TP.HCM công bố mẫu bản vẽ thiết kế nhà ở riêng lẻ
UBND TP.HCM vừa công bố mẫu bản vẽ thiết kế mới dạng sơ đồ để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn...
Mới đây, tại Tọa đàm 'Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản', ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đã có sự phát triển vượt bậc trong 20 năm qua nhưng trong quá trình phát triển cũng đối diện rất nhiều thách thức, khó khăn.
Theo ông Châu, thị trường bất động sản hiện nay đang rất khó khăn và khó khăn lớn nhất là vướng mắc về pháp lý chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, các dự án bất động sản. Khó khăn tiếp theo là vướng mắc, bất cập trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp đang gặp rất nhiều vướng mắc.
Hiện thị trường bất động sản đang có sự lệch pha do thiếu hụt nguồn cung vì nguồn cung liên tục sụt giảm từ năm 2018 đến nay. Chẳng những thiếu hụt nguồn cung mà cơ cấu sản phẩm trên thị trường lại phát triển mất cân đối vì nhà ở mà đa số người dân đang rất cần là nhà có giá vừa túi tiền, mức giá khoảng từ 30 triệu đồng/m2 trở xuống hoặc nhà ở xã hội nhưng cả 2 loại này đang rất thiếu.
“Chẳng hạn như ở TP. HCM, năm 2020 chỉ có 1% nhà ở là giá vừa túi tiền. Năm 2021 đến nay, không có nhà ở thương mại nào có giá vừa túi tiền và nhiều đô thị cũng mất cân đối như thế”, Chủ tịch HoREA nói.
Bên cạnh đó, tỉ lệ nhà ở cao cấp liên tục gia tăng. Nếu tính 2020, tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm 70% thị phần thì năm 2021, 2022, tỉ lệ này tăng lên 80% thị trường còn lại là nhà ở trung cấp. Điều đó có nghĩa là thị trường bất động sản thiếu hụt nguồn cung và đặc biệt thiếu hụt nhà vừa túi tiền.
Theo ông Châu, việc vừa thiếu hụt nguồn cung, vừa thiếu hụt nhà ở giá vừa túi tiền nên giá nhà bị đẩy lên mức rất cao. Nhà ở xã hội hiện nay đã có những căn mức giá lên tới khoảng 25 triệu đồng/m2, trong khi trước đây mục tiêu của chúng ta chỉ ở mức trên dưới 15 triệu đồng/m2.
Còn nhà ở thương mại, như ở TP. HCM hiện nay, tìm căn nhà giá dưới 35 triệu là không có, thậm chí có những nhà siêu sang, được đẩy giá lên tới 500-700 triệu đồng/m2. Nhà ở siêu sang, cao cấp rất cần cho thị trường vì đáp ứng nhu cầu của người giàu nhưng đa số người dân cần loại nhà phù hợp với khả năng tài chính.
Để xử lý vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trường kể từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đặc biệt trong năm 2022, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18, đặt mục tiêu rất cụ thể, đến hết năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và một số luật liên quan bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Đó là mục tiêu cực kỳ quan trọng mà hiện nay Chính phủ đang nỗ lực thực hiện.
Mới đây, ngày 6/1/2023, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 01 của Chính phủ để định hướng phát triển KTXH của năm 2023, trong đó có những định hướng, chủ trương để giải quyết vướng mắc khó khăn của thị trường bất động sản.
Với những động thái phản ứng kịp thời của Chính phủ, và đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ, nhất là việc thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Trao đổi kỹ hơn về những vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, ông Châu cho biết, hiện tình trạng thiếu tiền mặt của doanh nghiệp, tình trạng bị giảm thanh khoản, thậm chí có doanh nghiệp bị mất thanh khoản không phải chỉ xảy ra ở doanh nghiệp nhỏ và kể cả những doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng đang gặp phải. Nguyên nhân là giao dịch trên thị trường bất động sản bị sụt giảm, thậm chí không có giao dịch nên không huy động được nguồn vốn của khách hàng.
“Chẳng những doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, kể cả người mua nhà, nhà đầu tư cũng khó tiếp cận tín dụng. Thậm chí, có những hoàn cảnh trớ trêu là ngân hàng đã ký hợp động tín dụng rồi nhưng dừng giải ngân khiến cả doanh nghiệp và khách hàng đều gặp khó khăn lớn” ông Châu nói.
Do đó, ông Châu đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi vì ngày 5/12 mới công bố nới room tín dụng lên 1,5-2% nhưng thực chất, đến hết 31/12/2022, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể mức tăng trưởng tín dụng toàn năm 2022 chỉ đạt 14,5%.
Điều đó có nghĩa còn khoảng 1,5-2% mà trần tín dụng được nới room không được đưa vào nền kinh tế. Điều này nghĩa là sử dụng nguồn vốn không được kịp thời, không được hỗ trợ cho nền kinh tế như kỳ vọng của Chính phủ.
Mặc dù vậy, theo ông Châu, ở đây cũng có trách nhiệm của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Hiện nay khó khăn có những nguyên nhân do cơ chế, chính sách và Nhà nước đang tháo gỡ nhưng cũng có nguyên nhân do đầu tư dàn trải của doanh nghiệp do không lượng sức mình.
Cũng có nguyên nhân là doanh nghiệp cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường. Do đó, đề nghị doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm để cùng tham gia với Nhà nước cùng với khách hàng, người chủ trái phiếu của mình để tìm giải pháp.
“Đứng từ phía doanh nghiệp, chúng ta giảm kỳ vọng lợi nhuận, cùng thực hiện được các giải pháp như thời gian vừa qua, chẳng hạn giảm giá bán 45- 50%, chiết khấu sâu, chuyển đổi trái phiếu… thậm chí sẵn sàng bán, chuyển nhượng những dự án không đủ sức đầu tư tiếp để có thể cơ cấu lại, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cơ cấu lại đầu tư”, Chủ tịch HoREA nói.
Bên cạnh đó, ông Châu mong nhà đầu tư, người mua nhà cùng hợp lực với nhau để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của thị trường bất động sản chứ không chỉ đứng từ góc độ Nhà nước, doanh nghiệp. Cả nhà đầu tư, khách hàng mua nhà cùng tham gia hợp tác với nhau theo tinh thần tìm điểm cân bằng về lợi ích giữa các bên.
“Một vấn đề rất quan trọng là niềm tin thị trường. Theo đó, rất mong lãnh đạo Đảng, Nhà nước có những thông điệp rất kịp thời như thời gian vừa qua. Nhưng tới đây, chúng tôi đề nghị tiếp tục có những thông điệp để người dân và thị trường yên tâm”, ông Châu nói.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
UBND TP.HCM vừa công bố mẫu bản vẽ thiết kế mới dạng sơ đồ để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn...
Để vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp bất động sản cần có giải pháp mạnh mẽ hơn.
Xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn là vấn đề được đặc biệt...
Doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản có thể phát hành trái phiếu để đảo nợ trong năm 2023 là một trong những vấn đề được các chuyên gia đề cập...
Điều tốt đẹp nhất trong 2023 là những gì tiêu cực gần như đã được phát hiện trong năm 2022 và đang được xử lý, thanh lọc.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện 3 dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm...
Đó là một trong những bất cập mà Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Lê Hoàng Châu chỉ ra đối với Luật Thuế đánh thuế thu nhập cá nhân do chuyển...
Đánh giá về kịch bản của thị trường địa ốc 2023, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng,...
Cục phó Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong những quy định của pháp luật còn có những bất cập, chồng chéo, gây...
Đến nay, TP HCM có 60 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động. Vào tháng trước, 5 sàn giao dịch bất động sản chấm dứt hoạt động.
Những tin cũ hơn
Với tư duy "mua khi trầm lắng, bán khi sôi động", hiện là thời điểm nhiều người tìm kiếm cơ hội mua được bất động sản với mức giá rẻ hơn so với mức...
Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân chuyển đổi từ chung cư cũ sang các chung cư mới, UBND TP Hải Phòng đang đề xuất phương án hỗ trợ 50 đến 70% tiền...
Để vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp bất động sản cần giảm kỳ vọng lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể giảm giá bán, chiết khấu sâu hoặc bán bớt dự...
Đây có lẽ là một trong những hoạt động “tưới sáng” hiếm hoi của thị trường BĐS trong giai đoạn khó khăn này.
Về 43 dự án chậm tiến độ bị “bêu tên”, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết đã làm theo thông báo kết luận của Tổng cục Quản lý đất đai,...
Bắt đầu xuất hiện và được chú ý từ những năm 1980 tại các thành phố lớn như London, San Francisco và New York, boutique hotel đã trở thành một trong...
Nguồn tín dụng của ngân hàng vào thị trường bất động sản bị hạn chế, các doanh nghiệp “khát vốn” khiến các dự án đình trệ, tính thanh khoản giảm, thị...
Tỉnh Vĩnh Phúc đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra loạt dự án đô thị, dự án môi trường liên quan đến đất đai, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản...
Theo thông tin từ Sở xây dựng Tp.HCM, luỹ kế từ đầu năm 2022 đến nay, toàn TP chỉ có duy nhất một hồ sơ xin chuyển nhượng dự án.
Trong năm 2023, Chính phủ sẽ ưu tiên cơ cấu lại thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản.