Bắc Giang điều chỉnh quy hoạch loạt khu dân cư và khu đô thị theo hướng tăng nâng tầng
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành loạt Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu và khu đô thị trên địa bàn, trong đó tăng chỉ tiêu sử...
TPO - Thanh tra Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021.
Thực hiện nhiệm vụ giao tại Định hướng Chương trình thanh tra năm 2022 đã được Thủ tướng phê duyệt và chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại chương trình công tác số 14, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá trong 10 năm qua (giai đoạn 2011-2021).
TTCP yêu cầu các đơn vị báo cáo nêu rõ các nội dung: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất như tổng số vị trí đất đai và diện tích đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã thực hiện chuyển đổi sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.
Tổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã chuyển đổi theo hình thức giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; số vị trí đất đai được chuyển đổi thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
TTCP yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021. Ảnh minh họa.
Về nghĩa vụ tài chính, TTCP yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tổng số tiền phải thu, số đã thu, số tiền còn nợ (chưa thu được) trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.
Đối với kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất do bộ, ngành, địa phương thực hiện, Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo rõ tổng số vị trí, diện tích đất được thanh tra, số cuộc thanh tra đã thực hiện, số cuộc ban hành kết luận thanh tra, số cuộc chưa ban hành kết luận thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp được những vi phạm pháp luật chủ yếu được phát hiện qua thanh tra, trong đó có vi phạm của các cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp, chủ dự án, tổng hợp vi phạm về kinh tế, tài chính, đất đai.
Đồng thời đưa ra kiến nghị xử lý về kinh tế, tài chính, đất đai; xử lý kỷ luật hành chính; xử lý hình sự, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra, và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách.
TTCP yêu cầu thanh tra các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo về cơ quan này là trước ngày 30/10/2022.
Những năm qua, TTCP cũng đã thực hiện thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hoà…
Tại Hà Nội, TTCP đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.
Kiểm tra 38 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí đắc địa, lợi thế về kinh doanh, TTCP phát hiện, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; có 20/38 dự án vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, 5 dự án chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao tầng nhà...).
Theo đó, qua thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên (Tràng An Complex của GP Invest), Dự án tại 365A Minh Khai của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex (VINAHUD); Dự án 69 Vũ Trọng Phụng (Rivera Park Hà Nội của Công ty Long Giang Land); Dự án 44 Yên Phụ (Hanoi Aqua Central của Công ty Cổ Phần Tháp Nước Hà Nội);...
Kết luận của TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Cũng theo TTCP, kiểm tra 38 dự án thì có tới 8 dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chậm nộp với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra là gần 4.000 tỷ đồng.
Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành loạt Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu và khu đô thị trên địa bàn, trong đó tăng chỉ tiêu sử...
Với 10 cây cầu đang được quy hoạch và xây dựng nối đôi bờ sông Hồng, cộng thêm vị trí đẹp và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Long Biên đang trở thành...
Thị trường bất động sản đang bắt đầu một chu kỳ thanh lọc mới. Theo đó, những dự án yếu về pháp lý, chủ đầu tư thiếu tiềm lực buộc phải “rời cuộc...
Ngày 24/8, HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề), thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng về kế...
Với việc room cho vay vào thị trường bất động sản dần cạn kiệt, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực này đưa ra nhận định, thị trường sẽ phải...
Với những lợi ích cộng hưởng từ vị trí, hệ thống tiện ích, có thể gia hạn sử dụng cùng nhu cầu khách hàng tiềm năng lớn thì mô hình căn hộ khách sạn –...
Trong xu hướng phát triển thành thành phố đa cực, TP HCM dần có thêm những trung tâm mới.
Quy tụ những sức mạnh nội lực và ngoại lực đắt giá, Bắc Giang đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước.
Chuyên gia cho rằng, nếu dòng vốn vào thị trường bất động sản bị nghẽn, có thể một loạt dự án sẽ dang dở, thanh khoản giảm, nợ xấu gia tăng, giảm đà...
Nhiều nhà liền kề đang xây dựng dở dang, đắp chiếu nhiều năm và chưa có sổ đỏ nhưng vẫn được rao bán gấp đôi so với 2 - 3 năm trước.
Những tin cũ hơn
Nhà ở xã hội được coi là trọng điểm cho các địa phương trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương thông báo mời nhà...
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Bắt đầu từ ngày 25/8, đất ở TP Thủ Đức và các quận tại TP Hồ Chí Minh có hệ số điều chỉnh tăng gấp 3 đến 15 lần so với bảng giá đất do Nhà nước...
Ra mắt vào cuối tháng 7/2022, Tecco Felice Tower gây chú ý trên thị trường bất động sản với tỷ lệ hấp thụ 90% giỏ hàng. Công thức thành công của dự án...
Được thành lập từ năm 2011, với định hướng phát triển bền vững kiến tạo hệ sinh thái dịch vụ bất động sản toàn diện và đồng bộ, DKRA Group đã có những...
Vừa qua, Gia Phúc Real đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Bcons và chính thức trở thành đối tác phân phối độc quyền dự án nhà phố Bcons Plaza.
Sau thành công của Lễ hội khinh khí cầu Quảng Bình và Triển lãm đầu tư tại Hải Phòng, Dolce Penisola sẽ chính thức ra mắt tại thị trường Hà Nội cùng...
Vừa đủ để làm thoả mãn mọi xúc cảm, vừa trở thành tài sản sinh lời đúng nghĩa khi mang lại dòng tiền thu nhập đều đặn và các mốc tăng giá rõ ràng, căn...
Thị trường vẫn được kiểm soát, không còn các nhà đầu tư "thiêu thân", các chủ đầu tư vẫn tích cực M&A là các lý do để thị trường địa ốc không lặp lại...
Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 03 về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, đặc biệt yêu cầu...