Cẩn trọng với chiêu bán nhà đất ngộp
Trên thị trường có nhiều thông tin doanh nghiệp rao bán dự án bất động sản giảm giá để thu hồi vốn, trả lãi vay, song trong đó không ít chiêu trò thu...
Tại Diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã chỉ ra những dấu hiệu không ổn định của thị trường bất động sản.
Về nguồn cung, nhiều dự án đầu tư vướng thủ tục pháp lý chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm mạnh. Đến hết quý 3/2022, cả nước có 104 dự án đang triển khai, chỉ bằng 51% cùng kỳ so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường. Nhà ở thương mại cao cấp nhiều trong khi dự án nhà ở giá trung bình phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân lại rất hạn chế, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Giá nhà ở vì thế neo ở mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý 4/2022.
Các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp phải không ít khó khăn, nhất là trong tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, khiến cho hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ vì thiếu vốn.
Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu tăng đã làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, khiến một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giảm lao động, các nhà thầu thi công phải dừng thi công…
Cùng với đó là những khó khăn do tâm lý khách hàng. Một số dự án không đảm bảo pháp lý khiến các nhà đầu tư, người dân mất lòng tin vào doanh nghiệp, vào thị trường.
Mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đề xuất các giải pháp trung - dài hạn và ngắn hạn để “giải vây” thị trường BĐS.
Giải pháp trung, dài hạn: ông Châu đề nghị tập trung thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đã xác định mục tiêu cụ thể là “Đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất” đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật ngay trong quá trình xây dựng Dự án sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng; sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật đấu giá tài sản, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân… để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Quốc hội dự kiến vào đầu năm 2023 theo đề nghị của Chính phủ để xem xét, quyết định những vấn đề thật cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đủ rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Do vậy, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 2 nội dung trình Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội dự kiến tổ chức vào đầu năm 2023 để xem xét quyết định một số cơ chế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Một là, để khai thông hoạt động chuyển nhượng, sáp nhập dự án bất động sản theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp (M&A), nhất là để xử lý các dự án bị “đắp chiếu” do chủ đầu tư yếu kém về năng lực, Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai xem xét, cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi dự án đã “có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Hai là, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” (theo quy định tại điểm o khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/07/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14) để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn (tương tự như cơ chế của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ), bởi lẽ trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9 10%/năm.
Giải pháp ngắn hạn: Ông Châu đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên Môi trường và thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để tháo gỡ ngay một số vướng mắc.
Trong thời gian chờ các Luật Đất đai (mới) và một số luật liên quan được ban hành và có hiệu lực thi hành thì cần thiết rà soát, sửa đổi một số quy định dưới luật theo hình thức một Nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị định và sửa đổi một số Thông tư liên quan để khắc phục ngay một số bất cập, vướng mắc nhưng phải bảo đảm phù hợp với luật hiện hành.
Trước mắt là Đề án “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và Đề án “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết hợp sửa đổi, bổ sung một số Nghị định liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương “bơm” nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi, các dự án đang xây dựng dở dang, hoặc dự án sắp hoàn thành xây dựng. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo ông Châu là để tăng niềm tin và “lực cầu trên thị trường trái phiếu, BĐS.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trên thị trường có nhiều thông tin doanh nghiệp rao bán dự án bất động sản giảm giá để thu hồi vốn, trả lãi vay, song trong đó không ít chiêu trò thu...
Hà Nội thống nhất tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây theo hình thức hợp đồng BT và các dự án đối ứng Khu đô thị...
Thị trường bất động sản thời gian gần đây luôn trong trạng thái chờ đợi ở mọi góc độ. Trước động thái tích cực vào cuộc của Chính phủ, được kỳ vọng có...
Những phân khúc đánh vào nhu cầu ở thực như nhà đất trong ngõ, chung cư sẽ tiếp tục “hút” dòng tiền đầu tư và người mua để ở. Đất nền dự án, bất động...
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo tại TP Phủ Lý (Hà Nam) có quy mô khoảng 203ha, vốn đầu tư hơn 9.625 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh – CapitaLand Development (CLD), nhánh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, đã nhận được phản hồi tích cực khi giới thiệu...
Để tiếp tục thu hút dòng vốn vào bất động sản công nghiệp, các đơn vị cung ứng cũng cần phải liên tục đổi mới.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định thị trường bất động sản 2023 sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn từ nguồn vốn tín dụng nhưng sẽ có 4...
Sau đà tăng lãi suất cho vay thì mới đây, một số ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, chính sách giảm lãi suất chỉ ưu tiên các khoản...
Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, KDI Holdings luôn giữ vững tâm huyết và uy tín, kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành "tập đoàn đa...
Những tin cũ hơn
Với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, cầu Cần Giờ sau khi hoàn thành sẽ thay thế cho phà Bình Khánh kết nối khu Nam Tp.HCM với huyện Cần Giờ.
Loại hình chung cư cũ đang được giá trong khi đất nền hạ nhiệt. Vì vậy, đã xuất hiện trường hợp vợ chồng trẻ bán chung cư cũ, lấy tiền đầu tư đất,...
Thị trường bất động sản cuối năm rơi vào trầm lắng, thanh khoản liên tục sụt giảm mạnh. Nguyên nhân do việc khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn vay...
Nhìn lại thị trường bất động sản 2022, nhiều đánh giá cho rằng, đây là một năm “lên bổng xuống trầm” khi đầu năm thị trường “hưng phấn” nhưng từ giữa...
Theo các chuyên gia trong ngành, còn quá nhiều thứ phía trước vẫn chưa xảy ra. Sau cuộc chiến về lạm phát trên thế giới, Việt Nam có thể sẽ đi chậm...
HĐND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP) giai...
Theo dữ liệu được các chuyên gia Knight Frank công bố, có 48 trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ được theo dõi bởi chỉ số giá nhà toàn cầu vẫn ghi...
Hàng loạt vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng, sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ chức đấu thầu, điều chỉnh quy hoạch cục bộ… cần sớm...
UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết một số khu đô thị, dân cư tại huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên và...
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền. Chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, khất...