Hà Nam có thêm khu công nghiệp nghìn tỷ
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 2, tỉnh Hà Nam có quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 977 tỷ đồng.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng Bộ GTVT hoàn thiện Đề án Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định (theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023).
Theo kết luận trên, trước mắt, Bộ GTVT phải hoàn thành Đề án chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này để trình Bộ Chính trị xem xét trong năm nay. Đây là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo như trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, lập báo cáo khả thi, xác định nguồn vốn, tiến độ...
Theo tờ trình của Bộ GTVT, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.500 km, nối Hà Nội - TPHCM, đi qua 20 tỉnh thành. Dự án được thiết kế tốc độ chạy tàu 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, chỉ khai thác tàu khách, tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD. Giai đoạn 1 (2020-2032), đầu tư tuyến Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang, tổng vốn 24,7 tỷ USD; giai đoạn 2 (2032-2050), đầu tư kết nối đoạn Vinh - Nha Trang, tổng vốn 34 tỷ USD. Trong đó, ngân sách chiếm 80% tổng vốn, còn lại kêu gọi xã hội hóa. Dự án dự kiến lỗ trong khoảng 10-12 năm đầu khai thác.
Tây Ban Nha bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống tàu điện tại Tây Ban Nha. Ảnh: Cty RENFE
Bộ GTVT chọn phương án trên sau khi đã phân tích 3 kịch bản, gồm: Nâng cấp đường sắt hiện hữu, nhưng vẫn duy trì đường đơn; Nâng cấp đường sắt hiện hữu thành đường đôi, khổ ra 1.435mm, khai thác kết hợp tàu khách và hàng; Đầu tư đường sắt mới chạy tàu khách và nâng cấp đường hiện hữu phục vụ tàu hàng.
Trước đó, trả lời báo chí về ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, giai đoạn từ nay tới năm 2025 sẽ ưu tiên vốn cho hoàn thiện đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Giai đoạn sau đó sẽ ưu tiên cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, phấn đấu tới năm 2028-2029 khởi công gói thầu đầu tiên của đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM.
Trong 3 kịch bản kể trên, Bộ GTVT đánh giá, kịch bản thứ nhất chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt; kịch bản thứ 2 khó khai thác tàu tốc độ cao do kết hợp giữa tàu khách và hàng, trong khi chi phí giải phóng mặt bằng lớn vì qua nhiều đô thị đông dân cư. Do đó, Bộ GTVT nghiêng về kịch bản đầu tư đường sắt hoàn toàn mới chỉ chạy tàu khách và cải tạo đường hiện hữu cho tàu hàng (kịch bản 3); nhằm đáp ứng nhu cầu tương lai, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới (tách tàu khách và tàu hàng).
Nhiều đối tác nước ngoài muốn hợp tác
Dù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang ở giai đoạn xem xét chủ trương, nhưng một số đối tác nước ngoài đã bày tỏ muốn được hợp tác đầu tư, khai thác dự án này với Việt Nam, như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp, Ngân hàng Thế giới (WB)… Chỉ từ tháng 12/2022 tới nay, lần lượt đại diện ngoại giao các nước, tổ chức trên đã làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và bày tỏ sự quan tâm tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trong đó, Tây Ban Nha hiện có hệ thống đường sắt tốc độ cao dài thứ 2 thế giới (chỉ sau Trung Quốc); Nhật Bản có hệ thống đường sắt cao tốc với công nghệ hàng đầu thế giới, đã hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu dự án suốt thời gian qua; Pháp đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu cũng do Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm. Trong khi đó, đại diện WB cam kết phối hợp với Bộ GTVT cùng tìm kiếm đối tác quan tâm để trao đổi chi tiết hơn về dự án này.
Làm việc với các đối tác nước ngoài, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, phía Việt Nam luôn hoan nghênh, khuyến khích các nước hỗ trợ, chia sẻ với Việt Nam về kinh nghiệm đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tại một trong các buổi làm việc trên, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định là ưu tiên đầu tư theo quy hoạch, với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ USD. Theo ông Huy, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng năm 2019, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đang thẩm định. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện báo cáo để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, Bộ GTVT sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền phương án hợp tác với các quốc gia về thiết kế, công nghệ, thi công, quản lý khai thác...
60 tỷ USD ở đâu?
Sau khi thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT, đơn vị tư vấn thẩm tra độc lập đề xuất đầu tư theo phương án 2. Phương án này đảm bảo khai thác tối đa hạ tầng đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tư vấn đề xuất điều chỉnh tốc độ chạy tàu khách lên 225km/h, hướng tuyến tránh các khu dân cư…, tổng mức đầu tư khoảng 61,6 tỷ USD.
Mục tiêu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để khai thác riêng tàu khách, hay kết hợp giữa tàu khách và tàu hàng tới nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi Bộ GTVT đề xuất tuyến đường sắt mới theo định hướng đi thẳng lên hiện đại, cải tạo tuyến đường sắt cũ để chuyên chở hàng, Bộ KH&ĐT lại định hướng cân nhắc phù hợp với bối cảnh kinh tế - đất nước, tận dụng hạ tầng để khai thác kết hợp tàu khách và hàng.
GS.TS Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam, cho rằng, đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần nguồn vốn rất lớn, đòi hỏi nghiên cứu, tính toán kỹ kịch bản đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, dự án này cần thời gian xây dựng hàng chục năm, nên trước mắt cần thông qua chủ trương đầu tư, để làm cơ sở nghiên cứu khả thi, đưa ra bức tranh cụ thể hơn.
Về vốn đầu tư, ông Phong cho rằng, nếu nhìn vào tổng vốn đầu tư lên tới 60 tỷ USD có thể thấy lớn. Tuy nhiên, trong tổng vốn đó phần chi cho hạ tầng, thiết bị chỉ 46 tỷ USD, còn lại chi phí khác. Nếu thời gian thực hiện 25 năm, mỗi năm vốn bố trí cho dự án chưa tới 2 tỷ USD, nền kinh tế nước ta có thể trang trải được.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 2, tỉnh Hà Nam có quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 977 tỷ đồng.
Hàng loạt chủ đầu tư dự án sân golf liên tiếp chi từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu (TP) trước hạn mặc dù chỉ tạo ra mức lợi...
Trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng tìm đến kênh đầu tư có tỉ lệ an toàn cao, dòng sản phẩm căn hộ với mức giá "dễ thở", pháp lý tốt, khả năng khai...
Sau một thời gian dài không có giao dịch thành công, một số môi giới tỏ ra chán nản muốn bỏ nghề, song cảm xúc “vỡ òa” khi bất ngờ có giao dịch đầu...
“Tín dụng được coi là “nguồn sữa” chính cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, ngoài tín dụng, cần thêm giải pháp cấp vốn cho thị trường...
UBND huyện Mê Linh đề xuất thu hồi, chấm dứt đối với 14 dự án với tổng diện tích 921,1 ha chưa thực hiện giải phóng mặt bằng từ trước năm 2008.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cả phương án 1 và phương án 2 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) về sở hữu nhà chung cư đều có mặt hạn chế,...
Danh sách dưới đây là những thành phố mà giới siêu giàu dành nhiều tiền để mua nhà nhất.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều quy định mới, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai nông nghiệp. Trong đó, quy định cụ...
Ngày 8/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa...
Những tin cũ hơn
Đất nền tại nhiều khu vực đã xảy ra trình trạng giảm giá bán, thậm chí lên tới hàng tỷ đồng. Song, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động...
Số tiền ban đầu nộp để mua căn hộ đến từ khoản tiền ứng trước trong thẻ tín dụng, sau đó cho thuê 10 năm với số tiền gần như tương ứng với tiền trả...
Giữ nhịp cho thị trường bằng các động thái trở lại đường đua bán hàng hay các hoạt động tiến độ, cất nóc dự án được xem là “trong cái khó ló cái khôn”...
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai công tác bồi...
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ TN&MT tổ chức chiều qua, nhiều đại biểu cho rằng, vấn...
Trước bối cảnh lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, cùng thông tin tích cực từ nghị định 08 vừa ban hành, bất động sản vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng...
DKRA Group cho biết, tại thị trường bất động sản TP. HCM và vùng ven ghi nhận thanh khoản thị trường thứ cấp giảm mạnh, mặt bằng giá ghi nhận giảm 3%...
Năm 2023, cả nước đặt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách, trong đó khoảng 102 triệu lượt khách nội địa và 8 triệu lượt khách quốc tế. Chưa kể, tầng lớp...
Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết trong đó tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn...
Tọa lạc ở vị trí thuận lợi, nằm tại trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cùng việc đầu...