Văn Phú – Invest báo lãi hơn 490 tỷ đồng trong quý 4/2022
Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) báo lợi nhuận trước và sau thuế năm 2022 ở mức 661,1 tỷ đồng và 491,2 tỷ đồng, lần lượt...
99 dự án vi phạm tại Đồng Nai, Gia Lai
Theo đó, tại tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xử lý đối với 65 dự án, công trình vi phạm tiến độ đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng (từ ngày 1/7/2014 đến ngày 15/11/2022), với tổng diện tích đất lên tới 2.319,4 ha.
Trong số này, có 50 trường hợp tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ đầu tư; 9 trường hợp không đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục; 6 trường hợp còn vướng mắc về công tác bồi thường, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng.
Nhiều dự án tại tỉnh Đồng Nai bị thu hồi do chậm triển khai, chậm tiến độ sử dụng đất. Ảnh minh họa.
Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã thu hồi đất của 10 dự án, công trình với tổng diện tích đất 23,9 ha; đang xử lý 18 dự án, với diện tích 1.724 ha.
Các trường hợp bị thu hồi đất gồm: Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai tại TP Biên Hòa; Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến, Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần vật tư xăng dầu COMECO, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Đồng Nai, các trường hợp này đều có địa chỉ tại huyện Nhơn Trạch.
Những trường hợp khác cùng bị thu hồi đất là Hợp tác xã Hiếu Liêm tại huyện Vĩnh Cửu; Công ty Cổ phần phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) tại thị trấn Trảng Bom; Trường Trung học phổ thông Hưng Đạo Vương tại huyện Thống Nhất; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Biên Hòa tại huyện Cẩm Mỹ; Tổng Công ty Tín Nghĩa tại TP Long Khánh.
Các trường hợp còn lại, UBND tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục theo dõi, xử lý; 15 dự án được gia hạn tiến độ sử dụng đất đã đưa đất vào sử dụng.
Trong khi đó, tại tỉnh Gia Lai, qua quá trình rà soát các dự án trên địa bàn trong năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này ghi nhận có 34 dự án, công trình đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư chậm tiến độ thực hiện.
Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai đã phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện đề xuất UBND tỉnh thu hồi đất của 2 trường hợp vi phạm, với tổng diện tích hơn 53,5 ha.
Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công ty cổ phần Sông Đà 11 - Thăng Long (tại phường Yên Thế, TP Pleiku) bị thu hồi diện tích trên 0,3 ha; dự án trồng rừng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Đệ Nhất Việt Hàn (tại xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) bị thu hồi diện tích là 53,2 ha.
Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ sử dụng đất
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.
Để tăng cường xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, kiên quyết thu hồi đất của các dự án vi phạm nhằm đẩy nhanh việc đưa đất vào sử dụng có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, tránh lãng phí đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định (điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013) của pháp luật đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra xử lý các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.
Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án, công trình có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư đưa đất vào sử dụng.
Tổng hợp, lập danh sách các dự án, công trình có vi phạm để đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và gửi thông tin để đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục quản lý đất đai.
Đặc biệt, rà soát, tổng hợp các khó khăn vướng mắc, đánh giá nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của việc không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm; tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục hành chính (đầu tư, đất đai, xây dựng...) để đôn đốc chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện đầu tư, đưa đất vào sử dụng...
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các tỉnh, thành phố có nhiều dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất mà chưa được xử lý; các dự án sử dụng nhiều diện tích đất nhưng chậm đầu tư đưa đất vào sử dụng, các dự án vi phạm chậm tiến độ đã quá lâu nhưng chưa xử dứt điểm, để hoang hóa, lãng phí đất đai…
Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) báo lợi nhuận trước và sau thuế năm 2022 ở mức 661,1 tỷ đồng và 491,2 tỷ đồng, lần lượt...
Theo quan niệm từ xưa đến nay, nếu xây nhà vào năm đẹp, phù hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang lại nhiều điều may mắn, công việc thuận buồm xuôi gió....
Nhiều người khi bước chân vào nghề môi giới bất động sản hoàn toàn bị “vỡ mộng”, bởi thực tế không như những gì người bên ngoài nhìn vào. Đặc biệt,...
Chuyên gia phong thuỷ Phạm Cương đã điểm tên 6 con giáp có lộc đầu tư bất động sản, càng mạnh tay chi càng kiếm được nhiều tiền trong năm 2023.
Thông tin rao bán bất động sản “cắt lỗ”, “hạ giá sâu”… xuất hiện trên các trang mua bán, và diễn đàn đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng,...
Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, đến nay, đã có 6/11 đơn vị đã có văn bản gửi chủ đầu tư về giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án...
Sở hữu lợi thế vị trí, nằm ngay tâm điểm giao thương cửa ngõ Đại đô thị VSIP trong lòng thành phố Thủy Nguyên tương lai cùng mảng xanh sinh thái rộng...
Năm 2022 đã khép lại với nhiều nốt trầm cho thị trường bất động sản Việt Nam. Nhìn về 2023, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt...
Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới River Silk City có 59 trường hợp xây dựng không phép, trong đó có 5 trường hợp xây nhà ghép trên nhiều lô đất
Bộ Tài chính đề xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp sẽ được giảm 30% trên số tiền thuê đất, thuê mặt...
Những tin cũ hơn
Thị trường bất động sản thoái trào, bị siết tín dụng… khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc thua lỗ nặng nề trong năm 2022.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đề xuất bỏ quy định bảo lãnh bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhằm hạn chế những bất cập.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết năm 2022, 23.469 căn nhà đã được cấp sổ hồng.
Bộ Xây dựng đã nhận được báo cáo đề xuất của các địa phương với khoảng 250 dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đang...
Năm 2023 của tuổi Mão tuy là năm tuổi nhưng công danh sự nghiệp có nhiều cơ hội đang chờ đón. Đặc biệt, người tuổi Ất Mão và Tân Mão sẽ có một năm...
Tình trạng “bán tháo” bất động sản xảy ra ngày càng nhiều, song chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư không nên vội vã rút khỏi thị trường, bởi đây là...
Cắt lỗ hay cố gắng chờ đợi tín hiệu sáng từ thị trường là bài toán khó đối với những nhà đầu tư đang ôm hàng, sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo giới...
Thời điểm cuối năm là lúc nhu cầu mua nhà lên cao, không ít người đã mua được với mức giá “hời”, song nhiều người đau đầu vì bị môi giới bất động sản...
Những dự án bất động sản phía Nam mở bán trong năm 2023 là những dự án mới hoặc các dự án ở mở bán ở giai đoạn tiếp theo. Phần lớn các sản phẩm đều có...
Theo thông cáo báo chí của Công ty Vimedimex, về vụ án vi phạm quy định hoạt động bán đấu giá tài sản tại huyện Đông Anh, Công ty Vimedimex không liên...