Giá đất Đông Anh, Gia Lâm trước ngày lên quận
Mặc dù thị trường bất động sản đang chững, song giá đất tại huyện Đông Anh và Gia Lâm trước thềm lên phố vẫn neo cao, thậm chí có những lô đất lên tới...
Tầng kỹ thuật thành văn phòng, cư dân lo không cấp được "sổ hồng"
Tại chung cư Việt Đức Complex , số 164 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) cư dân băng rôn trên ban công các căn hộ yêu cầu chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà – Việt Đức trả “sổ hồng”.
Cư dân ở đây phản ánh, họ nhận nhà về ở từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) theo quy định. Lý do bởi một số sai phạm của chủ đầu tư khi thực hiện dự án như sử dụng một phần diện tích của tầng kỹ thuật vào mục đích kinh doanh; tự ý xây dựng vách ngăn và phân chia phòng bố trí như căn hộ để ở tại tầng kỹ thuật không phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến việc các căn hộ không đủ điều kiện để được cấp "sổ hồng".
Cư dân chung cư Việt Đức Complex (quận Thanh Xuân) lo lắng việc 2 tầng kỹ thuật thành văn phòng khiến các căn hộ không đủ điều kiện để được cấp "sổ hồng". Ảnh: Đình Phong.
Trao đổi với PV, anh Xuân – cư dân chung cư Việt Đức Complex cho biết, cuối năm 2021, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư hoàn trả mặt bằng 2 tầng kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Dừng việc cho thuê và sử dụng làm văn phòng không đúng quy định. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phối hợp cùng với các cơ quan chức năng của TP Hà Nội để cấp “sổ hồng” cho các hộ dân.
“Sau đó, Công an quận quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với khu vực 2 tầng kỹ thuật. UBND quận Thanh Xuân cũng có quyết định xử phạt, yêu cầu chủ đầu tư buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm. Hết thời gian theo quy định, nếu chủ đầu tư không tháo dỡ sẽ tiến hành cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay đã gần 1 năm trôi qua, các văn phòng tại 2 tầng kỹ thuật vẫn hoạt động bình thường. Việc 2 tầng kỹ thuật chưa trả lại đúng công năng ban đầu khiến việc cấp sổ hồng cho người dân rơi vào bế tắc”, anh Xuân bức xúc.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà – Việt Đức cho biết, sau khi tòa nhà được cơ quan chức năng nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng (trừ 2 tầng kỹ thuật - PV), phía chủ đầu tư đã nộp hồ sơ để làm "sổ hồng" cho cư dân theo quy định.
Vào giữa tháng 7/2022, Văn Phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã thẩm tra hồ sơ và có báo cáo đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép dự thảo báo cáo UBND TP chấp thuận để Sở TN&MT tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ giải quyết cấp “sổ hồng” tại 704 căn hộ (không cấp giấy chứng nhận 2 tầng kỹ thuật) cho các tổ chức, cá nhân mua nhà theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trong thời gian chủ đầu tư liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xác định, nộp nghĩa vụ tài chính bổ sung do thay đổi điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, xây dựng (nếu có).
Sau khi có ý kiến chấp thuận của UBND TP, Sở TN&MT thông báo đến chủ đầu tư về kết quả kiểm tra hồ sơ pháp lý dự án việc cấp "sổ hồng" cho cư dân.
"Tuy nhiên, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để cấp sổ hồng cho người dân", đại diện chủ đầu tư nói.
Cư dân chung cư Kosmo Tây Hồ băng rôn yêu cầu chủ đầu tư bàn giao khoảng 50 tỷ đồng quỹ bảo trì cho cư dân. Ảnh: Cư dân cung cấp.
Không chỉ chung cư Việt Đức Complex, những ngày qua cư dân chung cư Kosmo Tây Hồ (quận Bắc Từ Liêm) đã xuống đường, tập trung băng rôn quanh dự án yêu cầu đại diện chủ đầu tư là Công ty TNHH Bất động sản Tây Hồ View bàn giao quỹ bảo trì 2% với số tiền khoảng 50 tỷ đồng cho cư dân.
Ngoài ra, cư dân và chủ đầu tư còn mâu thuẫn về việc chất lượng dịch vụ không tương xứng, nhiều tiện ích không đúng như cam kết…
"Chây ì" tiến độ, 4 lần lùi lịch bàn giao nhà
Hay mới đây, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án DLC – Complex Nguyễn Tuân (Harmony Square) do Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DLC làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần VERACITY là nhà phát triển dự án nằm trên đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng xuống đường băng rôn đòi nhà, bởi họ lo lắng trước việc dự án chậm tiến độ, liên tục "chây ì" bàn giao nhà.
"Theo hợp đồng mua bán căn hộ, thời gian dự kiến bàn giao căn hộ vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, với lý do dịch bệnh chủ đầu tư xin lùi thời hạn bàn giao nhà. Chúng tôi cũng rất thông cảm với chủ đầu tư và đồng ý thời hạn bàn giao lùi sang tháng 3/2022 nhưng tiếp đó chủ đầu tư đơn phương gửi tiếp lịch lùi thời gian bàn giao đến tháng 9/2022 mà không có lý do gì. Sau đó, liên tiếp gửi thêm thông báo lùi bàn giao đến tháng 3/2023. Và gần đây nhất, chủ đầu tư lại thông báo sẽ giao nhà vào quý II/2023…. Điều đáng nói, công trường hiện rất ít công nhân làm việc thì không biết đến bao giờ dự án hoàn thiện để bàn giao nhà”, chị Hương - khách hàng mua nhà dự án Harmony Square bức xúc.
Khách hàng mua căn hộ tại dự án DLC – Complex Nguyễn Tuân băng rôn đòi nhà. Ảnh: Cư dân cung cấp.
Trước đó, thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra những chung cư từng là “điểm nóng” tranh chấp, cư dân nhiều lần căng băng rôn trên địa bàn Hà Nội và chỉ ra hàng loạt sai phạm, thiếu sót. Cụ thể, nhiều chung cư tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư đang quản lý kinh phí bảo trì tại tài khoản của chủ đầu tư với lãi suất không kỳ hạn; bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.
Bên cạnh đó, có những chung cư do giữa chủ đầu tư và BQT không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại dẫn dẫn đến không quyết toán được số liệu, chậm bàn giao kinh phí bảo trì từ 1 - 3 năm.
Thanh tra Bộ Xây dựng cho hay, việc lấn chiếm, sử dụng không gian thuộc sở hữu chung sử dụng vào mục đích riêng của các chủ sở hữu cũng là một trong những sai phạm tại không ít chung cư.
Nhằm chấn chỉnh và giải quyết tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân phổ biến, tuyên truyền pháp luật nhà ở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến công tác quản lý sử dụng nhà chung cư .
Đồng thời, nghiêm cấm chủ đầu tư chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt...
Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra theo quy định.
Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Mặc dù thị trường bất động sản đang chững, song giá đất tại huyện Đông Anh và Gia Lâm trước thềm lên phố vẫn neo cao, thậm chí có những lô đất lên tới...
GS Trần Đình Long cho rằng, trong vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân luôn là đối tượng “cực khổ” nhất, do đó sửa Luật Đất đai cần chú ý...
Án ngữ trên diện tích 11.000m2 "đất vàng" nhưng lại bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí khiến dư luận bức xúc, dự án Khu dịch vụ chất lượng cao - Bệnh...
Nhờ được đầu tư bài bản với sự góp sức của những tập đoàn lớn như Sun Group, Sa Pa, Phú Quốc, Đà Nẵng, Tây Ninh… từ những vùng đất hoang sơ đã trở...
Cùng với xu hướng chuyển dịch về các tỉnh vùng ven, vài năm trở lại đây, BĐS Ninh Thuận nổi lên như một điểm sáng trong mắt nhiều nhà đầu tư nhờ sở...
Hiệp hội Bất động sản thành phố Cần Thơ kiến nghị lãnh đạo thành phố sớm ban hành quyết định thẩm định về giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,...
Không giống như kiểu xây dựng truyền thống, những ngôi nhà tổ chim lấy thân cây cổ thụ làm trụ đỡ, mỗi ngôi nhà sẽ có cổng gỗ ghi tên “Tổ chim đại...
Với tổng mức đầu tư 600 triệu USD, Lotte Mall Hà Nội đắt gấp rưỡi toà nhà Lotte Center và gấp 3 lần đại siêu thị AEON Hà Đông.
Chứng khoán Bản Việt kỳ vọng Vincom Retail sẽ khai trương 2 trung tâm thương mại vào năm 2023, điều này sẽ tái khẳng định vị thế là chủ đầu tư trung...
Tọa lạc ở vị trí thuận lợi, nằm tại trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cùng việc đầu...
Những tin cũ hơn
Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao trong 7 dự án bất động sản tại Tp.HCM “kêu cứu”, lãnh đạo Tp.HCM lại chỉ đạo xử lý gấp 4 trên 7 dự án, báo cáo tình...
Hội tụ đủ 3 yếu tố vàng của một dự án bất động sản cao cấp với sản phẩm thật, giá trị thật và tăng trưởng thật, Tổ hợp căn hộ cao cấp Grand SunLake...
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 6/3, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi. Điều này tác động thế nào đến thị trường bất...
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn 2 (tại tỉnh Hà Nam) có tổng vốn đầu tư là 976,83 tỷ đồng, do...
Cục thuế tỉnh Quảng Bình cho biết vừa có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của một số doanh nghiệp hiện đang nợ thuế trên...
40/98 lô đất tại Bắc Giang trong phiên đấu giá mới đây không tìm được chủ mới. Đây không phải lần đầu tiên việc này diễn ra tại các phiên đấu giá của...
Thời gian qua, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng trầm lắng đã khiến một số sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM phải giải thể.
Sẵn sàng chấp nhận vay lãi ngoài với mức lãi suất hơn 20%/năm để chi trả khoản tiền nợ ngân hàng, song một số nhà đầu tư vẫn cố gắng “gồng” nợ mà chưa...
Liên quan đến Hội đồng thẩm định giá đất, các chuyên gia cho rằng, quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa đảm bảo được tính khách quan, độc...
GS-TS Lê Vân Trình cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ thế nào là giá phổ biến trên thị trường bởi giá cả sẽ dao động và đâu là căn cứ...