Môi giới bất động sản: Trong năm ế đất, cuối năm ế quất, đào
Trải qua một năm khó khăn của thị trường bất động sản, môi giới hầu hết đều ít có giao dịch thành công. Tranh thủ dịp Tết Nguyên đán, nhiều người buôn...
Đất nông thôn từng tăng bằng lần
Một năm trước, lô đất trên đường xã Yên Phú (Ý Yên, Nam Định), mặt tiền 5m, được chào bán với giá 1 tỷ đồng. 3 tháng sau, chủ đất rao bán giá 1,2 tỷ đồng, chỉ gia lộc cho khách thiện chí.
Thời điểm đầu năm 2021, giá trung bình của lô đất này chỉ dao động từ 700-800 triệu đồng. Một người dân ở đây cho biết, cách đây hơn 10 năm, họ chỉ phải bỏ ra 300.000 đồng để mua lô đất này. Sau vài năm, lô đất này tăng lên giá 70 triệu đồng. Khoảng 4 năm trước, mức giá trung bình lô đất này dao động từ 300-400 triệu đồng.
Nhà đầu tư tay ngang N.H (Ý Yên, Nam Định) kể, cuối năm 2020, anh hùn vốn với người bạn để mua lô đất gần trụ sở UBND xã với mức giá chỉ 800 triệu đồng. Một năm sau, giá lô đất này được định giá lên tới 2,9 tỷ đồng, tức là tăng giá gần gấp 4. Chỉ trong vòng 2-3 năm trở lại đây, hầu hất đất vùng nông thôn đều tăng chóng mặt, tính bằng lần.
Lô đất mặt tiền 5m trên trục đường xã Yên Phú, Ý Yên, Nam Định từng được định giá lên tới 1,2 tỷ đồng. Ảnh: Triệu Vương.
Không chỉ đất trong dân, những thửa đất bám sát vùng ven khu công nghiệp cũng tăng chóng mặt. Năm 2020-2021 là thời điểm vàng của đất ven khu công nghiệp. Nhà đầu tư N.H kể, nếu nắm bắt được thông tin quy hoạch khu công nghiệp mới, chỉ cần mua đất sát khu công nghiệp, chắc chắn sẽ có lời. Câu chuyện bỏ 1 đồng tiền vốn, ăn 3 đồng tiền lời không phải là hiếm gặp khi đất vùng nông thôn trở nên “đắt” giá. Tất nhiên, nhà đầu tư phải phân tích được vị trí lô đất, thửa đất đẹp hay không và đảm bảo tính pháp lý, không nằm trong quy hoạch.
“Nhưng hầu như, đó là thời điểm, cứ mua là thắng. Bởi lẽ, các tiêu chí lựa chọn đất đẹp gần như không thay đổi”, nhà đầu tư H. kể lại.
Đất nông thôn tăng nhanh chóng “hút” nhà đầu tư từ Hà Nội về “săn” hàng. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn kể lại, họ tranh thủ đợt Tết về quê để khảo sát thị trường, tìm kiếm lô đất đẹp và xuống tiền. Những loại hình đất đấu giá tại khu vực nông thôn được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi chỉ cần cọc tiền, đấu giá trúng, họ có thể “bán cọc” và kiếm lời.
Hết thời mua đất nông thôn là thắng
Thế nhưng, bức tranh giá đất tăng lần, nhà đầu tư kiếm tiền tỷ từ đất nông thôn chỉ là câu chuyện của cách đây 1 năm. Trong gam màu trầm lắng của thị trường chung, đất nông thôn trở nên im lìm, thanh khoản "đóng băng".
“Mới một năm trước, lô đất nhà tôi đang ở, người lạ từ đâu vào hỏi mua rất nhiều. Có lúc thì bác hàng xóm sang hỏi cho con, có thời điểm thì người trong xã quen thân sơ tới hỏi. Hay như mấy lô đất trống dọc đường, tôi thấy, người mua- người bán trao đổi liên tục. Thời đó, một số người dân quê tôi cố giữ đất, vì sợ bán hớ, chờ giá tăng. Nhưng đến hiện tại, không còn thấy ai hỏi mua đất hay hàng xóm xung quanh nhộn nhịp kháo nhau về giá đất, dự tính bán bao nhiêu”, bà H.D kể.
Chỉ vào căn nhà đất rộng chừng hơn 100m2, bà H.D cho biết, 8 tháng trước, một người đến trả lô đất 5m mặt tiền với giá 1,2 tỷ đồng nhưng bà hàng xóm không bán. Đến cuối năm nay, lô đất này được người khác tới trả giá 950 triệu đồng.
Nhà đầu tư N.H cũng cho biết, hơn nửa năm nay, anh tập trung hoàn toàn vào công việc chính là nhân viên văn phòng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. “Thị trường trầm như hiện tại, người mua gần như không có. Công việc môi giới làm thêm cũng gặp khó khăn”, anh H. cho biết.
Hiện tại nhà đầu tư này đang “ôm” 2 lô đất nằm ở sát khu công nghiệp tại Hải Hậu, Nam Định và một lô đất nằm trên trục đường chính của xã. Những lô đất này nếu muốn thanh khoản, buộc phải hạ giá sâu. Tuy nhiên, anh H. quyết định "ôm hàng". “May mắn, tôi không sử dụng đòn bảy tài chính quá lớn. Khoản tiền mua đất hiện tại đều nhờ buôn lời từ các thương vụ trước”, anh H. tâm sự.
Theo chia sẻ anh Trần Văn Ánh, môi giới lâu năm (Nam Định), thực tế, từ thời điểm tháng 4/2022, nhiều nhà đầu tư đã phải “thoát” hàng nhưng ế ẩm. Bởi, nhu cầu về nhà ở của người dân quê không cao. Hạ tầng không thay đổi đột biến. Trong khi đó, giá đất nông thôn tăng bằng lần trong nhiều năm qua. Anh Trần Văn Ánh nhận định, ra Tết, sẽ còn nhiều nhà đầu tư cắt lỗ để thoát hàng.
Nhịp sống thị trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Trải qua một năm khó khăn của thị trường bất động sản, môi giới hầu hết đều ít có giao dịch thành công. Tranh thủ dịp Tết Nguyên đán, nhiều người buôn...
Chuyên gia cho rằng, trong ngành bất động sản, thời điểm khó khăn chính là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn.
Chuyên gia cho rằng, dư địa tăng trưởng của thị trường bất động sản Việt Nam còn lớn nhờ các nền tảng mang tính dài hạn như tốc độ đô thị hóa nhanh,...
Thị trường bất động sản năm qua không mấy thuận lợi khiến nhiều sàn môi giới cũng gặp khó khăn. Thậm chí, có môi giới ngày cận Tết vẫn chật vật đi đòi...
Quảng Nam đang chú trọng thu hút dòng vốn FDI đầu tư cho tăng trưởng xanh, đặc biệt ở các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du...
Tỉnh Thái Nguyên sẽ thu hút kêu gọi đầu tư đối với hàng trăm dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và dự án tái định cư năm 2023.
Dù thị trường đang chững lại nhưng nhiều phân khúc bất động sản vẫn được dự đoán sẽ “sống khỏe” nhờ hướng đến nhu cầu thực của người mua.
Trong năm 2023, nhiều khả năng thị trường này sẽ tiếp tục gặp khó khăn với mức thanh khoản trung bình thấp và khó có thể tăng tốc do còn đối mặt với...
Trong khi môi giới mua bán bất động sản chật vật không tìm được khách mua thì ở mảng cho thuê, môi giới vẫn tất bật với công việc và có mức thu nhập...
Trong năm 2023, loạt chính sách mới liên quan đến khung giá đất, pháp lý dự án… được cho là sẽ có nhiều tác động đối với thị trường bất động sản Việt...
Những tin cũ hơn
2022 là một năm ghi nhận nhiều hình thức đầu tư “lạ” và đầy hấp dẫn khi người mua chỉ cần bỏ ra khoản vốn nhất định, ung dung hưởng số lời lớn. Bất...
Không ít nhà đầu tư “ôm hàng” đang mong ước sẽ có cơn sốt đất nền cục bộ xảy ra sau Tết Nguyên đán như mọi năm. Thế nhưng, có lẽ đó là kịch bản khó...
Các trang, hội nhóm về bất động sản vẫn nhộn nhịp thông tin rao bán những ngày cận Tết Nguyên đán. Một số môi giới chọn cách làm việc xuyên Tết thông...
Liên tiếp những “cơn gió ngược” từ sự đứt gãy dòng tiền, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh,… đã khiến cho năm 2022 trở thành một năm “kinh tế buồn” của...
Chuyên gia cho rằng, đây là giai đoạn thích hợp, là cơ hội để các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệmhoặc có tiềm lực tài chính mạnh, dòng tiền...
Thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay đang rất khó khăn và khó khăn lớn nhất là vướng mắc về pháp lý, chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp BĐS,...
Ngày 20/1, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay Sở đang thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án...
Những kịch bản của bất động sản (BĐS) năm 2023 vẫn khá “rụt rè” cho dù nhiều người có niềm tin vào sự phục hồi của thị trường địa ốc năm Quý Mão.
Nguồn cung tương lai của phân khúc căn hộ và biệt thự/nhà phố dự báo sẽ tiếp tục thu hẹp do khó khăn về vốn, pháp lý.
Thị trường bất động sản “thấm đòn” kiểm soát tín dụng, lãi suất tăng cao và thanh khoản sụt giảm. Theo đó, nhiều nhà đầu tư đang rơi vào cảnh khó khăn...