Chính phủ dự kiến giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn

Thứ bảy - 18/02/2023 10:03

Dự thảo Nghị quyết được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững diễn ra hôm 17-2.

Chính phủ dự kiến giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn - Ảnh 1.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn

Mục tiêu của dự thảo Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS, trong đó tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng. Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu... khơi thông dòng vốn và tạo tính thanh khoản cho thị trường.

Bên cạnh hoàn thiện các quy định pháp luật, dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra nhiệm vụ hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Theo đó, để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây). Trong đó, đối với chủ đầu tư dự án được dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng vay ưu đãi; dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê, mua nhà vay.

Cùng với đó tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư đề thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Về nguồn vốn tín dụng, Chính phủ yêu cầu điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế, xã hội. Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp BĐS khó khăn (doanh nghiệp, dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận vốn tín dụng.

Chính phủ cũng yêu cầu bám sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và có giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Theo đó, tiếp tục cấp tín dụng với dự án BĐS có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn; ưu tiên xem xét cho vay với các dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS công nghiệp. Có giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Dự thảo Nghị quyết giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030).

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chỉ đạo, hướng dẫn giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp BĐS khó khăn (doanh nghiệp, dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng), chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Theo Văn Duẩn

Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây