Khu đô thị Ciputra tiếp tục xin điều chỉnh quy hoạch theo hướng nâng tầng, tăng mật độ
Chủ đầu tư Khu đô thị Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra) tiếp tục xin điều chỉnh loạt ô đất, tuy nhiên đang vấp phải sự phản đối của người dân vì lo...
Thị trường bất động sản (BĐS) gặp khó vì thiếu vốn, nhiều chủ đầu tư không cầm cự nổi buộc phải bán một phần hoặc toàn bộ dự án để tái cấu trúc tài chính; nhà đầu tư cầm tiền, đặc biệt khối ngoại sẵn dòng tiền chờ săn dự án không hề ít nhưng danh mục dự án pháp lý đủ "sạch" để xuống tiền lại khá hiếm.
Rao bán nhiều dự án
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, phó tổng giám đốc một công ty BĐS quy mô nhỏ tại TP Thủ Đức, TP HCM cho biết công ty có 2 dự án BĐS nhưng không xoay xở được vốn để triển khai tiếp. "Chúng tôi đang tìm nhà đầu tư để chào bán 10%-15% giá trị doanh nghiệp (DN), khoảng 30 tỉ đồng để có tiền triển khai dự án tại TP Thủ Đức. Bởi 1 trong 2 dự án đã xong thủ tục, nếu không triển khai tiếp thì chúng tôi sẽ phá sản" - đại diện DN này chia sẻ.
Một đơn vị chuyên tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) dự án BĐS cho biết hiện có khá nhiều DN BĐS liên hệ để nhờ bán tài sản. Hầu hết là những DN quy mô lớn.
Trên các trang thông tin, diễn đàn mua bán BĐS gần đây liên tục cập nhật những thông tin rao bán dự án, nhà đất, kể cả khu công nghiệp như: "Bán rẻ hơn thị trường 30% diện tích đất 1.200 m2, giá 128 tỉ đồng, giá thị trường 188 tỉ đồng, giá được ngân hàng thẩm định cho vay đã 150 tỉ đồng… Tất cả đất đã có thổ cư, vị trí đắc địa ở khu vực gần trung tâm TP Thủ Đức…".
Một bài đăng khác rao bán dự án chung cư ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương - diện tích hơn 6.700 m2, đã có quy hoạch chi tiết 1/500; gồm 2 block, cao hơn 40 tầng, bao giấy phép trong vòng 4 tháng… Tỉ lệ rao bán chiếm 85%-90% trong khi thông tin về nhu cầu mua chỉ 5%-10%.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đua nhau rao bán, phát mại, đấu giá các BĐS, dự án là tài sản thế chấp của các DN vay vốn nhưng không trả được nợ.
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS gần đây chứng kiến nhiều hoạt động M&A, điều này kỳ vọng mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan nhờ tiềm năng cao, sẽ tiếp thêm năng lượng cho thị trường.
Theo Colliers Việt Nam, M&A BĐS diễn ra ở tất cả phân khúc nhưng đáng chú ý nhất là ở những dự án nhà ở. Đối với nhà giao dịch là các quỹ đầu tư nước ngoài, trong nước hoặc các nhà phát triển lớn, M&A là chiến lược tăng trưởng nhanh và hiệu quả để tối ưu hóa danh mục đầu tư và tăng cường năng lực tài chính.
Kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng với GDP dự báo tăng từ 2,6% năm 2021 lên 7,5% năm 2022 cho thấy sức chống chịu mạnh mẽ, bất chấp những bất ổn toàn cầu. Đối với các dự án, những khó khăn kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng, chi phí xây dựng tăng cao đang khiến chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Do đó, M&A dường như là giải pháp tốt nhất để bảo đảm dự án được tiếp tục phát triển.
"Hoạt động M&A sẽ đóng vai trò then chốt để giải cứu các nhà phát triển trong nước cũng như phù hợp tâm lý đầu tư của các nhà giao dịch tin tưởng vào tiềm năng của BĐS Việt Nam. Do đó, M&A được kỳ vọng sẽ giúp thị trường sôi động hơn trong thời gian tới" - ông David Jackson nhìn nhận.
Giới chuyên gia nhận định hoạt động mua bán, chuyển nhượng các dự án bất động sản thời gian tới sẽ sôi động hơn. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Vướng pháp lý
TS Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - BĐS Dat Xanh Services (viết tắt FERI), nhìn nhận giai đoạn này, một số DN đang tập trung nguồn lực để mở rộng quỹ đất thông qua hoạt động M&A nhằm chuẩn bị cho chu kỳ hồi phục.
Đa phần bên mua là các chủ đầu tư có tài chính mạnh, bao gồm cả những "cá mập" nước ngoài đang và sẽ bung tiền mặt thu gom các quỹ đất sạch. Song song đó, các DN BĐS đang tiến hành tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn; tiết giảm chi phí vận hành; tập trung tìm kiếm nhân tài, nâng cao chất lượng nhân sự; ứng dụng công nghệ trong các khâu bán hàng, quản trị.
"Khi việc thực hiện các nghị định, quy định mới đã vào guồng, thị trường BĐS sẽ phát triển lành mạnh, giá bán được kiểm soát. Việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho DN giúp tình trạng nguồn cung được cải thiện. Đặc biệt, khi lãi suất cho vay ổn định, tín dụng được mở, đặc biệt là tín dụng BĐS, chính là những điều kiện quan trọng để giao dịch trên thị trường BĐS dần sôi động trở lại" - ông Khôi nhận định.
Tuy vậy, ông Phạm Anh Khôi lưu ý nhà đầu tư nên hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư dài hạn. Không nên sử dụng đòn bẩy tài chính, tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Trước khi quyết định xuống tiền nên đánh giá nhu cầu, lựa chọn sản phẩm thật sự phù hợp với khả năng tài chính.
Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cũng nhận định hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án sắp tới chắc chắn sôi động hơn vì phản ánh đúng bản chất của thị trường đang khó khăn. Tuy nhiên, để giao dịch thành công cần lưu ý 2 vấn đề là phải có tiền và dự án phải đủ điều kiện giao dịch. Bởi hiện nay, các dự án bị vướng pháp lý khá nhiều, chủ đầu tư gặp khó và rất muốn bán nhưng bên mua cũng không chọn vì sợ rủi ro.
"Nếu các nút thắt về thủ tục được tháo gỡ sớm, cụ thể là quy định của chính sách, pháp luật thì hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án sẽ khơi thông, từ đó giúp cho thị trường M&A sôi động hơn, nguồn cung sản phẩm BĐS chắc chắn sẽ dồi dào và đa dạng hơn, góp phần giải quyết bài toán cung cầu cho thị trường" - ông Lâm nêu ý kiến.
Trong khi đó, ông Đỗ Duy Thành - quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội - cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực BĐS. "Không chỉ BĐS công nghiệp mà phân khúc nhà ở, BĐS nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe… cũng đang thu hút các nhà đầu tư ngoại.
Dù vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc cần giải quyết. Khi gia nhập thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ muốn hợp tác theo hình thức liên doanh với các chủ đầu tư Việt Nam để được hỗ trợ trong quá trình xử lý những thủ tục pháp lý phục vụ phát triển dự án. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 bên cũng có tiếng nói chung" - ông Thành nêu vấn đề.
Ngoài ra, trong bối cảnh các dự án với chất lượng tốt đang dần khan hiếm và ít được công bố rộng rãi, ông Đỗ Duy Thành khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tìm đến những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng trong ngành để tiếp cận các dự án tốt.
Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Chủ đầu tư Khu đô thị Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra) tiếp tục xin điều chỉnh loạt ô đất, tuy nhiên đang vấp phải sự phản đối của người dân vì lo...
Nhiều địa phương miền núi tại Bắc Giang rầm rộ tách thửa để đấu giá đất nhưng kết quả không mấy khả quan, trong khi đó những lô đất trúng với giá cao...
Các chương trình ưu đãi BĐS hiện nay là một giải pháp để doanh nghiệp tự “giải cứu” mình khi việc tiếp cận các kênh dẫn vốn đang vô cùng khó khăn. Các...
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 21-11, ông Nguyễn Hồng Sơn (58 tuổi, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi) thừa nhận sai phạm và lý giải thêm về "những...
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án mở rộng đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành.
"Chiến lược của Tập đoàn TNG Holdings Vietnam về chuyển đổi số bao gồm 3 trọng tâm. Dù là ở trọng tâm nào khách hàng luôn là đích đến cuối cùng", đại...
Ngoài việc lựa chọn các dự án tiềm năng, nhiều nhà đầu tư đang có biểu hiện trông chờ chính sách bán hàng cuối năm với nhiều ưu đãi lớn trước khi...
Chuyên gia cho rằng, việc thành lập tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản sẽ cần thời gian và quá trình không thể giải quyết ngay...
Bị đơn trong vụ đòi phạt cọc bất động sản 20 tỉ đồng là ông Hồ Đắc Phương đã gửi đơn kháng cáo bản án của TAND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Thông báo này cũng cho biết, để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, NovaLand đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính...
Những tin cũ hơn
Liên danh CTCP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát thuộc thành viên của Tập đoàn Hòa Phát là nhà đầu tư duy...
Bằng cảm hứng kiến tạo một công trình thật sự khác biệt, Grand SunLake mang đến một không gian sống chuẩn mực cao cấp; hài hoà giữa xu hướng hiện đại...
Biến động thị trường, giá cả vật liệu xây dựng tăng khiến các nhà thầu và chủ đầu tư bất động sản đứng trước nỗi lo chậm tiến độ thi công. Trong đó,...
Vốn dĩ cuộc chơi kinh tế đã luôn không thiếu thử thách, trong điều kiện tài chính khó khăn như hiện tại, áp lực càng trở nên nặng...
Đây là thời điểm dễ mua BĐS giá tốt, tuy nhiên, hiện tượng cắt lỗ hay bán tháo chưa diễn ra toàn diện trên thị trường BĐS.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác...
Với khoảng 26 triệu đơn vị nhà ở, mỗi năm Việt Nam có hàng trăm nghìn giao dịch bất động sản được thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn người dân còn gặp khó...
Là dự án khu đô thị thương mại sinh thái biển đẳng cấp, tọa lạc tại vị trí lý tưởng của TP. Hà Tiên - thị trường có tiềm năng tăng trưởng giá ấn tượng...
Các doanh nghiệp bất động sản, các chủ đầu tư đang trong tình trạng thiếu vốn, đói vốn, khó tiếp cận với các kênh huy động vốn như tín dụng, trái...
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, cần rà soát và khắc phục sớm các vướng mắc pháp lý. Đây là điểm nghẽn rất...