Bãi giữa sông Hồng sẽ "lột xác"?
Với mục tiêu sử dụng và phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng một cách hiệu quả, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có đề xuất phát triển bãi giữa, bãi...
Sáng ngày 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc
Giải quyết những vấn đề điểm nghẽn về phát triển đô thị
Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/1/2022 về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Ngay sau khi Nghị quyết 06-NQ/TW được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức thực hiện hiệu quả, thực chất để đưa Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết những vấn đề điểm nghẽn để quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
“ Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đô thị là một động lực phát triển; điều này đặt ra vấn đề quy hoạch tốt, xây dựng tốt, quản lý tốt đô thị, phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững, bao trùm ”- Thủ tướng nêu.
Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế trung ương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh- Trưởng B an Kinh tế Trung ương cho biết, đô thị hóa và phát triển đô thị là quá trình tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển, được gắn kết chặt chẽ với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Nhận thức được tầm quan trọng của đô thị hóa và phát triển đô thị, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu yêu cầu, đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương...; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
Ngay sau khi Nghị quyết 06 được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, giao Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai xây dựng Chương trình hành động. Trên cơ sở tổng hợp đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan hữu quan và các địa phương trong cả nước, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị.
Thông tin thêm, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, chương trình hành động 148 được xây dựng với cách tiếp cận cụ thể, sáng tạo nhằm tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết Nghị quyết 06. Chương trình hành động 148 khi được triển khai đồng bộ sẽ kịp thời thể chế hóa những chủ trương của Đảng nêu trong Nghị quyết 06.
“ Cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện quyết liệt của các ban, bộ, ngành và địa phương… chúng ta sẽ thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động 148 của Chính phủ ” - Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.
Đề xuất 4 nhiệm vụ trọng tâm
Nói về Chương trình hành động 148, Trưởng ban Kinh tế cho biết, Chính phủ đã cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như được nêu trong Nghị quyết 06. Để có thể triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động 148 của Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị một số nội dung trọng tâm gắn với những nhiệm vụ.
Ông Trần Tuấn Anh- Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị
Một là, cần xác định rõ khâu quyết định và tạo nên sự đột phá, thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị hiệu quả, bền vững trước hết là công tác quy hoạch đô thị; cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch trong quá trình phát triển đô thị
Hai là, về kết cấu hạ tầng đô thị, Nghị quyết 06 xác định mục tiêu tổng quát là “kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại”, đồng thời cũng yêu cầu “xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật diện rộng, hạ tầng số”, “đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp”; “chú trọng ưu tiên quy hoạch hệ thống đường bộ, đường sắt hiện đại, phát triển hệ thống giao thông thủy phù hợp, bảo đảm thông suốt và liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”.
Ba là, bên cạnh việc phát triển từng đô thị, phải chú trọng đến phát triển hệ thống đô thị bền vững và đồng bộ về mạng lưới để nâng cao hiệu quả chung của các đô thị; đối với nội dung này, quan điểm chỉ đạo nêu trong Nghị quyết 06 xác định rõ: “Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bố hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh; bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia với đô thị vùng và khu vực nông thôn.
Bốn là, cần quan tâm hoàn thiện chính quyền đô thị song song với nâng cao hiệu quả quản lý đô thị và phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị, chú trọng phát triển kinh tế đô thị trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác nâng cao lượng và chất của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm tới, định hướng đến 2045, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới.
Công thương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Với mục tiêu sử dụng và phát triển khu vực bãi giữa sông Hồng một cách hiệu quả, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có đề xuất phát triển bãi giữa, bãi...
Một trong những nội dung được bàn trong hội nghị là sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Thành ủy về tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành Khu đô...
Thủ tướng nói: "Phát triển đô thị không phải là nhiệm vụ của riêng ngành xây dựng, đô thị là không gian chung dành cho mọi người và là mắt xích quan...
Bộ Tài chính cho hay năm 2024 sẽ trình Quốc hội xem xét và ban hành luật thuế liên quan đến tài sản theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ...
Theo dự kiến, Thanh Trì sẽ chính thức lên quận vào năm 2025. Theo đó, bất động sản vừa là lĩnh vực hưởng lợi rất lớn, vừa là nhân tố quyết định diện...
Theo đề án tái cấu trúc, ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT Novaland.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu huyện Bảo Lâm chỉ đạo xã B’Lá và các đơn vị, cá nhân liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm tại dự án ma The...
Trước sức ép đến hạn của hàng chục ngàn tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong năm nay và hàng trăm ngàn tỉ đồng trong 2 năm tới, các chuyên gia...
Hoàng Thịnh Đạt vừa đề xuất đầu tư Khu công nghiệp Bắc Hồng Lĩnh với diện tích 269 ha tại Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Trước đó, doanh nghiệp này...
Thời gian qua, thị trường địa ốc rầm rộ rao bán cắt lỗ nhưng thực chất nhiều người chỉ đang cố tình theo "trend" cắt lỗ để bán hàng còn giá vẫn trên...
Những tin cũ hơn
Một làng du lịch bề thế được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp rộng gần 10 ha và đã đưa vào khai thác du lịch từ lâu, nhưng đến nay mới được Sở...
Nhiều môi giới bất động sản chuyên bán các dòng sản phẩm cao cấp, đắt đỏ tại thị trường tỉnh đang chuyển hướng sang đất giá rẻ gần KCN, khả năng thanh...
Mỗi căn nhà trong những khu tái định cư ở miền núi Quảng Ngãi được xây dựng khang trang chẳng khác biệt thự nhưng nhiều người lại không thích ở.
Tín dụng ngân hàng, giải phóng mặt bằng, nguồn nguyên vật liệu… là những nguyên nhân dẫn đến nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi...
Tọa lạc ngay trung tâm đường ven biển Hồ Tràm, Le Palmier là một trong những dự án second home nổi bật, đáp ứng trọn vẹn các tiêu chí về "ngôi nhà thứ...
Với quyết tâm hành động từ địa phương, sự ủng hộ của chính phủ và cam kết đồng hành của các thương hiệu hàng đầu, Buôn Ma Thuột đang trở thành Thành...
Hạ tầng tiện ích hoàn thiện nhanh chóng cùng cuộc đua dự án tỷ đô của các "ông lớn" bất động sản đã đưa khu Tây chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung...
Với nguồn dữ liệu khổng lồ và công nghệ AI hàng đầu về định giá bất động sản, PROPFIT là công cụ hữu hiệu giúp các nhà đầu tư Bất động sản nghiên cứu...
Liên quan đến công tác xác minh dấu hiệu vi phạm của Bộ Công an tại khu đất 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM xảy ra tại Tổng Công ty Lương...
Mặc dù vẫn còn thiếu hàng loạt các thủ tục pháp lý, thế nhưng Công ty TNHH MTV Đất Xanh Quảng Ngãi vẫn ngang nhiên tiến hành lấp đất ruộng lúa, làm dự...