê Linh có diện tích hơn 100m2, với giá 2 tỷ đồng, tương đương gần 20 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày đặt cọc, đã có người mua chênh 100 triệu đồng. Thấy có lãi ngay nên anh Nghiệp chốt bán, sau đó, áp dụng chiêu thức rải cọc với mong muốn nhanh kiếm lời.
“Bình thường số tiền cọc khoảng 100 triệu đồng/lô, đầu năm 2022, tôi đi nhiều nơi khảo sát giá rồi đặt cọc được 10 lô đất, sau đó tôi nhờ môi giới tại khu vực tìm khách luôn. Khi đó, tôi tính chỉ cần có lãi 50 - 100 triệu đồng/lô cũng sẽ bán”, người này nói.
Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đều đổ vỡ, đến quý II/2022, thị trường bất động sản nhiều khu vực chững lại. Theo đó, thanh khoản đột ngột sụt giảm, khiến những lô đất anh Nghiệp đã đặt cọc không bán được.
“Đặt cọc xong, tôi thấy thị trường bất động sản có dấu hiệu chậm lại nên đã rao bán gấp bằng giá cọc và trả môi giới hoa hồng cao hơn nên cũng bán được 4 mảnh. Còn 6 mảnh không tìm được người mua, và cũng đã đến hạn thanh toán nhưng tôi cũng không đủ tài chính ôm nên chấp nhận bỏ cọc. Mỗi lô mất 100 triệu đồng coi như còn là may”, người này nói.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, bằng chiêu thức rải cọc anh Nghiệp đã mất ngay 600 triệu đồng.
Tương tự, anh Quang Hùng, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, dù không có nhiều vốn nhưng mong muốn kiếm tiền nhanh từ bất động sản anh đã sử dụng chiêu thức rải cọc "lướt sóng". Tuy nhiên, nhà đầu tư này chỉ trong một tháng vẫn mất đến 400 triệu đồng.
“Vốn có 1 tỷ đồng, tháng 4 vừa qua, vì muốn tham gia thị trường nên tôi cũng đi tìm đất, ban đầu mong muốn chỉ mua mảnh đất nhỏ để tích lũy. Tuy nhiên, được môi giới tư vấn đặt cọc 2 lô đất rồi bán ngay, thậm chí khi đó người này còn cho biết, bằng cách rải cọc lướt sóng không ít người với số vốn bỏ ra nhỏ đã kiếm rất nhiều tiền. Thấy thuyết phục nên tôi cũng làm theo”, anh Hùng nói.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng rơi vào trầm lắng, những mảnh đất mà anh Hùng đặt cọc vẫn chưa có người mua, nhưng đã đến hạn thanh toán. Khi đó, anh Hùng tìm cách xoay sở tài chính để ôm nhưng không được. Cuối cùng, anh đành chấp nhận bỏ cọc 2 lô đất và số tiền thiệt hại 400 triệu đồng.
Theo các chuyên gia, đầu tư khi bất động sản nóng thực tế chỉ khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, còn 80% là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc lướt sóng hay bắt đáy chỉ dành cho các nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kiến thức về thị trường. Còn lại các nhà đầu tư “chết vì sốt đất” thường là những người mới, đầu tư theo đám đông nhưng ít kiến thức và nắm bắt thông tin chậm.
Theo anh Nguyễn Khánh, môi giới có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội, thực tế, chiêu thức rải cọc lướt sóng được một số người áp dụng nhằm nhanh có lợi nhuận trong thời gian sốt đất. Tuy nhiên, phong cách đầu tư này rất rủi ro, bởi chỉ trong 1 tháng tìm được người mua chênh thì mảnh đất phải nằm ở khu vực cực tiềm năng và trong thời điểm thị trường rất sôi động.
“Nhiều người dù trong sốt đất áp dụng chiêu thức này nhưng vị trí mảnh đất không tốt cũng phải chấp nhận mất tiền vì cơ hội chỉ có 50%. Nhà đầu tư mới hay đã tham gia thị trường một thời gian nhưng chưa có nhiều kiến thức cần xác định phải có tầm nhìn trung hoặc dài hạn. Còn lướt sóng cũng chỉ có thể bán chênh được từ vài chục đến trăm triệu đồng mỗi thương vụ nhưng rủi ro quá lớn, ăn được 1 - 2 giao dịch nhưng chỉ một lần bỏ cọc có thể mất trắng số tiền kiếm được trước đó” người này nói.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc...
Cùng với thiết kế độc bản, nội thất xa xỉ bên trong, hệ thống tiện ích tại khu vực sống của giới nhà giàu cũng được chú trọng đặc biệt.
"Nhu cầu khách hàng thay đổi tạo nên những xu hướng lưu trú mới. Trong đó, các khách sạn tiên phong, đón đầu xu hướng sẽ có nhiêu lợi thế", ông Nguyễn...
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có báo cáo cập nhật kết quả thực hiện tính đến ngày 15/9/2022 với từng dự án cao tốc Bắc - Nam phía...
Sẽ có chế tài xử lý nghiêm cá nhân có thẩm quyền trong quản lý đất đai thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử...
Mức độ quan tâm phân khúc đất nền tại Hà Nội và một số điểm nóng phía Bắc đang có sự sụt giảm. Dù vậy, chuyên gia cho rằng, về dài hạn, nhà đầu tư sẽ...
Ngay tại trung tâm phố mới Gia Lâm (Hà Nội), dự án Hanhomes Blue Star với quỹ căn hộ giới hạn được thiết kế hiện đại, tiệm cận phân khúc cao cấp chính...
Tiện ích độc đáo, sang trọng không chỉ tạo nên giá trị khác biệt của dự án cao cấp BRG Legend (Hải Phòng), mà còn được giới đầu tư tinh anh coi như...
Không gian sống thượng lưu từ tầm nhìn lý tưởng đến những thiết bị bàn giao cao cấp tại Masteri West Heights, mang đến trải nghiệm sống tiện nghi và...
Vào những kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều gia đình tìm đến các resort/khu đô thị biển để nghỉ dưỡng. Chi phí lưu trú cao đã khiến nhiều gia đình tính toán...
Những tin cũ hơn
Với những nét tương đồng về du lịch và có phần vượt trội hơn về hạ tầng so với Đà Nẵng, Phan Thiết được kỳ vọng sẽ tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ,...
Đây là nhận định của ông Lê Đình Hảo - Giám đốc khối kinh doanh của Batdongsan. Vị này cũng cho biết: "Đây là phân khúc “làm mưa làm gió” thời “sốt...
Nằm trong quần thể tư dinh tỷ phú Gran Meliá Nha Trang – sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu cao cấp bậc nhất Tây Ban Nha Gran...
Bất động sản (BĐS) phía Tây Hà Nội với ưu thế vượt trội đem lại giá trị đầu tư bền vững đang trở thành thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư...
Ở tuổi 22, Lương Thùy Linh là nàng hậu hiếm hoi sở hữu penthouse tầm nhìn hướng sông Hồng đắt giá. Được biết, căn penthouse thuộc dự án căn hộ cao cấp...
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải có trong danh mục kế hoạch phát triển nhà ở địa phương đã phê duyệt, dẫn đến...
Thị trường BĐS bước vào giai đoạn mới khi mà các nhà đầu tư thông minh có sự quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng về tính chất, pháp lý, hiệu quả. Phân khu...
Thị trường bất động sản "khát vốn" khi kênh huy động qua ngân hàng và trái phiếu gặp khó. Nhiều chủ đầu tư tìm mọi cách đưa ra mức đầu tư hấp dẫn khi...
Tăng thêm không gian xanh, chỉnh trang các khu vực dân cư, làng xóm giữ đặc trưng truyền thống, bảo tồn các công trình di tích lịch sử văn hóa tôn...
UBND huyện Di Linh vừa có văn bản số 2273/UBND gửi Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng về việc đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư để đưa vào Quy...