5 dự án cao tốc được bổ sung hơn 31.000 tỷ đồng
Ngày 6/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 51/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn...
Trong kiến nghị vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị xem xét bỏ quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” vì có một số bất cập, hạn chế và làm tăng giá thành, làm tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu khi mua nhà.
Người mua nhà gánh chịu phí bảo lãnh ngân hàng
Theo HoREA, sau 7 năm thực hiện quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" đã bộc lộ rất nhiều bất cập, hạn chế khi người mua nhà phải gánh chịu phí bảo lãnh ngân hàng (bằng khoảng 2% giá bán nhà).
Cụ thể, chủ đầu tư phải trả phí bảo lãnh ngân hàng thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên phí bảo lãnh rất cao.
Theo đó, phí bảo lãnh ngân hàng được chủ đầu tư trả trước cho ngân hàng nhưng được chủ đầu tư tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu phí bảo lãnh ngân hàng.
HoREA nhận thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang rất nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để kéo giảm giá nhà ở. Do vậy, nên rất cần thiết xem xét bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà.
Cũng theo HoREA, có dấu hiệu quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" hầu như chỉ làm lợi cho ngân hàng thương mại. Bởi vì, hầu hết ngân hàng thực hiện bảo lãnh cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay.
Như vậy, ngân hàng vừa được chủ đầu tư trả lãi vay ngân hàng, vừa được lấy phí bảo lãnh thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn mà rất ít bị rủi ro.
Ngoài ra, quy định này cũng làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại và làm tăng khối tài sản bảo đảm của doanh nghiệp cho khoản bảo lãnh, nên không được khai thác sử dụng hiệu quả khối tài sản bảo đảm này.
Dẫn chứng cho các nhận định này, HoREA nêu ví dụ doanh nghiệp A được ngân hàng B cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng, nếu thực hiện bảo lãnh ngân hàng với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A chỉ còn có thể được vay tín dụng 1.500 tỷ đồng.
Để được ngân hàng bảo lãnh với giá trị 500 tỷ đồng thì doanh nghiệp A phải có tài sản bảo đảm với giá trị thực tế khoảng 650-700 tỷ đồng (bởi lẽ ngân hàng thương mại thường chỉ đánh giá tài sản bảo đảm bằng khoảng 60-70% giá trị thực tế).
Tuy nhiên, tài sản bảo đảm này gần như bị phong tỏa nên chủ đầu tư không thể khai thác, sử dụng hiệu quả. Trong khi phần lớn các ngân hàng thương mại có vốn tự có không lớn, trong lúc dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị thường có giá trị rất lớn.
Nếu thực thi đúng quy định "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" thì hầu như các ngân hàng thương mại không có đủ năng lực để đáp ứng, nên quy định này thiếu tính khả thi, không sát với tình hình thực tiễn và chưa thực chất.
Bỏ bảo lãnh "bán nhà trên giấy" để giảm giá nhà
HoREA cho rằng quy định "bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" có mục đích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai, trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế 7 năm qua đã cho thấy hầu như các dự án nhà ở (mới) đã hoàn thành đầy đủ pháp lý và được phép huy động vốn thì không xảy ra tình trạng chậm hoặc không bàn giao nhà cho khách hàng theo tiến độ cam kết.
Nguyên nhân là do chủ đầu tư đã sử dụng vốn vay tín dụng, vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và được ngân hàng cấp tín dụng đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
HoREA nhận thấy, trong các năm qua có một số chủ đầu tư dự án không bàn giao nhà cho khách hàng đúng tiến độ hoặc không làm được sổ hồng cho khách hàng là do vướng mắc về pháp lý, chủ yếu là do đất dự án có nguồn gốc là đất công hoặc đất dự án có nguồn gốc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoặc chưa hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng, mà các dự án này đều đã được chấp thuận đầu tư từ nhiều năm trước đây.
Vì vậy, HoREA đề nghị xem xét bỏ quy định tại Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) về "bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai", vì có một số bất cập, hạn chế nêu trên để góp phần làm giảm giá thành, làm giảm giá bán nhà ở cho người mua nhà.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo ngân hàng thương mại tăng cường giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 và điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Ngày 6/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 51/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn...
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất...
Sáng mai (8/2), Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị toàn quốc để tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản liên quan đến tín dụng. Cuộc họp có sự tham...
Ngày 7/2, UBND tỉnh Bình Dương thông tin, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh 21.817 tỷ đồng. Đây là số vốn đầu tư công được giao...
Thoạt nhìn, công trình giống như những ngôi nhà mái tôn thông thường ở nông thôn với hệ kết cấu khung thép tiền chế giá rẻ nhưng không gian bên trong...
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, đối với khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị thì chủ đầu tư...
Làn sóng cắt lỗ đang xảy ra với loại hình đất nền vùng ven Hà Nội, phân khúc từng được ví “hái ra tiền” ở thời điểm thị trường sôi động và xảy ra "sốt...
Lãi suất cao, khó tiếp cận với dòng vốn từ ngân hàng đang là 2 vấn đề nóng cho bài toán tín dụng bất động sản. Làm thế nào để khơi thông dòng vốn tín...
Thị trường bất động sản trầm lắng là giai đoạn thanh lọc nhân sự nghề môi giới. Trong thời kỳ thị trường sôi động, đã chứng kiến sự bùng nổ nhân sự...
Những tín hiệu tích cực từ một mùa Tết bội thu của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa đang tiếp thêm "lửa" để nghỉ dưỡng - du lịch thành phố biển tăng tốc...
Những tin cũ hơn
Giá chung cư ở Thủ Thiêm hầu hết đã vượt mốc 100 triệu đồng/m2, có dự án lên đến gần 400 triệu đồng.
Nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023. Ngay từ năm 2022, nhiều doanh nghiệp địa ốc tuyên bố sẽ lấn...
Những dự án giao thông quan trọng này được kỳ vọng gỡ nút thắt về giao thông cho Bình Dương trong thời gian tới.
Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy yêu cầu Quận ủy Hà Đông chỉ đạo UBND quận Hà Đông đẩy nhanh tiến độ, sớm đề xuất, triển khai đầu tư...
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; thông...
Dự án Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát sẽ được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết trên khu đất hơn 8 ha.
Đó là một trong những nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), tại toạ đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá...
Theo nguồn tin của Tiền phong, trong tuần này, các bộ ngành Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng có các cuộc họp khẩn, rốt ráo bàn cách cứu thị trường bất...
Hiện những người có nhu cầu vay mua nhà để ở dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn hơn so với thời điểm vào giữa năm ngoái.
Nhà đầu tư trúng đấu giá đất và tài sản trên đất khu vực Khách sạn Đăk Bla, Nhà hàng Ngọc Linh tại TP. Kon Tum để xây dựng Trung tâm Thương mại, dịch...