Hành trình sang tên đổi chủ hơn 30.000m2 đất vàng "rẻ như bèo" của Vinataba
Khu đất 152 Trần Phú có 3 mặt tiền, rộng hơn 30.000m2 được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chỉ thu...
Giai đoạn 2020 - 2021, các phiên đấu giá đất ở nhiều địa phương liên tục thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tham gia. Theo đó, mức giá trúng đều gấp nhiều lần so với khởi điểm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đất đấu giá cũng đang mất dần sức hút so với trước, thậm chí một số nơi có hiện tượng ế ẩm.
Mới đây, tại Bắc Giang, kết thúc phiên đấu giá quyền sử dụng 118 thửa đất ở thuộc khu dân cư tại các xã Quang Châu, Việt Tiến và thị trấn Bích Động, chỉ 85 thửa đất có khách hàng trả giá với mức trúng hơn 200 tỷ đồng, tăng so với giá khởi điểm gần 59,5 tỷ đồng.
Còn lại 32 thửa đất không có khách hàng trả giá và 1 thửa đất có người trả giá nhưng không đủ điều kiện. Do đó, các thửa đất này sẽ lại được đưa vào đấu giá thời gian tới.
Tại Hải Dương, tính từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 9, huyện Kim Thành đã hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 50 thửa đất với tổng diện tích trên 6.400m2 tại vị trí quy hoạch dân cư mới thuộc các xã Phúc Thành, Kim Tân và Ngũ Phúc với tổng số tiền hủy gần 135 tỷ đồng.
Nguyên nhân là khách hàng đã trúng đấu giá nhưng không nộp tiền sử dụng đất theo quy định. Do đó, huyện Kim Thành đã hoàn tất các thủ tục theo quy định, lựa chọn đơn vị để tổ chức thực hiện đấu giá lại.
Tương tự, cuối tháng 8, UBND TP. Pleiku đã hủy kết quả trúng đấu giá đối với 11 người đấu trúng 29 lô trong đợt đấu giá 104 thửa đất tại khu quy hoạch chi tiết khu dân cư phường Chi Lăng hồi tháng 3 vì không nộp tổng số tiền 30 tỷ đồng theo quy định.
Hiện tượng đất đấu giá ế ẩm xuất hiện ở một số tỉnh, trái lại ở ven đô Hà Nội các phiên đấu giá vẫn thu hút được lượng khách hàng nhất định. Nhưng, mức giá trúng không còn cao ngất ngưởng như trước.
Mới đây, trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh phối hợp với công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức phiên đấu giá đối với 27 thửa đất tại thôn Dục Tú 1, xã Dục Tú.
Theo đó, giá khởi điểm của các thửa đất từ 28,8 triệu đồng/m2 đến 33,7 triệu đồng/m2 tuỳ từng thửa đất. Tổng diện tích các thửa đất đưa ra đấu giá là gần 2.600m2, dao động từ 90m2 đến 164,17 m2.
Phiên đấu giá thu hút được 98 nhà đầu tư với mức giá trúng cao nhất là 51,2 triệu đồng/m2; giá trúng đấu giá thấp nhất là 37,3 triệu đồng/m2. Tổng số tiền thu được từ phiên đấu giá hơn 112 tỷ đồng, chênh lệch hơn 34 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Đầu tháng 10, 27 thửa đất (đợt 1) với tổng diện tích hơn 2.571 m2 tại thôn Dục Tú 1, xã Dục Tú cũng được đưa ra đấu giá để làm nhà ở lâu dài. Giá khởi điểm cho các thửa đất thấp nhất từ 28,8 triệu đồng/m2 đến cao nhất 33,7 triệu đồng/m2( tuỳ theo diện tích và vị trí).
Tham gia phiên đấu giá có 109 nhà đầu tư với mức giá trúng cao nhất là 56,7 triệu đồng/m2, giá trúng đấu giá thấp nhất là 35,2 triệu đồng/m2. Tổng giá trúng đấu giá thu về hơn 112 tỷ đồng.
Theo anh Quang Thế, nhà đầu tư tại Hà Nội, trước kia, khi thị trường bất động sản sốt nóng, các phiên đấu giá thu hút cả nghìn hồ sơ tham gia, người trúng đấu giá chỉ cần “lướt sóng” một thời gian ngắn hoặc sang tay ngay đã có lãi. Tuy nhiên, ở hiện tại hầu hết tại các phiên đấu giá ít người tham gia, việc lướt sóng cũng trở nên khó khăn. Do đó, nhiều người dù trúng nhưng cũng bỏ cọc.
Anh Nguyễn Hồng, nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm cho biết, khi thị trường sôi động, đa phần những người tham gia chỉ cần bỏ số vốn nhỏ để cọc từ 100 - 300 triệu đồng/lô, nếu trúng họ sẽ bán nhanh cũng lãi hàng trăm triệu đồng. Do đó, đất đấu giá như miếng “mồi” béo bở của những nhà đầu tư từ vốn nhỏ tới vốn lớn.
“Những người tham gia đấu giá chủ yếu là đầu cơ, đầu tư kiếm lời, còn nhu cầu thực thì rất ít. Nhiều người khi tham gia đấu giá cũng không đủ vốn để ôm hết mà chỉ đủ tiền đặt cọc. Không phủ nhận lợi thế của đất đấu giá là tính pháp lý, hạ tầng hoàn chỉnh, nhưng ở giai đoạn thị trường thanh khoản kém như hiện nay việc lướt sóng bán chênh khó nên nhà đầu tư cũng không tham gia nữa. Theo đó, mức giá trước kia phải gấp 2 - 3 lần khởi điểm mới trúng thì nay chỉ cần chênh 10 - 30%”, anh Hồng nói.
Ở góc độ đầu tư, nhà đầu tư này cho rằng, một số người trúng đấu giá dù đủ tiền mua nhưng cũng chấp nhận bỏ cọc. Bởi, nếu thị trường tiếp tục ảm đạm, họ có thể phải chôn vốn một thời gian dài.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Khu đất 152 Trần Phú có 3 mặt tiền, rộng hơn 30.000m2 được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chỉ thu...
Trong văn bản gửi đến Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đề xuất Bộ Xây dựng cân...
Trong số lượng nguồn cung mới, hơn 60% có giá hơn 11 tỷ đồng/căn, và báo cáo Savills ghi nhận mức giá sơ cấp cao nhất từ trước đến nay là 124 triệu...
Đây là đánh giá của Bộ Xây dựng tại Hội nghị giao ban quý 3/2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý 4/2022 của Bộ Xây dựng diễn ra tại Hà Nội.
Sau thời gian thị trường bất động sản tại Bắc Giang nóng bỏng, đến nay, tình trạng khách hàng bỏ cọc diễn ra ngày càng nhiều tại các phiên đấu giá...
Nhiều doanh nghiệp vẫn rục rịch sản phẩm ra thị trường phía Nam, cho thấy từ cuối năm nay sang đến đầu năm 2023, nguồn cung thị trường BĐS có tín hiệu...
Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng, vị trí xây cầu Cát Lái tại bến phà hiện nay là không khả thi và đề xuất 2 vị trí mới để xây cầu Cát Lái.
Nguồn cung khan hiếm trong khi tín dụng đang siết chặt, nhiều người băn khoăn thị trường bất động sản năm 2023 sẽ diễn biến thế nào.
Nhiều công trình nhà ở xã hội, khách sạn và hàng trăm cơ sở sản xuất tại loạt khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bị “bêu tên” do không...
Tính đến cuối tháng 9, doanh số bán nhà của Hoa Kỳ đã giảm trong tháng thứ tám liên tiếp. Đây là chuỗi sụt giảm dài nhất trong 15 năm, khi thị trường...
Những tin cũ hơn
Sau thời gian tăng nóng, đến nay, đất nền phân lô tại ven đô lâm vào tình trạng cắt lỗ vẫn khó bán, thậm chí đến môi giới cũng không muốn nhận bán.
Không có dự án mở bán, dòng vốn bị siết chặt… đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc phía Nam "khó thở". Việc phải duy trì bộ máy nhân sự cùng lúc...
Sống dựa vào khoản hoa hồng giao dịch đất, đến thời điểm hiện tại, khi thị trường trầm lắng, một số môi giới rơi vào tình trạng khốn khó khi không có...
Xác suất các nhà kinh doanh bất động sản dùng đòn bẩy tài chính phải bán tháo tài sản để trả nợ ngày càng cao khi lãi suất tăng cao.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 25% khu đô thị mới áp dụng tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải các bon thấp; ban hành cơ chế khuyến khích...
Hà Nội vừa điều chỉnh quy hoạch ô đất xây bệnh viện đa khoa cạnh bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) gồm 2 toà nhà cao 9 và 17 tầng.
Theo đó, 2 dự án được đề xuất là Tổ hợp Khu đô thị du lịch biển Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) với tổng mức đầu tư 7.600 tỷ đồng, và dự án Khu du lịch đô...
Chuyên gia cho rằng, các điểm nghẽn pháp lý có mối quan hệ mật thiết với nguồn cung bất động sản. Khi điểm nghẽn này được tháo bỏ, thị trường mới có...
Làng nghề Sơn Đồng đã có những bước đi tích cực nhưng mức độ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị vốn có.
Bàu Bàng đang trở thành điểm đầu tư mới tại khu Đông TP.HCM, khi số lượng sản phẩm nhà phố, biệt thự giảm mạnh vì thiếu nguồn cung trong thời gian...