Hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản, trái chủ sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì?
Theo Vars, việc cho phép trái chủ thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác như bất động sản là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh thị...
Ngày 12-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp liên quan phương án dự kiến đầu tư xây dựng 2 tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Cần thiết làm 2 tuyến cao tốc
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình có chiều dài dự kiến khoảng 88 km. Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài gần 129 km, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây.
Ông Thắng khẳng định 2 dự án cao tốc trên hết sức cần thiết nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 2 vùng, tạo các cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Bộ GTVT đồng thuận với đề xuất tách đầu tư công đối với đoạn tuyến cao tốc thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình (26 km) và giao tỉnh này làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án. Đoạn tuyến cao tốc qua địa phận Nam Định - Thái Bình (62 km) đầu tư theo phương thức công - tư (PPP), giao tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP do UBND tỉnh Bình Phước có thẩm quyền thực hiện.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng đề xuất các phương án về quy mô tuyến đường; dự tính phương án giải phóng mặt bằng; dự báo lưu lượng và tính toán sơ bộ phương án tài chính; khả năng thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia. Trong đó, nhiều ý kiến đề xuất đầu tư theo phương thức PPP, huy động nguồn lực ngoài nhà nước, giảm áp lực vốn nhà nước và thu hút tối đa nguồn lực xã hội tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông…
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng 2 tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành là rất cần thiết. Ảnh: NHẬT BẮC
Không "giao lòng vòng" các mỏ vật liệu
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về kinh tế - xã hội cho 6 vùng, bao gồm vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó đều xác định rõ các tuyến đường cao tốc phải làm.
Thủ tướng nhận định các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Bình Phước có rất nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đặc biệt là thiếu đường cao tốc kết nối. Do đó, 2 tuyến đường cao tốc này có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, tạo động lực, không gian và mở ra sự phát triển mới cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và các địa phương.
Về phương thức đầu tư, Thủ tướng đề nghị theo hình thức đối tác công - tư, kết hợp nguồn vốn trung ương, địa phương và doanh nghiệp theo Luật Hợp tác công tư trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp; "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro". Tuy nhiên, phải bảo đảm phù hợp thẩm quyền của Chính phủ, của luật pháp và hạn mức tín dụng của ngân hàng.
Về thiết kế, Thủ tướng yêu cầu các tuyến cao tốc phải có quy mô 4 làn hoàn chỉnh, tính toán lại tổng mức đầu tư, suất đầu tư cho phù hợp. "Không được để xảy ra tiêu cực, lãng phí. Phải tính toán lại tổng mức đầu tư, suất đầu tư cho phù hợp tình hình thực tế trên tinh thần cân bằng lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân" - Thủ tướng lưu ý.
Là tỉnh có nhiều kinh nghiệm làm đường cao tốc, Ninh Bình được Thủ tướng giao là cơ quan chủ đầu tư đoạn đi qua địa phương, hoàn chỉnh lại các hồ sơ theo tinh thần đầu tư dự án bằng nguồn vốn đầu tư công. Đối với đoạn tuyến Nam Định, Thái Bình ra Hải Phòng, Thủ tướng giao Thái Bình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách. Với tuyến Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), giao tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tỉnh liên quan trong quá trình thực hiện cũng phải phối hợp chặt chẽ với Thái Bình, Bình Phước để triển khai dự án.
Về nhiệm vụ cụ thể liên quan 2 dự án này, Thủ tướng yêu cầu trong năm 2023 và 2024, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn cho phù hợp, nhất là sử dụng các nguồn vốn đã có. Ngân hàng Nhà nước cần tính toán ưu tiên trong thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng.
Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh chuẩn bị ngay các mỏ và giao trực tiếp cho chủ đầu tư, nhà thầu, không được giao "lòng vòng". HĐND các tỉnh theo thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch liên quan đất đai, rừng…; nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp trên giải quyết. Thủ tướng cho rằng các tỉnh cần tự tin để triển khai dự án.
"Tôi hy vọng sau cuộc họp, theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của mình, các bộ và địa phương chủ động, vướng ở đâu xử lý ở đó" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Bổ sung vào danh sách công trình trọng điểm quốc gia
Dự kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) - sẽ bổ sung 2 dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành vào danh mục các công trình, dự án chỉ đạo triển khai.
Chính phủ sẽ có tổ công tác do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phụ trách để giải quyết các thủ tục liên quan. Các địa phương phải có tổ công tác do chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị, triển khai 2 dự án này.
Các bộ, ngành liên quan như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ cử một thứ trưởng, lãnh đạo cấp phó tham gia tổ công tác. Tổ công tác cấp tỉnh cố gắng rà soát 1 tuần 1 lần; Tổ công tác của Chính phủ họp rà soát 1 tháng 1 lần để báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ dự án.
Người lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Theo Vars, việc cho phép trái chủ thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác như bất động sản là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh thị...
Cứ 7 năm, thị trường bất động sản sẽ xảy ra sốt đất, đóng băng một lần. Ở thời điểm 2023-2024, liệu chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại?
Góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), GS.TS Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật...
Tâm lý quan sát và chờ đợi của nhà đầu tư có thể kéo dài đến hết năm nay. Trong đó, tâm lý này liên quan mật thiết đến câu chuyện tín dụng bất động...
Chính quyền Tân Uyên tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao, đặc...
Dòng sản phẩm tọa lạc tại vị trí trung tâm kinh tế sôi động, pháp lý minh bạch đang được ưu tiên chọn lựa do đáp ứng được tiêu chí an toàn, ở - kinh...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng: Hiện nay có nhiều đơn vị tư vấn từ chối không tham gia vào định giá...
Các giải pháp cần được triển khai quyết liệt để những khó khăn của thị trường bất động sản sớm được hóa giải.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA, cho rằng Nghị quyết số 33 của Chính phủ đã đánh giá chính xác tình hình thị trường bất động sản hiện nay, xác định...
Việc hoàn thành cấp sổ hồng nhanh chóng cho người dân cũng thể hiện năng lực, uy tín, pháp lý đảm bảo của các chủ đầu tư trên thị trường.
Những tin cũ hơn
Thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nguồn...
Thừa nhận “chưa bao giờ bi quan với thị trường địa ốc", ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group nhận định, về dài hạn, thị trường bất...
“Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được mua và sở hữu nhà ở, công trình xây dựng theo pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản”.
Với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40km, Hưng Yên gần đây đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho người mua tìm kiếm nhà ở gần Hà Nội.
Dự án Khu du lịch biển Mỹ Khê với tổng vốn đầu tư 824 tỷ đồng chính thức bị chấm dứt hoạt động sau 13 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Với Đề án mới, Khu kinh tế Nghi Sơn được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.
Được mệnh danh là “điểm nóng sốt” của Tp.HCM, sau thời gian lặng sóng, đến nay thị trường khu vực Q.9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức) cũng là điểm ghi nhận sự...
VTV.vn - Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp gặp khó, tập trung phát triển nhà ở xã hội… là các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường...
Nội dung này được nêu trong Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn,...
Cùng nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam, như CBRE, Savillis, Gelex, Phục Hưng Holdings… Meey Land trở thành một trong những doanh nghiệp protech dẫn đầu...