Kiến nghị cân nhắc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
Trong văn bản gửi đến Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đề xuất Bộ Xây dựng cân...
Hơn 370 tỷ đồng cho hơn 30.000m2 “đất vàng”
Khu đất 152 Trần Phú là “đất vàng” của Vinataba có 3 mặt tiền đường Trần Phú - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tông, phường 2, quận 5. Năm 2012, Nhà máy thuốc lá Sài Gòn đã hoàn thành việc di dời về Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.
Cũng trong năm 2012, Vinataba có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các Bộ Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường xin góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất tại khu đất 152 Trần Phú để thực hiện dự án bất động sản.
Nhưng trước đó nhiều năm, việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của dự án bất động sản ở khu đất này đã được hoàn tất. Ngày 13/10/2008, Công ty TNHH Vina Alliance được thành lập, do Vinataba góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất với các đối tác.
Khu đất 152 Trần Phú là “đất vàng” của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có 3 mặt tiền đường Trần Phú - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tông, phường 2, quận 5.
Cùng lúc này, UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu phức hợp tiêu chuẩn cao cấp, gồm khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu cao ốc văn phòng, khu căn hộ cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn chỉnh tại 152 Trần Phú, quận 5 với tên thương mại là Vina Square. Vina Square có tổng vốn đầu tư là hơn 3.300 tỷ đồng, với thời gian hoạt động là 50 năm.
Ban đầu, 6 cái tên tham gia sáng lập của Vina Alliance, gồm Vinataba, Vinataba Sài Gòn, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Vi Na Ta Ba, Công ty TNHH Đô Thành Việt, Công ty CP Xây dựng Thương mại Căn Nhà Mơ Ước và Công ty TNHH Pacific Alliance Land Limited (thuộc quỹ đầu tư Vinaland Ltd, thành viên của Vina Capital). Tháng 10/2009, một số cổ đông thoái vốn và Vinaland Ltd nâng tỷ lệ sở hữu tại Vina Alliance từ 49% lên mức 62%.
Sau đó, Vinataba cũng bán đi phần vốn góp tại dự án Vina Square. Cụ thể, tại báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 1/1/2017-30/6/2017 được Vinataba phát hành ngày 3/5/2018 cho thấy, vào ngày 13/6/2017, Vinataba đã tiến hành chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TNHH Vina Alliance cho Công ty TNHH Sơn Đông. Giá trị chuyển nhượng giữa hai bên là hơn 270 tỷ đồng. Trừ đi giá gốc của khoản đầu tư trên sổ kế toán, Vinataba thu về lợi nhuận hơn 94 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 1/1/2017-30/6/2017 của Vinataba nêu việc bán phần vốn góp trong công ty thực hiện dự án Vina Square tại khu đất 152 Trần Phú.
Ngoài ra, Vinataba còn gián tiếp sở hữu thêm 7,5% vốn ở Công ty TNHH Vina Alliance, thông qua Vinataba Sài Gòn - đơn vị thành viên do Vinataba sở hữu 100% vốn. Điều tương tự, Vinataba Sài Gòn cũng chuyển nhượng 7,5% vốn này cho Công ty TNHH Sơn Đông với giá hơn 100 tỷ đồng, ghi lãi hơn 35 tỷ đồng.
Tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 27/9/2017, Công ty TNHH Sơn Đông nâng tỷ lệ nắm giữ ở Vina Alliance lên mức 38%. Trong khi, Vinataba và Vinataba Sài Gòn hoàn toàn biến mất khỏi Vina Alliance. Điều này đồng nghĩa rằng, họ đã không còn liên quan gì ở dự án VinaSquare.
Trở lại với hợp đồng liên doanh giữa Vinataba với các đối tác, quy định giá trị khu đất hơn 30.000 m2 tại 152 Trần Phú, quận 5, TPHCM là hơn 1.300 tỷ đồng. Tạm tính, mỗi m2 đất tại đây sẽ được định giá khoảng 42 triệu đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm 2018, dự án đã từng được rao bán với giá lên tới 146 triệu/m2, tương đương hơn 4.500 tỷ đồng. Thế nhưng, Vinataba chỉ thu về hơn 370 tỷ đồng sau khi bán phần vốn góp ở khu đất này cho đối tác.
Nằm ở vị trí đắc địa, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chỉ thu về hơn 370 tỷ đồng cho hơn 30.000 m2 "đất vàng".
62% vốn điều lệ còn lại ở Vina Alliance thuộc về Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức. Tuy nhiên, Bất động sản Trí Đức chỉ mới xuất hiện trong cơ cấu cổ đông của Vina Alliance từ ngày 4/1/2017. Khi đó, Trí Đức đã thay thế Công ty TNHH Pacific Alliance Land Limited (thuộc quỹ đầu tư Vinaland Ltd, thành viên của Vina Capital) trở thành thành viên nắm giữ hơn 540 tỷ đồng vốn điều lệ Vina Alliance.
Đến ngày 7/9/2017, thương vụ này được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán London, có giá trị hơn 41,2 triệu USD. Sau khi hoàn trả các khoản vay của cổ đông, Vinaland Ltd thu được 41 triệu USD từ thương vụ này.
Ai là chủ mới?
Kể từ ngày 27/9/2017, Công ty TNHH Vina Alliance chỉ còn 2 cổ đông là Sơn Đông và Trí Đức. Công ty TNHH Sơn Đông thành lập ngày 9/1/2002. Tại giấy đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 18/10/2017, Sơn Đông có trụ sở chính tại Đ16, Làng Quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tháng 10/2017, Sơn Đông tăng vốn điều lệ lên mức 500 tỷ đồng nhưng vẫn là doanh nghiệp gia đình (của vợ chồng ông Trịnh Văn Tuyển và bà Vũ Thị Hoa).
Gia đình ông Tuyển - bà Hoa là tên tuổi lớn trong giới kinh doanh thuốc lá Việt Nam và Sơn Đông là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về phân phối thuốc lá. Doanh nghiệp này cũng nhiều lần được tôn vinh trong các bảng xếp hạng. Ngoài ra, gia đình ông Trịnh Văn Tuyển còn sở hữu nhiều doanh nghiệp khác, như Công ty CP Hệ thống Phân phối Thuốc lá Sơn Đông, Công ty CP Hệ thống Phân phối Thuốc lá Miền Nam, Công ty CP Hệ thống Phân phối Thuốc lá Hà Nội…
Kể từ ngày 27/9/2017, Công ty TNHH Vina Alliance chỉ còn 2 cổ đông và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam không còn quyền quyết định tại khu đất 152 Trần Phú.
Trong khi đó, Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức thành lập ngày 6/10/2015, trụ sở tại số 36-38 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tháng 10/2016, Trí Đức nâng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, trong đó ông Lê Thanh Liêm góp 580 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Thu Hương góp 8 tỷ đồng và ông Võ Văn Y góp 12 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/11/2017 của Trí Đức chỉ còn ghi nhận 2 thành viên góp vốn, gồm Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Trung Sơn A góp 180 tỷ đồng (chiếm 30%) và Công ty CP Đầu tư Phát triển 56 góp 420 tỷ đồng (chiếm 70%).
Đáng chú ý, Công ty CP Đầu tư Phát triển 56 lập ngày 30/10/2017, ngay trước thời điểm tham gia sở hữu 70% vốn góp Trí Đức, đăng ký số điện thoại và địa chỉ email giống hệt với thông tin mà Trí Đức nêu trong đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 23/3/2018. Danh sách thành viên sáng lập Công ty CP Đầu tư Phát triển 56 cũng có nhiều cái tên đã từng tham gia sáng lập hoặc sở hữu Trí Đức, như Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Lê Thanh Liêm.
Có thể hiểu, Công ty CP Đầu tư Phát triển 56 lập ra chỉ để nắm phần vốn góp tại Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức và chi phối dự án Vina Square. Chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Đầu tư Phát triển 56 là ông Đặng Thanh Hải. Ông Hải sinh ngày 24/12/1976, thường trú tại TPHCM và có nhiều năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng.
Phối cảnh dự án Vina Square tại khu đất 152 Trần Phú, quận 5. Hiện tại, khu đất này đang bị Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ để phục vụ công tác điều tra, do liên quan đến một tập đoàn bất động sản hàng đầu ở khu vực phía Nam.
Từ ngày 15/3/2016, ông Hải được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty CP An Phú và giữ chức vụ đó cho đến hiện nay. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP An Phú hiện tại là ông Dương Bá Nam, cũng là một trong số các thành viên đã sáng lập nên Công ty CP Đầu tư Phát triển 56. Hiện tại, Công ty CP An Phú đang đặt trụ sở chính tại số 3-5-7 Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM.
Trụ sở số 3-5-7 Nguyễn Huệ, quận 1 và 152 Trần Phú, quận 5 là 2 trong 156 nhà đất mà Phòng An ninh kinh tế, Công an TPHCM đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM rà soát, xác định và cung cấp thông tin các quyền sử dụng đất liên quan đến đến một tập đoàn bất động sản hàng đầu ở khu vực phía Nam để phục vụ công tác điều tra.
Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trong văn bản gửi đến Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đề xuất Bộ Xây dựng cân...
Trong số lượng nguồn cung mới, hơn 60% có giá hơn 11 tỷ đồng/căn, và báo cáo Savills ghi nhận mức giá sơ cấp cao nhất từ trước đến nay là 124 triệu...
Đây là đánh giá của Bộ Xây dựng tại Hội nghị giao ban quý 3/2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý 4/2022 của Bộ Xây dựng diễn ra tại Hà Nội.
Sau thời gian thị trường bất động sản tại Bắc Giang nóng bỏng, đến nay, tình trạng khách hàng bỏ cọc diễn ra ngày càng nhiều tại các phiên đấu giá...
Nhiều doanh nghiệp vẫn rục rịch sản phẩm ra thị trường phía Nam, cho thấy từ cuối năm nay sang đến đầu năm 2023, nguồn cung thị trường BĐS có tín hiệu...
Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng, vị trí xây cầu Cát Lái tại bến phà hiện nay là không khả thi và đề xuất 2 vị trí mới để xây cầu Cát Lái.
Nguồn cung khan hiếm trong khi tín dụng đang siết chặt, nhiều người băn khoăn thị trường bất động sản năm 2023 sẽ diễn biến thế nào.
Nhiều công trình nhà ở xã hội, khách sạn và hàng trăm cơ sở sản xuất tại loạt khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bị “bêu tên” do không...
Tính đến cuối tháng 9, doanh số bán nhà của Hoa Kỳ đã giảm trong tháng thứ tám liên tiếp. Đây là chuỗi sụt giảm dài nhất trong 15 năm, khi thị trường...
Hiện nay, tuy thị trường bất động sản đã có dấu hiệu "giảm tốc", chậm lại, trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy...
Những tin cũ hơn
Sau thời gian tăng nóng, đến nay, đất nền phân lô tại ven đô lâm vào tình trạng cắt lỗ vẫn khó bán, thậm chí đến môi giới cũng không muốn nhận bán.
Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, theo đó, đất đấu giá cũng đang mất đi sức hút so với trước kia, không ít người dù trúng cũng chấp nhận bỏ...
Không có dự án mở bán, dòng vốn bị siết chặt… đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc phía Nam "khó thở". Việc phải duy trì bộ máy nhân sự cùng lúc...
Sống dựa vào khoản hoa hồng giao dịch đất, đến thời điểm hiện tại, khi thị trường trầm lắng, một số môi giới rơi vào tình trạng khốn khó khi không có...
Xác suất các nhà kinh doanh bất động sản dùng đòn bẩy tài chính phải bán tháo tài sản để trả nợ ngày càng cao khi lãi suất tăng cao.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 25% khu đô thị mới áp dụng tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải các bon thấp; ban hành cơ chế khuyến khích...
Hà Nội vừa điều chỉnh quy hoạch ô đất xây bệnh viện đa khoa cạnh bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) gồm 2 toà nhà cao 9 và 17 tầng.
Theo đó, 2 dự án được đề xuất là Tổ hợp Khu đô thị du lịch biển Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) với tổng mức đầu tư 7.600 tỷ đồng, và dự án Khu du lịch đô...
Chuyên gia cho rằng, các điểm nghẽn pháp lý có mối quan hệ mật thiết với nguồn cung bất động sản. Khi điểm nghẽn này được tháo bỏ, thị trường mới có...
Làng nghề Sơn Đồng đã có những bước đi tích cực nhưng mức độ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị vốn có.