Đột phá để bảng giá đất tiệm cận thị trường
TP.HCM kiến nghị được thí điểm áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (thường gọi là hệ số K) với mong muốn sẽ tạo ra hướng mở giúp tháo gỡ các vướng mắc về...
Khu du lịch Ghềnh Ráng nằm sát trung tâm TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Ảnh: CTV
Ghềnh Ráng là thắng cảnh nổi tiếng, một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn - Bình Định.
Khu vực này có vẻ đẹp thiên nhiên với nhiều địa điểm nổi tiếng như: Bãi Trứng, bãi Tiên Sa, mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử... được nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Ghềnh Ráng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng thắng cảnh quốc gia vào tháng 11/1991.
Tuy nhiên, Khu du lịch Ghềnh Ráng nhiều năm qua không đầu tư xây dựng, cải tạo mà bỏ hoang, gây lãng phí quỹ đất của địa phương. Vấn đề này gây bức xúc cho người dân, cử tri địa phương.
Qua tìm hiểu, khu du lịch đồi Ghềnh Ráng có diện tích 168 ha, được UBND tỉnh Bình Định giới thiệu địa điểm cho Công ty CP du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn vào ngày 7/4/2004.
Sau đó, Công ty CP du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn được UBND tỉnh này cho thuê đất để xây dựng Khu du lịch đồi Ghềnh Ráng (giai đoạn 1) vào tháng 12/2004, diện tích cho thuê 146.506 m2, hình thức là trả tiền thuê đất hằng năm, thời hạn 30 năm (kể từ ngày 15/12/2004).
Sau khi thuê đất, nhà đầu tư chỉ xây dựng một số hạng mục như nhà hàng, đường đi, hạ tầng chung... để khai thác du lịch. Mặc dù tỉnh Bình Định có các văn bản đôn đốc tiến độ thực hiện dự án nhưng nhà đầu tư vẫn không triển khai dự án.
Bãi Trứng, bãi Tiên Sa, mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử… được nhiều du khách biết đến khi ghé thăm Ghềnh Ráng. Ảnh: Nguyễn Tri
UBND tỉnh Bình Định cũng đã ra văn bản giao Sở TN&MT phối hợp các Sở, ngành liên quan nhiều lần làm việc với Công ty CP du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn về việc triển khai dự án, báo cáo kết quả để UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Đến ngày 1/12/2020, UBND tỉnh Bình Định có văn bản giao Sở KH&ĐT căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án Khu du lịch đồi Ghềnh Ráng giai đoạn 1.
Đối với giai đoạn 2 của dự án Khu du lịch đồi Ghềnh Ráng (có diện tích 1.534.334 m2), nhà đầu tư cũng không triển khai. Nên tháng 10/2012, UBND tỉnh Bình Định có văn bản về việc thu hồi chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch đồi Ghềnh Ráng giai đoạn 2.
Đến tháng 9/2014, UBND tỉnh Bình Định có văn bản chấp thuận cho Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Châu triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch Ghềnh Ráng (giai đoạn 2).
Tuy nhiên, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Châu chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và chưa được UBND tỉnh Bình Định cho thuê đất.
Vì vậy, đến tháng 11/2020, UBND tỉnh Bình Định có văn bản giao Sở KH&ĐT đưa dự án Khu du lịch Ghềnh Ráng vào danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư khác.
Hiện, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xem xét, báo cáo đề xuất UBND tỉnh về một số vấn đề liên quan đến khu du lịch Ghềnh Ráng.
Nhà đầu tư
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
TP.HCM kiến nghị được thí điểm áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (thường gọi là hệ số K) với mong muốn sẽ tạo ra hướng mở giúp tháo gỡ các vướng mắc về...
Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Nam, phát hiện nhiều sai phạm.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, giai đoạn 2 của dự án có tổng giá trị đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.
Khu đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sân golf Tam Nông do T&T làm chủ đầu tư có diện tích gần 500 ha, đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch đất ở...
Luật Cư trú năm 2020 quy định, kể từ ngày 1/1/2023 sẽ không còn sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Điều này đang gây ra những vướng mắc liên quan...
UBND thành phố Hà Nội vừa có thông tin cụ thể về dự án khu đô thị AIC trên địa bàn huyện Mê Linh, vốn chậm triển khai nhiều năm nay.
Hơn 22 tỷ đồng là mức kinh phí Hà Nội tạm cấp cho 5 quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy để cải tạo chung cư cũ.
Bình Dương sẽ dùng hơn 1.000ha đất công làm nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cho người thu nhập thấp với tổng vốn đầu tư khoảng 45.000 tỷ đồng.
Cơn lốc sốt đất khiến người người lao vào kinh doanh đất đai. Khi thị trường này đóng băng, hàng loạt nhân sự thất nghiệp. Bề nổi của tảng băng chìm...
Do mua nhà đất bằng giấy tay, hoặc mua chung cư chưa có sổ hồng, nhiều người chưa được cấp sổ thường trú, tạm trú và không được làm căn cước công dân...
Những tin cũ hơn
Theo TS. Cấn Văn Lực, chúng ta không phải lo dòng tiền từ nới room tín dụng đi vào đầu cơ, bởi không có thời gian để làm việc đó. Bây giờ, tất cả hồ...
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi các khu đất ven biển để xây dựng các công trình công cộng, công viên phục vụ người dân.
Trải qua những kỳ nghỉ lễ kéo dài cùng với gia đình và người thân là mong muốn của người lao động sau một năm làm việc căng thẳng. Nhưng nghỉ Tết kéo...
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với...
Sáng 10/12/2022, những cư dân đầu tiên của dự án Khu đô thị Thương mại PNR Estella đã được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là dự án nổi...
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện khai trước tòa rằng có người yêu cầu Luyện tăng vốn điều lệ của công ty lên 1.600 tỉ đồng.
Theo số liệu của FiinRatings, tổng giá trị trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn sau ngày 15/11/2022 đến ngày 31/12/2022 ở mức 21.850 tỷ đồng. Do đó,...
Doanh nghiệp bất động sản không nên chỉ trông chờ chính sách hỗ trợ của nhà nước mà cần tự khắc phục những tồn tại kéo dài thời gian qua, trong đó có...
Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, chính sách phát triển nhà xã hội tồn tại những bấp. Theo đó, Bộ này đưa ra phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc...
Nhấn mạnh các nghị quyết được thông qua trong kỳ họp, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND thành phố, các sở, ban ngành tập trung đẩy nhanh...