Dự án được quảng cáo là Văn Phú - Invest Yên Phong đang bán “lúa non”?
Chưa thi công hạ tầng nhưng dự án Khu nhà ở thôn Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) vẫn được rao bán rầm rộ.
Sóng BĐS tìm bến đỗ tại các đô thị vệ tinh
Trên thế giới hiện nay có 37 thành phố được xếp hạng siêu đô thị (dân số từ 10 triệu dân) như Tokyo (Nhật Bản), Delhi (Ấn Độ), Sao Paulo (Brazil), New York (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc).... Theo dự báo, Thủ đô Hà Nội sẽ sớm đạt ngưỡng 10 triệu dân và có thể đạt 21 - 23 triệu dân vào năm 2030 với tỷ lệ đô thị hóa cao.
Dân số tăng nhanh gây ra sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng đô thị thành phố. Việc xây dựng và mở rộng các đô thị vệ tinh trong Vùng Thủ đô là điều tất yếu nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị hạt nhân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực xung quanh phát triển.
Theo Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi Vùng thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh, bao gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Quy hoạch này cho phép các đô thị vệ tinh khai thác, chia sẻ và phát huy lợi thế riêng của từng địa phương, đồng thời hình thành một mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại giữa các đô thị, tạo động lực cho cả Vùng thủ đô cùng phát biển.
Trong bối cảnh Hà Nội khan hiếm quỹ đất sạch và ngày càng "đắt đỏ", giới đầu tư địa ốc dần tìm đến các đô thị vệ tinh nằm trong Vùng Thủ đô để "săn" đất. Đặc biệt, những nơi có vị trí gần Thủ đô, hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, mặt bằng giá "mềm", dư địa tăng giá lớn được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch dòng tiền cũng được thay đổi bởi sự phát triển, đồng bộ của hạ tầng giao thông. Một số cao tốc kết nối như Hà Nội - Thái Nguyên, Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội, Hà Nội - Hà Nam… đã và đang rút ngắn thời gian di chuyển và quan trọng hơn là rút ngắn khoảng cách từ nhà đầu tư đến với các dự án bất động sản chất lượng.
Nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 tăng cao sau dịch
Sự xuất hiện của dịch bệnh, khiến nhiều tháng liên tục người dân phải ở trong nhà, "work from home" (làm việc tại nhà) đã làm thay đổi thói quen và tiêu chí lựa chọn nơi ở. Và những đô thị vệ tinh trở thành bến đỗ lý tưởng để cân bằng lại cuộc sống, tìm đến những giá trị sống tốt nhất. Một nơi giúp con người tránh xa khói bụi, ồn ào của thành phố nhưng vẫn đủ gần để kết nối di chuyển về Thủ đô hay tới các địa điểm vui chơi, giải trí.
Thành phố Sông Công sở hữu vị trí chiến lược, đóng vai trò cầu nối giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các vùng lân cận. (Nguồn ảnh: Báo Xây dựng)
Trong các đô thị vệ tinh, nếu như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng,… đã phát triển được một thời gian dài với khung giá đất cao, thì ở hiện tại Thái Nguyên được chú ý hơn cả bởi chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 55km, hạ tầng đô thị giao thông được đầu tư lớn, nhiều dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, với quỹ đất dồi dào và khung giá vẫn đang ở ngưỡng thấp tới trung bình, Thái Nguyên được giới địa ốc đánh giá là "ngôi sao mới" của Vùng Thủ đô và cả khu Đông Bắc bộ.
Anh Nguyễn Ngọc Thành (một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2021 khi dịch bùng phát, gia đình đã có định hướng sẽ mua một căn hộ hoặc xây nhà ở Thành phố Sông Công (Thái Nguyên) để cuối tuần vợ chồng con cái về ở, vừa gần ông bà nội vừa để nghỉ ngơi sau cả tuần cố gắng làm việc và học tập. Đường xá thuận tiện nên giờ về quê, cả nhà chỉ ngồi trên xe khoảng 1 giờ là về tới Sông Công - anh Thành chia sẻ.
Một góc phối cảnh Khu đô thị Lake View Sông Công.
Trên thực tế, nhiều "đại gia" BĐS miền Bắc đã tìm tới Thái Nguyên - Một trong 09 Vùng Thủ đô trong tương lai để rót vốn vào các dự án, khu đô thị quy mô như: Danko Group, Thiên Lộc, Hải Long Group... khiến thị trường BĐS trở nên sôi động hơn. Trong đó, Sông Công - Thành phố trọng điểm phía Nam Thái Nguyên, một thành phố trẻ năng động với vị trí "bản lề" trung chuyển giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các đô thị xung quanh đang trở thành miền đất hứa, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Theo ghi nhận thực tế, thị trường BĐS tại thành phố Sông Công vẫn đang giao dịch ở mức độ tốt. Bởi khách hàng có nhu cầu ở thực thì tìm đến sản phẩm BĐS có giá trị nghỉ dưỡng cao, còn giới đầu tư địa ốc mong muốn đón sóng, gia tăng lợi nhuận. Dù là khách hàng hay nhà đầu tư chắc chắn đã nhìn thấy tiềm năng cũng như dư địa tăng trưởng của thành phố Sông Công là cực lớn và sẽ còn tăng khi nơi đây được công nhận là đô thị loại II của cả nước.
Tổ Quốc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Chưa thi công hạ tầng nhưng dự án Khu nhà ở thôn Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) vẫn được rao bán rầm rộ.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có chỉ đạo về việc triển khai lập, thực hiện các quy hoạch liên quan đến "siêu" dự án Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình với quy...
Cơ quan chức năng đề nghị tạm dừng mọi giao dịch đối với 8 "sổ đỏ" và rà soát hàng chục "sổ đỏ" đã cấp cho các hộ dân thuộc dự án giãn dân khu X1, X2,...
Có nhiều điểm tương đồng giữa thị trường bất động sản 2022-2023 và giai đoạn 2007-2013, đó là tình trạng “sốt giá” và sự lệch pha cung cầu. Tuy nhiên,...
Nếu 2 năm trước, dòng tiền đổ vào bất động sản rất dễ, đầu tư mở rộng với nhiều hoạt động thì hiện nay thị trường địa ốc đang trong giai đoạn huy động...
Theo Thanh tra Chính phủ, việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum còn tùy tiện, vi...
Bước vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp địa ốc áp lực đáo hạn trái phiếu. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chiết khấu, bán hàng nhanh...
Bỏ khung giá đất được kỳ vọng sẽ giải phóng nguồn lực đất đai và hạ nhiệt tốc độ tăng giá của bất động sản. Tuy nhiên, xác định khung giá đất mới...
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã kiến nghị một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị...
Nỗ lực chuyển đổi số của TNG Holdings Vietnam đã mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại các khu đô thị, khách sạn nghỉ dưỡng…
Những tin cũ hơn
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các địa phương về việc thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo nhà chung cư.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu chững lại khi nguồn cung hạn chế, giá bán cao, thanh khoản kém, bị siết vốn vay ngân hàng… Thực tế này...
Ngay khi xuất hiện, khái niệm home resort lập tức lọt vào tầm ngắm của các UHNWI – tầng lớp siêu giàu, nhất là các home resort ven sông, bởi những...
Dự án nhà hàng và bến du thuyền liên quan Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng hoàn thành năm 2017 nhưng bỏ hoang đến nay, nhiều hạng...
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Vietnam, về lâu dài, đề xuất cấp chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở chung cư là điều nên làm cho thị...
Theo kế hoạch, đến năm 2030 huyện Long Thành tăng gần 2.400 ha đất ở; huyện Nhơn Trạch tăng 2.050 ha đất ở, huyện Cẩm Mỹ tăng thêm gần 1.500 ha đất ở,...
Trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, doanh nghiệp có thể tìm đến kênh vốn FDI như một giải pháp phù hợp.
Hiện chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về loại hình này, vì thế đang kéo theo những phiền toái và bất an cho người sử...
Sau tròn 1 năm Lâm Đồng vào cuộc "siết" thị trường, những "siêu dự án" phân lô bán nền dần được trả lại hiện trạng, cỏ dại bao phủ, hoang hóa không...
Nỗi lo mà đa số nhà đầu tư thời điểm này nhắc nhiều nhất có lẽ là: Đến khi nào, thị trường BĐS mới thực sự hồi phục?