Lý do bãi đỗ xe ở đô thị rất thiếu, nhiều bất cập
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thực trạng phát triển bến bãi đỗ xe đô thị hiện nay, đặc biệt là các đô thị lớn, còn nhiều bất cập dẫn đến không đáp...
Lo ngại về cuộc khủng hoảng như hơn 10 năm trước xảy ra là diễn biến trong suy nghĩ của rất nhiều người. Không ít nhà đầu tư còn lo sợ, cuộc khủng hoảng của bất động sản hiện nay có thể kéo dài hơn so với thời điểm 2011-2013.
Nhưng trên góc độ người nghiên cứu thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng, khó khăn của bất động sản sẽ qua nhanh, không kéo dài như thời điểm 2011-2013.
Tại Hội nghị bất động sản Việt Nam - VRES 2022 với chủ đề "Nội lực và kỳ vọng”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định có sự khác biệt rõ ràng giữa thị trường hiện tại và 10 năm trước.
Nếu như, 10 năm trước, khủng hoảng tài chính toàn cầu lan sang Việt Nam khiến chúng ta thực sự gặp khó khăn về hệ thống tài chính ngân hàng sau đó lan sang bất động sản. Chúng ta thấy rõ, lạm phát thời điểm này rất cao, dao động từ 18-20%. Lãi suất trên 20%. Tăng trưởng kinh tế rất thấp chỉ 5,25% năm 2012, sau đó “ngoi” lên 5,5-5,6%.
(Ảnh minh hoạ).
Với thị trường hiện tại, khó khăn không nằm ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Khó khăn còn đến từ dịch bệnh, do tác động từ bên ngoài như xung đột Nga - Ucraina, cộng thêm các yếu tố nội tại. Đó là thị trường phải điều chỉnh rất mạnh sau hơn 2 năm tăng nóng và Chính phủ chấn chỉnh một số vụ việc vi phạm.
Điểm thứ hai là khác biệt liên quan đến nguồn cung. Thời điểm trước chúng ta dư cung nhưng bây giờ thị trường nhu cầu có nhưng một số phân khúc thiếu hàng.
Tiếp đến, kinh nghiệm điều hành của cả Chính phủ và doanh nghiệp đã tốt hơn rất nhiều, đặc biệt sau 2 năm dịch bệnh các doanh nghiệp đã tích lũy không ít kinh nghiệm để thích ứng các vấn đề bất ổn, bất định của thị trường.
Điểm khác biệt cuối cùng, nền tảng vĩ mô, hiện nay cũng tốt hơn trước rất nhiều. Nền tảng doanh nghiệp cũng tốt hơn. Nếu 10 năm trước, tình hình nội tại các doanh nghiệp rất sập xệ. Những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay ghi nhận lợi nhuận bình quân 9 tháng đầu năm vẫn tăng 14-15%.
Ông Lực cho rằng,d dây là cơ sở để dự báo thị trường sẽ không rơi vào khủng hoảng mà chỉ suy giảm. Lý do rõ ràng gồm nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân nội tại như vốn liếng, sự điều chỉnh thị trường, cùng tình trạng vi phạm của một số doanh nghiệp... Những vấn đề này đều đã được Chính phủ và doanh nghiệp nhận diện và năm 2023 sẽ có sự chấn chỉnh, khắc phục để thị trường tốt lên. Nhà đầu tư và doanh nghiệp cứ an tâm.
Khả năng phục hồi của thị trường sẽ khoảng gần 1,5 và gần 2 năm. Bây giờ thị trường sẽ phục hồi nhanh hơn, lực cầu rất lớn. Ví dụ như chỉ tháo gỡ về pháp lý, hàng nghìn dự án có thể bắt tay vào ngay. Ví dụ như ở TP.HCM hiện có gần 1.000 dự án nhà ở, Hà Nội khoảng 300-400 dự án, toàn quốc có khoảng 239 dự án condotel đang ách tắc vì vấn đề pháp lý... với tổng giá trị ước tính khoảng 700.000 tỷ đồng tương đương với 30 tỷ USD ách tắc.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giai đoạn 10 năm trước, thị trường thừa cung, lực cầu giảm mạnh. Còn hiện tại, một số phân khúc đang thiếu hụt nguồn cầu nhưng sức mua vẫn lớn. Điểm khác biệt, đó là người mua đang khó tiếp cận với vốn ngân hàng nên dẫn tới sức mua giảm.
Ông Đính cho biết thêm, trước đây, các dự án không bị vướng mắc pháp lý như hiện nay; trước cung nhiều hơn cầu, nay cung ít cầu nhiều; giai đoạn trước gặp phải suy thoái kinh tế (khủng hoảng tài chính thế giới 2008), nay kinh tế ổn định; trước quy mô dự trữ ngoại hối nhỏ nay dự trữ ngoại hối khá lớn, nền tảng kinh tế vững chắc hơn; trước thị trường trầm lắng kéo dài, nay chỉ mới xuất hiện.
Đây là lý do ông Đính dự đoán thị trường sẽ phục hồi nhanh dựa trên lực cầu đang lớn.
Trên góc độ người đi sát với thị trường, ông Cao Minh Thành, Tổng giám đốc MLAND Pro nhấn mạnh, giai đoạn này và giai đoạn trước là hoàn toàn khác nhau.
Ông Thành phân tích rõ, thị trường hiện nay đã minh bạch hơn rất nhiều, từ thông tin cho tới các sản phẩm. Các nhà đầu tư cũng đã thông thái hơn rất nhiều.
Mặt khác, các sản phẩm bất động sản ở giai đoạn này hiện hữu hơn, thể hiện thông qua pháp lý rõ ràng, hạ tầng đồng bộ. Đặc biệt, giá bất động sản tăng không phải do sốt ảo, tâm lý đầu tư theo số đông như giai đoạn 2010. Giá bất động sản giai đoạn này tăng giá là tăng giá trị thật, do hạ tầng phát triển, và chất lượng dự án tốt.
“Dù thị trường có biến động thì những sản phẩm dự án có giá trị thực vẫn thanh khoản tốt. Không như giai đoạn 2010-2011, đa số dự án bất động sản đang còn nằm trên giấy, chưa đầy đủ pháp lý đã được tung ra thị trường giao dịch. Khi ấy, khách hàng đang mua sản phẩm hình thành trong tương lai mà chưa có giá trị hiện hữu. Nên khi Nhà nước siết tín dụng, nhu cầu đầu tư bất động sản giảm mạnh. Những sản phẩm không có giá trị hiện hữu khó thanh khoản.
Còn ở giai đoạn hiện tại, nếu có biến động thì kịch bản xấu nhất là hiện tượng cắt lỗ. Nhưng lợi thế với sản phẩm hiện hữu và pháp lý rõ ràng thì tình trạng đóng băng có thể diễn ra cục bộ ở địa phương hoặc trên 1 số phân khúc mà chắc chắn sẽ không lan rộng toàn thị trường. Yếu tố tích cực khác chính là Nhà nước đang kiểm soát rất tốt về lãi suất và lạm phát".
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thực trạng phát triển bến bãi đỗ xe đô thị hiện nay, đặc biệt là các đô thị lớn, còn nhiều bất cập dẫn đến không đáp...
Ngành chức năng Bình Dương đề xuất nhiều khu vực, trong đó ven các trục đường kết nối vùng không được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán...
Mặc dù diễn biến thị trường còn khá ảm đạm, tuy nhiên vẫn có những đánh giá, nhận định lạc quan về bất động sản tỉnh lẻ miền Trung trong năm 2023.
Thị trường bất động sản kém thanh khoản, theo đó, nhiều đợt giảm giá bán đã xảy ra. Chuyên gia cho rằng, mức giảm giá của thị trường hiện tại từ 30 -...
Vào giai đoạn 2011-2013, nhiều doanh nghiệp BĐS phải chiết khấu giá đến 80%. Câu chuyện này chưa lặp lại ở giai đoạn này.
Tập đoàn Royal của tỉ phú Singapore Asok Kumar Hiranandani mua khu thương mại Ming Arcade - gần trung tâm mua sắm Orchard Road - với giá kỷ lục 126,6...
Sau thời gian liên tục tăng nóng, giá nhà liền kề, biệt thự quay đầu sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, dù giảm giá nhưng không dễ bán ở hiện tại, bởi các sản...
Các dự án của các ông lớn như Vin, Sun, BRG đã được khởi công từ vài năm trước nhưng đều chưa thể hoàn thành do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt...
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, do nguồn cung khan hiếm, BĐS hạng sang và các thương hiệu lâu đời sở hữu số lượng khách hàng...
HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa thông qua danh mục 169 dự án đầu tư cần thu hồi đất trong năm 2023.
Những tin cũ hơn
Ngày 17/12, buổi diễn thuyết và đêm trao giải Cuộc thi thiết kế Pavilion đã khép lại sự kiện TOTO Architect Talk 2022 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng,...
Thị trường bất động sản cả nước hiện đang gặp nhiều khó khăn; trong đó, những “vướng mắc” về pháp lý chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản,...
Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, KDI Holdings luôn giữ vững tâm huyết và uy tín, kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành "tập đoàn đa...
Sau đà tăng lãi suất cho vay thì mới đây, một số ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, chính sách giảm lãi suất chỉ ưu tiên các khoản...
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định thị trường bất động sản 2023 sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn từ nguồn vốn tín dụng nhưng sẽ có 4...
Để tiếp tục thu hút dòng vốn vào bất động sản công nghiệp, các đơn vị cung ứng cũng cần phải liên tục đổi mới.
TP. Hồ Chí Minh – CapitaLand Development (CLD), nhánh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, đã nhận được phản hồi tích cực khi giới thiệu...
Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo tại TP Phủ Lý (Hà Nam) có quy mô khoảng 203ha, vốn đầu tư hơn 9.625 tỷ đồng.
Những phân khúc đánh vào nhu cầu ở thực như nhà đất trong ngõ, chung cư sẽ tiếp tục “hút” dòng tiền đầu tư và người mua để ở. Đất nền dự án, bất động...
Thị trường bất động sản thời gian gần đây luôn trong trạng thái chờ đợi ở mọi góc độ. Trước động thái tích cực vào cuộc của Chính phủ, được kỳ vọng có...