Doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc ồ ạt, trường bất động sản công nghiệp gặp khó?
Thị trường bất động sản khu công nghiệp (KCN) được dự báo có thể trầm lắng hơn bởi các điều kiện kinh tế kém khả quan cả về yếu tố nội tại lẫn bên...
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, thời gian qua, đơn vị này đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và 28 địa phương có biển để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định về lấn biển. Trong đó, vấn đề thẩm quyền giao khu vực biển để lấn biển; đưa khu vực biển để lấn biển vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án lấn biển… là những nội dung quan trọng được đề cập tại dự thảo Nghị định sửa đổi.
Dự án lấn biển Cần Giờ (ảnh minh họa).
Theo đại diện Bộ TN&MT, việc giao đất, cho thuê đất sau khi giao khu vực để lấn biển và theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ tháo gỡ vướng mắc hiện nay, tránh được sự không thống nhất giữa quy định của pháp luật đất đai và pháp luật biển, giúp rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lấn biển, sớm đưa nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội…
Theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ, nhà đầu tư lấn biển được sử dụng đất lấn biển theo quy định của pháp luật đất đai, tức là giao đất, cho thuê đất sau khi hoàn thành, nghiệm thu lấn biển. Tuy nhiên, điều này sẽ gây khó khăn, vướng mắc, đó là kéo dài thời gian được giao đất, cho thuê đất, kéo dài thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án và làm tăng chi phí tuân thủ; gây khó khăn và tạo gánh nặng cho nhà đầu tư khi phải bỏ ra một số vốn lớn để san lấp lấn biển nhưng thời gian này nhà đầu tư chưa có quyền lợi gì…
Về phương diện thu ngân sách, quy định này cũng không làm lợi cho Nhà nước bởi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cao hơn nhiều so với tiền sử dụng khu vực biển và nếu giữ quy định như hiện nay thì thu ngân sách từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sẽ chậm hơn từ 3 đến 4 năm cho một dự án đầu tư lấn biển.
Một nội dung quan trọng khác đang có nhiều ý kiến góp ý, đó là vấn đề trừ chi phí lấn biển vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Dự thảo Nghị định đang xây dựng đề xuất, nhà đầu tư dự án lấn biển được khấu trừ chi phí lấn biển vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Nhiều ý kiến đồng thuận cần thiết phải trừ chi phí lấn biển vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bởi nhà đầu tư mặc dù được giao đất, cho thuê đất nhưng thực chất chưa có đất trên thực tế mà phải đầu tư chi phí san lấp lấn biển để có mặt bằng quỹ đất để sử dụng.
Về nguyên lý, chi phí lấn biển được kết dư trong giá đất vì khi định giá là căn cứ vào các yếu tố, trong đó có yếu tố quy hoạch và mặt bằng đã hoàn thiện (tương tự như giải phóng mặt bằng hiện nay). Việc trừ chi phí san lấp lấn biển phải bảo đảm nguyên tắc không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; trường hợp vượt qua sẽ được tính vào chi phí đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng không nên trừ chi phí lấn biển vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; việc lựa chọn đầu tư lấn biển và bỏ chi phí lấn biển là việc nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán khi quyết định đầu tư dự án lấn biển theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu” và không nên có quy định này.
Theo Bộ TN&MT, chính sách này giúp thu hút các nhà đầu tư thực hiện lấn biển để tạo quỹ đất, không gian phát triển mới để xây dựng, phát triển hạ tầng, đô thị ven biển trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư; tách bạch việc xác định chi phí lấn biển với việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp…
Trường hợp không trừ chi phí lấn biển thì sẽ không thu hút đầu tư thực hiện các dự án đầu tư lấn biển do nhà đầu tư vừa phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vừa phải đầu tư chi phí san lấp biển để được sử dụng đất.
Việt Nam hiện có khoảng 80 khu lấn biển tại 19 tỉnh, thành ven biển. Các dự án lấn biển quy mô lớn triển khai thuộc các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM, Kiên Giang... Nhiều dự án lấn biển triển khai bài bản, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có nhiều dự án lấn biển gây tác động, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, gây xói lở bờ biển... Tại nhiều địa phương diễn ra tình trạng san lấp, lấn biển tràn lan, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch; nghiêm trọng hơn còn lợi dụng, biến tướng các dự án được phê duyệt để tiến hành lấn biển trái phép./.
VOV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Thị trường bất động sản khu công nghiệp (KCN) được dự báo có thể trầm lắng hơn bởi các điều kiện kinh tế kém khả quan cả về yếu tố nội tại lẫn bên...
Phần đất hơn 13.500m2 trong tổng số hơn 30.000m2 được giao cho Công ty TNHH Du lịch và Đầu tư EIE trên đường Lê Hồng Phong đã bị UBND TP Hải Phòng thu...
"Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi chủ trì...
Trong tháng 2 năm nay, khách sạn đầu tiên và lâu đời nhất ở Hội An phải ra nghị quyết việc tiếp tục ngưng hoạt động 2 văn phòng đại diện ở Hà Nội,...
Sau cuộc họp diễn ra ngày 20/2/2023, 6 doanh nghiệp bất động sản đã nêu hiện trạng pháp lý của dự án, các khó khăn, bất cập, thiệt hại và được thành...
Tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Chính phủ quy định mức thuế cao hơn đối với người có nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng, bỏ...
Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng CTCP Đầu tư và Xây dựng Sài Gòn tại Agribank chi nhánh Tân Bình.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng quan điểm tiến bộ là sau quá trình thu hồi đất, người dân phải được hưởng lợi ích mang lại từ các dự án phát triển
Mới đây, Công ty TNHH Kim Đại Dương có trụ sở tại TP.HCM đã có văn bản thông báo tới khách hàng mua dự án Eden Thuận An (Bình Dương) về việc dừng...
Xu thế ‘Ngôi nhà vạn vật’ chăm sóc sức khỏe gia đình, kết nối cộng đồng và phát triển bền vững cùng kỳ vọng đối với thị trường nhà ở cao cấp Việt Nam.
Những tin cũ hơn
Theo Đất Xanh, việc chuyển nhượng nhằm tái cấu trúc cơ cấu sở hữu của Sài Gòn Riverview theo định hướng chiến lược của Tập đoàn.
Thông tin nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động đặt ra những kỳ vọng về mức lãi suất cho vay mua nhà giảm nhiệt. Thông tin này khiến không ít...
Novaland cam kết thông tin công bố là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã được công bố.
Thời chạy theo những đợt sóng bất động sản ở tỉnh đã qua khi cơn sốt đất đã trầm lắng, các nhà đầu tư dần quay về với những bất động sản phục vụ nhu...
Giá của các dự án gần ga tàu điện Bến Thành - Suối Tiên thường cao hơn khu vực xung quanh, có nơi lên đến 450 triệu đồng/m2.
Hai gói tín dụng của Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đưa ra, cùng với động thái giảm lãi suất của các ngân hàng được kỳ vọng giải được bài toán về...
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh phản ánh tình trạng dự án ‘thông được đầu này thì bị chặn các đầu khác’. “Mỗi dự án chỉ cần chậm 1-2 tháng thôi thì...
Nhiều cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Nam Định để xảy ra vi phạm về quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường… Bên cạnh đó, một số dự án phải...
Sau phản ánh của báo Tiền Phong về thực tế một số tuyến cao tốc được đầu tư giai đoạn đầu chỉ 2 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp chạy dọc tuyến,...
UBND TP.HCM vừa có cuộc họp với 6 doanh nghiệp bất động sản nhằm lắng nghe khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý tại 7 dự án bất động sản vào chiều...